Mỹ nên thiết lập căn cứ oanh tạc cơ tàng hình để “dọa” Trung Quốc?

Anh Tuấn |

Vào tháng 3, Không quân Mỹ đã cử 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với mục đích huấn luyện. Liệu Mỹ có nên thiết lập căn cứ máy bay tàng hình tại đây hay không?

Trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh việc điều động các loại oanh tạc cơ tàng hình đến châu Á là cần thiết.

Máy bay ném bom tàng hinh B-2 của Mỹ.
Máy bay ném bom tàng hinh B-2 của Mỹ.

Hiện tại Mỹ chỉ có tổng cộng 20 máy bay B-2, và do đó việc bố trí loại phi cơ này hoạt động lâu dài ở Châu Á – Thái Bình Dương là không tiện lợi.

Tuy nhiên, Mỹ có một giải pháp khác hiệu quả hơn. Lầu Năm Góc đang muốn mua về khoảng 80 đến 100 chiếc máy bay ném bom tầm xa Northrop Grumman B-21 trong tương lai.

Nếu Mỹ điều B-21 đến Hawaii, Alaska và Úc, chúng vẫn có thể tiếp cận các nước Châu Á – Thái Bình Dương một cách dễ dàng.

Với việc không phải lo sợ tên lửa Trung Quốc tấn công, máy bay cũng sẽ làm nhiệm vụ thường xuyên hơn, đồng thời không cần máy bay tiếp liệu trên không nếu xung đột xảy ra ở Châu Á.

Việc điều động B-21 đến Alaska hay Hawaii sẽ không phải là vấn đề. Cả hai căn cứ Hickam tại Hawaii và Elmendorg AFB ở Alaska hiện đang là nơi hoạt động của các máy bay F-22 và có đủ vật tư cần thiết để bảo dưỡng máy bay tàng hình.

Dù vậy, với sự xuất hiện của máy bay ném bom, không quân Mỹ sẽ phải mở rộng căn cứ để có thể chứa được B-21.

Cùng với các máy bay F-22 và F-35, B-21 sẽ có thể tiến hành các cuộc tập trận phối hợp với nhau, qua đó các phi công sẽ làm quen với các chiến thuật khác nhau và sẽ giúp họ làm nhiệm vụ một cách hiệu quả trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Trong khi đó, việc điều động B-21 đến Úc sẽ có phần phức tạp hơn, bởi Canberra có thể không muốn điều này do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

Tuy nhiên, nếu Úc đồng ý cho máy bay B-21 được hoạt động trên lãnh thổ nước này, Mỹ cũng có thể phối hợp huấn luyện với không quân Úc cũng như các nước đồng minh khác trong khu vực.

Úc có không gian rộng để tiến hành tập trận quân sự và nước này cũng có nhu cầu mua F-35, vì vậy trong tương lai việc bảo dưỡng các phi cơ sẽ rất thuận tiện.

Nói cách khác, trong lúc Bắc Kinh ngày càng lớn mạnh và có những động thái mạnh tay hơn, các căn cứ máy bay ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ bị đe dọa trong trường hợp một cuộc tấn công lớn xảy ra.

Song, với khoảng cách tương đối xa so với Trung Quốc, Úc, Alaska và Hawaii sẽ tránh được tên lửa Trung Quốc, do đó Lầu Năm Góc nên bố trí máy bay ném bom tàng hình tại những khu vực này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại