Mỹ đốt tiền vẫn đánh chặn hụt?

Ngọc Hòa |

Theo tờ Sputnik, dù Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã nhận được khoản ngân sách không hề nhỏ, nhưng hiệu quả đã không đi đôi với ngân sách được nhận.

Mỹ thừa nhận

Nguồn tin dẫn nhận định của Giáo sư danh dự trường Đại học Kỹ thuật Massachusetts Theodore Postol cho rằng, các quan chức Mỹ tiếp tục nhấn mạnh vào việc sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa, mặc dù thiếu sót của nó là điều hiển nhiên.

“Bất kỳ chuyên gia nào về vật lý đại cương cũng sẽ nói với bạn rằng hệ thống này không chỉ không hoạt động, mà sẽ không bao giờ hoạt động. Hệ thống dựa trên nỗ lực phân biệt giữa đầu đạn hạt nhân thực sự của tên lửa đạn đạo với mồi nhử.

Và đây là lỗ hổng chính của hệ thống, nói lên sự bất lực tuyệt đối của các lãnh đạo chính trị Mỹ trong việc đưa ra quyết định hợp lý, không chỉ cho nền an ninh của Mỹ, mà đối với sự ổn định toàn cầu”, ông Postol nhận định đồng thời nói thêm rằng:

“Những nỗ lực bất chấp tất cả để quyết định sử dụng hệ thống này dẫn đến cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga và đang đe dọa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.

Tôi bị nhận nhiều chỉ trích kể cả bị cho là không yêu nước vì tôi dám nghi ngờ tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa”.


Hệ thống phòng thủ trên hạm Aegis của Mỹ.

Hệ thống phòng thủ trên hạm Aegis của Mỹ.

Nga khắc chế

Sự yếu kém của hệ thống phòng thủ Mỹ đã được người Nga nhận ra và Moscow từng nhiều lần tuyên bố họ thừa khả năng đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa này của Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Channel News Asia của Singapore cuối năm 2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nước này có mọi khả năng để khoan thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD - National Missile Defense).

Nga không tham vọng lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng có đủ khả năng cần thiết đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa này. Những loại tên lửa hiện đại hóa của Nga có thừa khả năng bắt bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào phải im tiếng.

RIA Novosti trích lời ông Lavrov nói rằng, Moscow không muốn và sẽ không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang. Nga có đủ các phương tiện kỹ thuật để đáp lại bằng phản ứng “không quá đắt”, trước nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.

Sau khi vấn đề chương trình hạt nhân Iran đã được giải quyết, Mỹ đã tiếp tục nâng cấp mạnh các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền và có kế hoạch triển khai chúng ở quốc gia Đông Âu Ba Lan.

Đồng thời Mỹ cũng nâng cấp mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển (Aegis BMD hay ABMD-Ballistic Missile Defense System).

Aegis (Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment) là bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất, là thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ, thường được triển khai trên các chiến hạm hạng nặng như khu trục hạm và tuần dương hạm.

Vừa qua, Mỹ đã công bố kế hoạch đến năm 2020 sẽ nâng cấp 48 - 49 tàu được trang bị hệ thống Aegis. Đây là một phần trong chương trình hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nâng số lượng lá chắn tên lửa hiện đại lên trên 200 đơn vị.

Ngoài ra, Mỹ còn công khai ý định tăng cường các chiến hạm Aegis đến Biển Đen nhằm đối phó với hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga, đồng thời còn triển khai những cuộc tập trận chung với NATO nhằm tăng cường khả năng phối hợp với đồng minh đánh chặn tên lửa Nga.

Đáp trả lại tuyên bố này, Thủ trưởng Phân ban 4 - Viện Nghiên cứu trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga - Đại tá Oleg Pyshnyi tuyên bố rằng, Nga đủ khả năng đáp trả công cuộc hiện đại hóa 50 tàu chiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

RIA Novosti dẫn nhận định của ông Pyshnyi cho biết, Nga sẽ thi hành những biện pháp kỹ thuật thích hợp chống lại mối đe dọa này và sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho thách thức đặt ra từ Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại