"Vũ khí trả thù" nổi tiếng nhất của Đức quốc xã

Tuấn Trung |

V-Waffen (viết tắt của từ tiếng Đức Vergeltungswaffen, tức Vũ khí trả thù) là tên gọi chung của tên lửa hành trình Fieseler Fi 103 (V1), tên lửa đạn đạo A4 (V2) và pháo tầm xa V3 được chế tạo vào thời kỳ cuối Chiến tranh thế giới II.

Tên gọi của các loại vũ khí này đã thể hiện rõ mục đích của chúng: người Đức không sử dụng V-Waffen để tấn công các mục tiêu quân sự mà dùng để tận diệt tất cả những đối tượng được cho là kẻ thù trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả dân thường.

Nổi tiếng nhất trong nhóm vũ khí trả thù của Đức quốc xã là Fieseler Fi 103 (hay còn gọi là V1) - tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ chủ chốt của V1 là động cơ phản lực Pulse-jet do hãng Argus chế tạo, đây là loại động cơ đặc biệt đơn giản, có thể sản xuất hàng loạt với chi phí thấp nhưng lại cung cấp một lực đẩy lớn so với trọng lượng bản thân, điều này cho phép V1 bay với tốc độ cao hơn hầu hết máy bay chiến đấu dùng động cơ cánh quạt vào thời điểm lúc bấy giờ.

Thiết kế khung thân của V1 cũng hết sức đơn giản, cho phép sản xuất số lượng lớn chỉ với các lao động khổ sai có trình độ thấp trong các trại tập trung khổng lồ của Đức quốc xã. Vật liệu chế tạo không dùng bất cứ hợp kim đắt tiền nào mà chủ yếu là thép cán rẻ tiền, điều này khiến khung thân nặng hơn nhưng chấp nhận được đối với nhiệm vụ một chiều của nó.

Hệ thống dẫn đường đơn giản gồm la bàn từ tính và bộ đo hoảng cách thông qua việc đếm số vòng quay của một chong chóng nhỏ trên mũi tên lửa khiến sai số mục tiêu rất lớn, tuy nhiên đây là hạn chế kỹ thuật chung của thời kỳ này. Đầu nổ lớn trên 800 kg của V1 khiến nó có sức tàn phá rất khủng khiếp đối với các khu dân cư bị đánh trúng.

Tên lửa hành trình V1 trong pha tấn công

Tốc độ cao khiến V1 bay nhanh hơn phần lớn máy bay chiến đấu của đối phương, thêm vào đó đầu nổ quá lớn của nó khiến các phi công Anh phải hết sức cẩn thận nếu không muốn làm kích nổ đầu đạn này khi bắn hạ V1, bởi họ sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tức khắc do bán kính sát thương của đầu đạn 800 kg là rất rộng.

Độ cao trong suốt quá trình bay của V1 không đổi do kỹ thuật thời này chưa cho phép thiết lập hệ dẫn đường bay bám địa hình nhưng là vừa đủ để trên tầm với các loại súng phòng không cỡ nhỏ nhưng lại quá thấp để các loại pháo phòng không cỡ lớn phát huy hiệu quả.

Dưới đây là một thước phim hiếm về hoạt động tác chiến phòng không chống tên lửa hành trình V1 của quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới II.

Tên lửa hành trình Fieseler Fi 103 hay V1 Buzz Bomb

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại