Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học "sống hoặc chết" mà đại bàng mẹ dạy con

Hoa Hướng Dương |

Bài học đầu tiên và duy nhất nhưng sẽ theo đại bàng con suốt cuộc đời.

Chúa tể bầu trời và bài học cuộc sống

Đại bàng là loài chim thống lĩnh bầu trời ngày nay, không phải tự nhiên mà chúng lại có được cái uy quyền to lớn ấy. Chúng bay ở độ cao mà các loài chim khác gần như không chạm tới hay làm tổ ở những vách núi cheo leo, đỉnh thân cây lớn.

Đại bàng có lẽ cũng là loài chim duy nhất thích những cơn bão, khi mà các loài chim khác tìm nơi trú ẩn thì chúng vui mừng bay lượn trên những cơn bão như thách thức sức mạnh và sự bền bỉ của đôi cánh, giúp nó mạnh mẽ hơn.

Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học sống hoặc chết mà đại bàng mẹ dạy con - Ảnh 1.

Bài học từ vua bầu trời. Ảnh Internet.

"Chim sẻ làm sao hiểu được cái chí của đại bàng", chính vì hoài bão lớn, tầm nhìn rộng đã giúp loài chim này trở nên khác biệt và truyền cảm hứng cho nhiều người bằng những bài học thiết thực.

Bài học đầu tiên và cuối cuối cùng mà chim Đại Bàng bố mẹ dạy con

Hãy xem bài học đầu tiên mà chim bố mẹ dạy cho chim non trước khi biết bay là như thế nào nhé!

Đại Bàng bố mẹ thường làm tổ ở những vị trí rất cao như ngọn cây cao hay vách đá, điều này giúp chúng đảm bảo an toàn cho chim non chứ không phải là một quyết định mạo hiểm.

Khi Đại Bàng con tập bay (khoảng 10 đến 13 tháng tuổi), chúng sẽ được học bài học mà có lẽ sẽ theo chúng suốt cuộc đời, giúp chúng thành những con Đại bàng dũng mãnh sải cánh trên bầu trời bao la.

Cách dạy con của Đại Bàng có thể hơi tàn nhẫn và thô bạo, độc ác nhưng chính nhờ cách làm này Đại Bàng con có thể tự tin trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

Xem video:

Cú hích của Đại Bàng mẹ.

Đại Bàng mẹ sẽ hất con non ra khỏi tổ và để chúng rơi từ độ cao chóng mặt ngay trong lần tập bay đầu tiên, điều này thật tàn nhẫn khi không cho Đại Bàng con cơ hội tập luyện.

Quay vào tổ ư? Đại Bàng mẹ đã vứt bỏ lớp lót mềm êm ấm để lộ ra phần gai nhọn phía dưới, chúng sẽ khiến Đại Bàng con bị đâm chảy máu nếu quay đầu. Như vậy chúng chỉ có một con đường sống, vỗ cánh bay nhằm tiếp đất an toàn.

Tất nhiên Đại Bàng con sẽ cảm thấy sợ hãi, chới với và cố gắng đập đôi cánh yếu ớt của mình. Ranh giới giữa sự sống và cái chết không cho phép chúng suy nghĩ hay chọn lựa nhiều mà chỉ làm theo bản năng.

Nhưng khi Đại Bàng con quá hoảng sợ, bà mẹ này cũng không nhẫn tâm để mặc chúng như vậy! Đại Bàng mẹ sẽ cắp chúng trở lại tổ nhưng như vậy cũng không có nghĩa là kết thúc bài học.

Ngày hôm sau chúng sẽ tiếp tục theo cách này đến khi có thể bình tĩnh tự vỗ cánh bay. Ngày qua ngày, Đại Bàng bố mẽ kiên nhẫn chờ đợi sự trưởng thành từ con mình, chờ đợi giây phút chúng có thể vỗ cánh bay trên bầu trời.

