Một châu Âu hiện đại đang đứng trước nguy cơ quay trở lại thời kỳ trung cổ khi cuộc khủng hoảng nhập cư và những mối đe dọa khủng bố chưa có dấu hiệu dịu đi.
Ông Kaplan cũng nói thêm rằng chính sự cứng rắn của Nga cũng là một yếu tố đóng góp thêm vào “bức tranh rạn nứt” ở châu Âu.
“Giờ đây khi châu Âu đang phải gánh chịu hết cơn gió này đến cơn gió khác từ bên trong và cả bên ngoài, dường như lịch sử đang lặp lại”, ông Kaplan nói.
Theo ông, châu Âu đang phải đối mặt với một nghịch lý lịch sử không mấy dễ chịu. Trong suốt những thập kỷ yên ả qua, lục địa văn minh đã thành công trong việc tạo dựng “hệ thống nhân quyền lý tưởng” nhất toàn cầu.
Nhưng ngày nay hiện trạng này lại còn phụ thuộc vào tình hình ở Trung Đông, cụ thể là các chế độ như Saddam Hussein ở Iraq, Bashar al Assad ở Syria hay Muammar Gaddafi ở Libya.
Một yếu tố quan trọng khác là vai trò địa chính trị của Nga, đã trở thành một người chơi chiến lược trên thế giới.
Ông Kaplan cho rằng, sau cuộc Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã bị chia rẽ thành hai phần, các quốc gia Đông Âu tìm kiếm mối quan hệ thân thiết với Mỹ bởi lo ngại đe dọa từ Nga, trong khi đó các nước Tây Âu do bất an trước dòng người di cư và mối đe dọa khủng bố, lại hy vọng làm đồng minh với Moscow.
Ông Kaplan kết luận, “kỷ nguyên của một châu Âu ổn định, nhàm chán và có thể dự đoán được đã chấm dứt”, thay vào đó tấm bản đồ của châu lục này một lần nữa trở về như thời trung cổ, dù đó không phải vấn đề đường biên giới nhưng ít nhất là về vị thế chính trị và đồng minh.