Những vũ khí và kế hoạch áp sát Nga của NATO

Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, mối quan hệ Nga-NATO trở nên căng thẳng nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh và NATO có những kế hoạch lớn áp sát Nga.


Theo số liệu do mạng Sina thống kê, trong năm 2015 Mỹ và các nước đồng minh trong khối quân sự NATO liên tục đổ vũ khí tối tân về các nước Đông Âu với lý do tham gia tập trận phòng thủ chung.

Theo số liệu do mạng Sina thống kê, trong năm 2015 Mỹ và các nước đồng minh trong khối quân sự NATO liên tục đổ vũ khí tối tân về các nước Đông Âu với lý do tham gia tập trận phòng thủ chung.


Những vũ khí được phương Tây sử dụng nhiều nhất gồm có trực thăng tấn công Apache AH-64D, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A5, xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25, cường kích A-10, tiêm kích tàng hình F-22 đến Baltic...

Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch triển khai tên lửa hành trình trên bộ đến Đông Âu và kế hoạch đưa bom hạt nhân B61-12 đến Đức.

Những vũ khí được phương Tây sử dụng nhiều nhất gồm có trực thăng tấn công Apache AH-64D, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A5, xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25, cường kích A-10, tiêm kích tàng hình F-22 đến Baltic...

Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch triển khai tên lửa hành trình trên bộ đến Đông Âu và kế hoạch đưa bom hạt nhân B61-12 đến Đức.


Cùng với dàn vũ khí và những cuộc tập trận là những kế hoạch cực lớn của NATO, trong đó có kế hoạch đưa 4 vạn quân đến Đông Âu.

Tổng thư kí NATO Stoltenberg cho biết, NATO sẽ mở rộng quy mô lực lượng phản ứng nhanh gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu.

Cùng với dàn vũ khí và những cuộc tập trận là những kế hoạch cực lớn của NATO, trong đó có kế hoạch đưa 4 vạn quân đến Đông Âu.

Tổng thư kí NATO Stoltenberg cho biết, NATO sẽ mở rộng quy mô lực lượng phản ứng nhanh gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu.


Theo vị Tổng thư kí NATO, lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu có thể mở rộng quy mô lên đến 40.000 quân, gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu (được đề ra vào tháng 9/2014) và gấp 3 lần số lượng quân hiện có của lực lượng này.

Theo vị Tổng thư kí NATO, lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu có thể mở rộng quy mô lên đến 40.000 quân, gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu (được đề ra vào tháng 9/2014) và gấp 3 lần số lượng quân hiện có của lực lượng này.


Ông Jens Stoltenberg tuyên bố: Các bộ trưởng quốc phòng của NATO quyết định sẽ tăng cường sức mạnh và khả năng của lực lượng phản ứng nhanh từ 13.000 quân hiện tại lên 30.000 hoặc 40.000 binh sĩ”.

Quyết định này đã được chính thức đưa ra trong phiên họp của bộ trưởng quốc phòng các nước NATO diễn ra vào ngày 24 và 25/6/2015 tại Brussels, Bỉ.

Ông Jens Stoltenberg tuyên bố: "Các bộ trưởng quốc phòng của NATO quyết định sẽ tăng cường sức mạnh và khả năng của lực lượng phản ứng nhanh từ 13.000 quân hiện tại lên 30.000 hoặc 40.000 binh sĩ”.

Quyết định này đã được chính thức đưa ra trong phiên họp của bộ trưởng quốc phòng các nước NATO diễn ra vào ngày 24 và 25/6/2015 tại Brussels, Bỉ.


Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg tiết lộ, các binh lính này được điều đến 6 khu chỉ huy tại Bulgari, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania, cũng như bao gồm đầy đủ đơn vị quân đội từ lực lương đặc nhiệm, đội phản ứng nhanh, lính bộ binh, lính thuỷ đánh bộ và lính hải quân.

Đứng đầu lực lượng phản ứng nhanh là một đội quân “mũi nhọn” khác bao gồm khoảng 4.000 người, sẵn sàng triển khai trong vòng 48 giờ sau khi nhận được lệnh xuất kích.

Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg tiết lộ, các binh lính này được điều đến 6 khu chỉ huy tại Bulgari, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania, cũng như bao gồm đầy đủ đơn vị quân đội từ lực lương đặc nhiệm, đội phản ứng nhanh, lính bộ binh, lính thuỷ đánh bộ và lính hải quân.

Đứng đầu lực lượng phản ứng nhanh là một đội quân “mũi nhọn” khác bao gồm khoảng 4.000 người, sẵn sàng triển khai trong vòng 48 giờ sau khi nhận được lệnh xuất kích.


Được biết, lực lượng này đã tổ chức cuộc tập trận đầu tiên có tên Noble Jump ở Ba Lan.

Các kế hoạch của NATO được ông Stoltenberg gọi là “sự củng cố sức mạnh lớn nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh lạnh” và được thực hiện để đối phó cái mà khối đồng minh cho là “cách hành xử hung hăng từ Nga”.

Được biết, lực lượng này đã tổ chức cuộc tập trận đầu tiên có tên Noble Jump ở Ba Lan.

Các kế hoạch của NATO được ông Stoltenberg gọi là “sự củng cố sức mạnh lớn nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh lạnh” và được thực hiện để đối phó cái mà khối đồng minh cho là “cách hành xử hung hăng từ Nga”.


Việc NATO bất ngờ quyết định tăng quân gấp 10 lần cho thấy chính sách của khối này đối với Nga đã thay đổi lớn từ tháng 9/2014 đến nay.

Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2014, khi NATO quyết định thành lập lực lượng phản ứng nhanh chỉ có lực lượng gồm 4.000 quân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số quân đã được khối này tăng lên gấp 10 lần.

Việc NATO bất ngờ quyết định tăng quân gấp 10 lần cho thấy chính sách của khối này đối với Nga đã thay đổi lớn từ tháng 9/2014 đến nay.

Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2014, khi NATO quyết định thành lập lực lượng phản ứng nhanh chỉ có lực lượng gồm 4.000 quân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số quân đã được khối này tăng lên gấp 10 lần.


Không chỉ khiến Nga choáng váng với việc tăng gấp 10 lần quân số áp sát biên giới Nga, để hỗ trợ cho lực lượng này hoạt động hiệu quả, Mỹ vừa đưa ra cam kết sẽ chuyển vũ khí tối tân cho lực lượng phản ứng nhanh NATO.

Không chỉ khiến Nga "choáng váng" với việc tăng gấp 10 lần quân số áp sát biên giới Nga, để hỗ trợ cho lực lượng này hoạt động hiệu quả, Mỹ vừa đưa ra cam kết sẽ chuyển vũ khí tối tân cho lực lượng phản ứng nhanh NATO.


Reuters dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 22/6 cho biết, Mỹ sẽ điều động các binh sĩ đặc nhiệm cùng trang thiết bị tình báo và quân sự hiện đại cho lực lượng phản ứng nhanh NATO nhằm ngăn chặn mối đe dọa an ninh từ Nga.

Reuters dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 22/6 cho biết, Mỹ sẽ điều động các binh sĩ đặc nhiệm cùng trang thiết bị tình báo và quân sự hiện đại cho lực lượng phản ứng nhanh NATO nhằm ngăn chặn mối đe dọa an ninh từ Nga.


“Chúng ta không mong muốn một cuộc chiến tranh lạnh hay nóng với Nga. Chúng ta không muốn biến Nga trở thành kẻ thù. Nhưng chúng ta sẽ phòng thủ cho các đồng minh theo quy định của luật pháp quốc tế”, ông Carter phát biểu tại Berlin trong chuyến thăm Đức.

“Chúng ta không mong muốn một cuộc chiến tranh lạnh hay nóng với Nga. Chúng ta không muốn biến Nga trở thành kẻ thù. Nhưng chúng ta sẽ phòng thủ cho các đồng minh theo quy định của luật pháp quốc tế”, ông Carter phát biểu tại Berlin trong chuyến thăm Đức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại