Lầu Năm Góc là bạn hàng lớn nhất của những công nghệ vũ khí “Làm từ Hoa Kỳ”.
Mặc dù điều này sẽ làm các công ty Mỹ vui lòng, các Giám đốc Điều hành của các công ty quốc phòng đã cảnh báo rằng chính sách bao bọc này theo thời gian sẽ phản tác dụng khi nó cản trở những đổi mới và khiến công ty Mỹ trở nên ít cạnh tranh hơn trên thị trường vũ khí thế giới biến động.
Theo ông William J.Lynn, cựu Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, hiện là Giám đốc Điều hành của công ty hàng không và quốc phòng Finmeccanica North America cho biết, nền công nghiệp quốc phòng Mỹ đang phải chiến đấu vì tương lai của nó và chính phủ thì không làm gì cả.
Ông nói rằng, nền công nghiệp Mỹ đang nhỏ dần và nhiều công nghệ mà Lầu Năm Góc muốn hiện không có trong nước.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng liên tục coi thường những sản phẩm nước ngoài, và điều này cản trở sự thâm nhập của công ty Mỹ vào các thị trường nước ngoài. “Chúng ta cần một sự thay đổi”, ông Lynn nói trong một buổi phỏng vấn.
Ông Lynn cũng bày tỏ rằng, ngày nay hệ thống công nghiệp quân sự bao gồm một nhóm các công ty lớn đang phải đối mặt với việc giảm sút chi tiêu của Lầu Năm Góc, ít đầu tư vào những công nghệ mới và ngày càng phụ thuộc vào thị trường thế giới để đổi mới.
Một thị trường mở hơn sẽ có lợi cho Lầu Năm Góc bằng cách thúc đẩy cạnh tranh và sẽ giúp các công ty của Mỹ dễ dàng tiếp cận nguồn cung quốc tế hơn.
“Chúng ta cần các nguồn cung từ nước ngoài. Quy tắc xuất khẩu của chúng ta khiến việc này khó khăn hơn.
Cách chúng ta ứng xử với nước ngoài lại làm cho vấn đề thêm phức tạp. Thị trường nội địa đã thu nhỏ lại đến mức nếu anh muốn cạnh tranh, anh phải nhìn ra thế giới. Bộ Quốc phòng cần phải thay đổi”.
Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Trong một bài báo gần đây, Lynn đã khẳng định rằng nền công nghiệp quân sự quốc phòng sẽ được lợi từ việc toàn cầu hóa.
Ông cho biết, mặc dù quân đội Mỹ chiến đấu bên cạnh các đồng minh trên chiến trường, nhưng Bộ Quốc phòng “vẫn thường bỏ qua những công nghệ và sản phẩm được làm ở nước ngoài, đôi lúc điều này dẫn đến sự lãng phí tiền thuế của người dân”.
Ví dụ, trong những năm 1990, Lầu Năm Góc đã tìm cách phát triển một hệ thống pháo mới có tên là Crusader, thay vì sử dụng một thiết kế của Đức phù hợp với phần lớn yêu cầu của Mỹ.
Bộ Quốc phòng cuối cùng đã hủy bỏ chương trình vào năm 2002 khi chi phí đã vượt mức kiểm soát, “lãng phí 2 tỉ USD và khiến Quân đội Mỹ phụ thuộc vào các tính năng nâng cấp đối với các mẫu pháo đã cũ”.
Theo ông Lynn, Hoa Kỳ đã “không còn là nguồn của mọi sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ quân sự nữa, và thực tế việc đưa vào những công ty nước ngoài vào sẽ giúp phân chia gánh nặng chi phí phát triển, điều này có thể thấy được từ dự án F-35”.
Mặc dù Lầu Năm Góc thường không muốn tiến hành thỏa thuận chia sẻ công nghệ với nước ngoài, các nhà thầu quốc phòng Mỹ coi chúng là điều cần thiết để phát triển kinh doanh.
Theo ông Thomas A. Kennedy, chủ tịch và giám đốc điều hành công ty Raytheon, những dự án đồng phát triển giúp các công ty bớt đi những khoản tiền Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D).
Trong một cuộc nói chuyện tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan tháng trước, ông Kennedy nói, việc Lầu Năm Góc yêu cầu các công ty đẩy mạnh đầu tư R&D vào thời điểm ngân sách quốc phòng cắt giảm hiện tại là không thực tế.
Lầu Năm Góc “đang bị sự cô lập kìm hãm”, khiến những quyết định chi tiêu phải ngừng lại và nền công nghiệp không có nhiều động lực để đầu tư.
Chia sẽ chương trình R&D cho các đối tác nước ngoài là điều mà Lầu Năm Góc nên làm. “Chúng ta có xu hướng tự làm một mình”, ông Kennedy nói.
Raytheon đang đi tìm đối tác sẽ giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, cụ thể là một loại tên lửa chống hạm cho Hải quân được 13 nước hỗ trợ kinh phí và hệ thống tên lửa Patriot, hiện đã được nâng cấp với nguồn tài trợ từ những bên mua từ Trung Đông.
Doanh thu quân sự nước ngoài không chỉ nằm ở việc bán, mà còn ở việc chia sẻ chi phí và đầu tư, ông Kennedy cho biết.
Cựu chủ tịch và Giám đốc điều hành Tập đoàn Lockheed Martin, ông Robert J. Stevens cho biết, luật xuất khẩu của Mỹ đã ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập. Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới muốn hợp tác với các công ty Mỹ đều biết sự bảo vệ thái quá của chính phủ Mỹ.
“Việc chỉ có một thị trường mở và không đáp lại nhu cầu mở thêm nhiều thị trường mới là vấn đề lớn”, Steven nói trong một hội nghị của ngành công nghiệp ở Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Ông cho biết: “Chúng ta đã thấy quy luật phát triển toàn cầu của thị trường, còn công nghệ đã trở nên đại chúng hơn. Cụm từ dở nhất mà tôi từng nghe đó là “Mua hàng Mỹ”.
Nếu áp đặt điều đó, toàn bộ chương trình của chúng ta sẽ dừng lại. Chúng ta không còn tầm ảnh hưởng trong nền công nghiệp Mỹ nữa… Tôi không tin chúng ta có khả năng phát triển một mình”.
Nếu nhà thầu của Lầu Năm Góc chỉ tích hợp công nghệ của Mỹ, “thì tôi không tin được rằng sẽ có công ty đưa ra được sản phẩm vào ngày mai”, Stevens nói.
Stevens đã ở trên vị trí cao nhất của Lockheed Martin khi công ty này giành được hợp đồng vũ khí lớn nhất trong lịch sử, đó là dự án hợp tác sản xuất phi cơ F-35, và phải đi khắp nơi để tìm đối tác quốc tế.
Chương trình này có chuỗi cung ứng trải dài trên khắp thế giới, nhưng đây là một ngoại lệ đối với hệ thống vũ khí của Mỹ.
Ông Stevens tiết lộ: “Lúc đầu Quốc hội đã tỏ ý nghi ngờ nhưng rồi cuối cùng họ đã ủng hộ… Chỉ mới việc thông qua quyền cung ứng từ nước ngoài đã là một cuộc đấu tranh lớn”.
“Lúc đầu chúng tôi không thể nói chuyện được với các đối tác. Chúng tôi cần quyền hạn đặc biệt chỉ để nói chuyện”. Ông nói, mọi thứ bây giờ đã “khá hơn”, “nhưng nếu chúng ta cần một thị trường hơn là một chương trình, chúng ta còn phải làm rất nhiều việc”.
Ông Clayton M. Jones, cựu chủ tịch và giám đốc của công ty Rockwell Collins cho biết:
"Các hãng cung cấp như công ty ông, chuyên chế tạo hệ thống động cơ bay cho Lầu Năm Góc và các khách hàng thương mại đang thiết kế sản phẩm đặc biệt để chúng không vi phạm những luật lệ kiểm soát xuất khẩu quân sự".
Ông nói “Nhiều nước mà chúng tôi trao đồi đều nói rằng họ không mong muốn hợp tác với Mỹ. Chúng ta là một nước khó hợp tác… Những luật lệ xuất khẩu đã gây ra gánh nặng này”.
Khả năng xuất khẩu lớn nhất dành cho các công ty hàng không là những sản phẩm “không tuân theo ITAR”, tức là không phải tuân theo Quy tắc Thương mại Vũ khí Quốc tế của Mỹ. Jones cho biết “Chúng tôi luôn phải tính toán thiết kế để tránh chúng”.
Chính quyền Tổng thống Bush và Obama luôn ủng hộ việc buôn bán vũ khí ra nước ngoài và đẩy mạnh một số cải cách hành chính và quan chức đôi với quá trình cấp phép xuất khẩu. Những năm gần đây, chính phủ đã loại bỏ một vài công nghệ “đa chức năng” khỏi quy tắc ITAR.
Các giám đốc của các công ty nói rằng, những cải cách này là điều nền làm, nhưng cơ quan theo dõi xuất khẩu là Bộ Quốc phòng, Quốc gia và Thương mại vẫn phải tuân theo những bộ luật đã có từ thời Chiến tranh Lạnh nhằm bảo vệ công nghệ của Mỹ khỏi các kẻ địch tiềm tàng.
Theo ông Andrew Hunter, cựu quan chức cung cấp của Lầu Năm Góc, lối suy nghĩ đó vẫn bám lấy các nhà quản lý xuất khẩu.
Ông Hunter, một thành viên và trưởng nhóm giải pháp công nghiệp quốc phòng ở Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết:
“Thách thức lớn nhất đối với nền công nghiệp Mỹ trong việc kiểm soát chuỗi giá trị của thị trường quốc tế dành cho sản phẩm quốc phòng có lẽ là ITAR”.
“Sự phát triển ngày một rộng hơn của nền công nghiệp đã mang lại những cơ hội cho Hoa Kỳ để củng cố quan hệ với các nước đồng minh và đối tác trong các lĩnh vực an ninh chung. Tuy nhiên, những thách thức đáng kể để tận dụng những cơ hội này vẫn còn.” ông Hunter nói thêm.
Theo ông, dĩ nhiên nước nào cũng muốn bảo vệ người lao động trong nước và lợi ích kinh tế, nhưng thông thường ưu điểm của việc hợp tác lớn hơn nhược điểm của chúng.
“Trong khi phần lớn các nước đều phụ thuộc vào sự vững mạnh trong nền công nghiệp để sản xuất một số hoặc tất cả những hệ thống quốc phòng đáng chú ý, thực tế các bộ phận và hệ thống nhỏ của hệ thống đó đều được cung cấp từ nước ngoài.
Điều này là đúng khi công nghệ bắt đầu từ nhu cầu thương mại, và đây là một xu thế của những công nghệ quốc phòng phức tạp nhất”.
Hunter cho biết Lầu Năm Góc nên coi F-35 là hình mẫu để áp dụng vào các chương trình khác.
“Chương trình F-35 lớn đến mức có thể tự vượt qua những vấn đề đó, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ và đối tác của nó có thể nâng mức độ hợp tác lên thành các chương trình đa quốc gia đói với sản phẩm nhỏ hơn hay không”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…