Báo này cho biết tên lửa “được chọn lựa ngẫu nhiên từ dây chuyền sản phẩm”. Đây không phải là lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa đạn đạo Prithvi-II, có tầm xa từ 240 đến 320 km.
Mặc dù tên lửa đã được đưa vào sử dụng vào năm 2003, Prithvi-II đã từng gặp nhiều sự cố khi tên lửa từng không thể bắn trúng mục tiêu mặc dù nó đạt được độ cao và bay được quãng đường đã đề ra.
Tên lửa Prithvi của Ấn Độ trong một buổi lễ diễu binh.
Việc quân đội Ấn Độ đã phóng thành công một quả tên lửa Prithvi-II ngẫu nhiên từ dàn phóng di động cho thấy nước này đã có trong tay một loại khí tài chế tạo trong nước, đủ tin cậy để bắn đầu đạn hạt nhân.
Đồng thời nó cũng chứng tỏ Ấn Độ có thể sản xuất một loại tên lửa đạn đạo đủ sức công kích gần như tất cả các thành phố lớn ở Pakistan từ lãnh thổ của mình.
Với Ấn Độ, một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không phải là thành viên của Hiệp ước Không phổ biến (NPT), đây là một sự kiện đáng chú ý.
Mặc dù Ấn Độ đã từng hiệp ước hợp tác hạt nhân với Mỹ vào năm 2008, việc New Delhi phát triển vũ khí hạt nhân khi không thuộc NPT cho thấy nhiều khả năng tên lửa này hoàn toàn do họ chế tạo mà không có sự trợ giúp của nước ngoài.
Trong khi Pakistan được Trung Quốc hỗ trợ phát triển tên lửa đạn đạo, đồng thời cung cấp các loại tên lửa có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân cùng nhiều công nghệ kỹ thuật hiện đại, Mỹ từng khuyến cáo Ấn Độ không chế tạo tên lửa lớp Prithvi trong suốt những năm 1990.
Việc thử nghiệm tên lửa Prithvi-II cũng làm dấy lên căng thẳng trong khu vực Nam Á. Một mặt, Ấn Độ đang tìm cách có được một vị thế uy tín trên trường quốc tế và tên lửa hạt nhân sẽ khiến những nỗ lực trên bị ảnh hưởng.
Không chỉ có vậy, Ấn Độ cũng đang chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân để đề phòng nước láng giềng Pakistan.
Pakistan cũng tỏ ra quyết tâm đẩy mạnh chế tạo loại vũ khí này, khi mới đây họ đang thúc đẩy chế tạo đầu đạn và thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa, có tầm xa đủ để công kích bất kỳ phần lãnh thổ nào của Ấn Độ.
Những phát triển trong chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan cho thấy căng thẳng giữa hai nước đang dần leo thang trở lại.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…