Theo ngày tháng, cơ bắp được tập luyện, tinh thần vững vàng hơn, Đại Bàng con đã có thể bay dù chưa thuần thục, để lại dưới chân là cả những loài chim và động vật khác đang ngước nhìn đôi cánh của chúng chao lượn trên bầu trời rộng lớn.

Khi Đại Bàng con hoàn thành bài học này, đó cũng là bài học đầu tiên và duy nhất mà bố mẹ để lại cho chúng. Vì ngay sau đó, chúng sẽ lại nhẫn tâm bỏ mặc con mình, để chúng có thể tự lập và bắt đầu một cuộc sống không còn phụ thuộc bố mẹ.

Bài học cuộc sống từ bài học bay của Đại Bàng con

Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học sống hoặc chết mà đại bàng mẹ dạy con - Ảnh 3.

Không phải tự nhiên Đại Bàng lại có thể làm chúa tể bầu trời! Ảnh Internet.

Để có thể thống lĩnh bầu trời, Đại Bàng phải có ý chí vượt trội và sức mạnh phi thường không loài nào có được, nhưng đó là những thứ chúng phải tự mình trau dồi tập luyện chứ không phải khi sinh ra đã có.

Đại Bàng con ngay lần đầu tập bay cũng cố gắng quay lại tổ ấm, nới an toàn với mình hay hoảng sợ kêu lên khi rơi từ độ cao chóng mặt.

Chúng không có gì ngoài bản năng và đôi cánh yếu ớt. Thế nhưng tin vào bản năng cũng như tin vào chính bản thân mình, vào khả năng tiềm ẩn bên trong Đại Bàng con đã làm được điều mà không phải loài chim nào cũng có thể thực hiện.

Ngoài ra, phải kể đến công ơn của ông bố bà mẹ khá nhẫn tâm và lạnh lùng, nhưng ẩn sâu là tình yêu con cái mãnh liệt, muốn giúp chúng thành những chú chim trưởng thành và mạnh mẽ để có thể đương đầu khó khăn.

Cuộc sống đôi khi cần một "cú hích", như cú hích của chim Đại Bàng mẹ dành cho con mình vậy.

Hai tác giả Richard H. Thaler, được xem là cha đẻ của kinh tế học hành vi, và Cass R. Sunstein, giáo sư hàng đầu về luật học tại trường Luật thuộc Đại học Chicago, Mỹ đã viết nên cuốn sách "cú hích" mà theo đó mỗi người trong cuộc sống cần một cú hích như vậy.

Daniel Kahneman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2002, nhận xét rằng:

"Bên trong quyển sách này là viên ngọc sáng nhất của kinh tế học hành vi.

Đây là cuốn sách phải đọc đối với những ai muốn nhìn thấy trí tuệ con người và xã hội của chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn và làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn".

Cú hích sẽ giúp chúng ta tạo nên động lực để làm những điều phi thường, tạo nên sự khác biệt. Ngoài ra, nếu thật sự yêu quí người khác, chúng ta lại phải trao cho họ những "cú hích" như Đại Bàng bố mẹ vậy, có thể tàn nhẫn những thật sự cần thiết.

Để đạt được những điều bạn chưa từng có, hãy dám thực hiện những điều bạn chưa từng làm.

Đại Bàng con nếu chỉ quẩn quanh trong tổ, nơi mà chúng cảm thấy an toàn thì sẽ chẳng bao giờ có được những trải nghiệm như vậy. Chúng sẽ bị chết đói vì bố mẹ sẽ bỏ mặc chúng khi đôi cánh đã cứng cáp.

Chúng sẽ chẳng có biết được mình thật sự là ai và có thể làm được những gì cũng như sẽ có được những gì, là khả năng bay lượn phi thường, là sức mạnh của đôi cánh, móng vuốt và những con mồi hấp dẫn khi tìm tới không gian mới.

Bài học đầu tiên và duy nhất này sẽ theo Đại Bàng con suốt cuộc đời và giúp chúng trở thành những chú Đại Bàng mạnh mẽ, ngạo nghễ nhìn các sinh vật khác từ trên cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại