Bầu cử Đức: Merkel thất thế, cực hữu lên ngôi?

Đức Dũng |

Trong bối cảnh đang chịu nhiều chỉ trích vì những chính sách đang áp dụng đối với người nhập cư, tương lai chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ phụ thuộc không ít vào kết quả các cuộc bầu cử vào nghị viện 3 khu vực chính của Đức ngày 13/3 tới.

Trong bối cảnh đang chịu nhiều chỉ trích vì những chính sách đang áp dụng đối với người nhập cư, tương lai chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ phụ thuộc không ít vào kết quả các cuộc bầu cử vào nghị viện 3 khu vực chính của Đức sẽ được tổ chức vào ngày 13/3 tới đây.

Uy tín của Thủ tướng Merkel giảm mạnh

Hiện nay, Đức đang được điều hành bởi “đại liên minh cầm quyền” được hình thành từ sự hợp tác của ba đảng phái hàng đầu nước Đức là đảng Liên minh Dân chủ - Thiên chúa giáo (CDU), Liên minh Xã hội - Thiên chúa giáo (CSU) và đảng Dân chủ - Xã hội Đức (SPD).

Sau khi liên kết với nhau, liên minh này đã chiếm đa số ghế trong Quốc hội Đức với 503/630 ghế.

Trong suốt giai đoạn cầm quyền vừa qua, mặc dù trong nội bộ liên minh này đôi khi vẫn xảy ra những bất đồng, tranh cãi về cách điều hành đất nước xung quanh việc ban hành chính sách nào đó (trong đó có vấn đề mối quan hệ với Nga.

SDP và SDU không chia sẻ quan điểm của Thủ tướng Merkel về cô lập Nga) nhưng về cơ bản, liên minh này đã điều hành nước Đức khá hiệu quả kể từ năm 2005.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhập cư nổ ra khiến mâu thuẫn của đại liên minh này trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngày càng nhiều chính trị gia nổi tiếng trong liên minh công khai phản đối, sau đó là chỉ trích chính sách đối với người nhập cư do Thủ tướng Merkel ban hành

Những người phản đối chính sách nhập cư của bà Merkel trong Chính phủ Đức có thể kể đến là Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere, Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeble.

Mặc dù là các thành viên trong nội các Chính phủ của bà Merkel nhưng đây là hai bộ trưởng phản đối mạnh mẽ nhất chính sách nhập cư của Thủ tướng Đức.

Mở cửa nhập cư - một trong những nguyên nhân khiến uy tín của Thủ tướng Đức giảm mạnh.
Mở cửa nhập cư - một trong những nguyên nhân khiến uy tín của Thủ tướng Đức giảm mạnh.

Hai nhân vật này đã không ít lần ra mặt chỉ trích chính sách này của bà Merkel, cũng như thực hiện các biện pháp để hạn chế dòng người nhập cư vào Đức.

Những mâu thuẫn trong nội bộ liên minh cầm quyền khiến liên minh này có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử vào nghị viện địa phương ở ba khu vực liên bang của Đức là Baden - Württemberg, Rhineland - Palatinate and Saxony-Anhalt (sẽ được tổ chức ngày 13/3 tới đây).

Các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước bầu cử cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 2 trong số 3 đảng trong đại liên minh cầm quyền Đức sẽ không thể thu thập đủ số phiếu ủng hộ để có thể tiếp tục có mặt trong liên minh cầm quyền.

Đây sẽ là mối nguy hại không nhỏ đối với liên minh này vì các cuộc bầu cử ngày 13/3 được coi là “tập dượt” quan trọng nhất cho các cuộc bầu cử Quốc hội Đức năm 2017. Và để đến được bầu cử 2017, đại liên minh cầm quyền sẽ phải vượt qua bầu cử tháng 3 tới.

“Điều nghịch cảnh” đối với bà Merkel là ở chỗ ngay cả khi đại liên minh nói chung và đảng CDU giành chiến thắng trong bầu cử 13/3 thì sức ép đối với bà Merkel cũng sẽ không hề suy giảm.

Những chiến dịch vận động tranh cử đã cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của người Đức đối với liên minh cầm quyền và những quyết định đầy tranh cãi của bà Merkel.

Cử tri Đức đang dần mất kiên nhẫn đối với chính sách thông thoáng của bà Merkel trong vấn đề người nhập cư (chỉ trong năm 2015 Đức đã tiếp nhận 1,1 triệu người nhập cư.

Trước đây, các ứng cử viên đại liên minh thường sử dụng uy tín, hình ảnh của bà Merkel để vận động tranh cử thì hiện tình hình đã thay đối đáng kể.

Ứng cử viên Julia Klöckner thuộc CDU ra tranh cử và có nhiều khả năng giành chiến thắng vào vị trí người đứng đầu khu vực liên bang Rhineland-Palatinate cũng đang không muốn đề cập gì đến những chính sách của bà Merkel.

Các ứng cử viên tranh cử vào 2 khu vực liên bang còn lại còn công khai phản đối chính sách của bà Merkel, thay vào đó là lựa chọn chính sách như Bỉ đang áp dụng: Hạn chế dòng người nhập cư và thắt chặt kiểm soát biên giới.

Với những chính sách riêng, các ứng cử viên này lại đang nhận được sự ủng hộ đáng kể của cử tri. Trong khi đó, Julia Klöckner đang được coi là người kế nhiệm sáng giá cho bà Merkel trên cương vị Thủ tướng Đức.

Thủ tướng Đức -Merkel
Thủ tướng Đức -Merkel

Tư tưởng cực hữu sẽ lên ngôi?

Một sự kiện đặc biệt có thể xảy ra trong cuộc bầu cử ngày 13/3 tới là cuộc bầu cử này có thể sẽ là giai đoạn “phục hưng” của tư tưởng cực hữu Đức.

Hiện nay, đảng “Sự thay đổi cho nước Đức” (AfD) được thành lập năm 2013 trên cơ sở tư tưởng cực hữu đang dần gây dựng được sự ủng hộ của cử tri Đức khi lên án chỉ trích mạnh mẽ chính sách nhập cử của bà Merkel.

Ứng cử viên Thomas Thiel Hans Schneider thuộc AfD tranh cử vào chức vụ người đứng đầu khu vực Saxony-Anhalt lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ bà Merkel và CDU: “CDU dưới sự lãnh đạo của bà Merkel đang làm tất cả những gì có thể để người nhập cư tràn vào Đức”.

Những chỉ trích kiểu này đang khiến uy tín của AfD được củng cố. Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội mới nhất, AfD đã nhận được sự ủng hộ của 10% cử tri Đức và nhiều khả năng sẽ có ghế trong Quốc hội Đức năm 2017.

Những gì đang diễn ra với AfD cho thấy tâm trạng cựu hữu đang gia tăng ở Đức. Trong năm 2015, Đức xảy ra 13.846 vụ phạm tội có liên quan đến các phần tử cực hữu, tăng 30% so với năm 2014.

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc tư tưởng cực hữu bị cấm đoán lại đang nhận được sự ủng hộ của cử tri cho thấy, cử tri Đức đang thực sự chán nản đối với những chính sách nhập cư của Thủ tướng Đức Merkel và những mâu thuẫn trong nội bộ liên minh.

AfD đang tận dụng những bức xúc của cử tri để lôi kéo sự ủng hộ của họ và nếu như liên minh cầm quyền không sớm giải quyết được các vấn đề này, cử tri Đức sẽ ủng hộ cho AfD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại