Lộ loại tên lửa chống vệ tinh của tàu ngầm Nga

Chúc Sơn |

Theo RIA Novosti, trong tương lai các tàu ngầm của Hải quân Nga sẽ được trang bị loại vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh.

Thông tin này được Phó tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Victor Bursuc cho biết, công nghệ bắn hạ vệ tinh từ tàu ngầm đã tồn tại, không chỉ các nhà khoa học Nga mà cả ở nước ngoài cũng đang phát triển và đây là một trong những vũ khí tương lai dành cho tàu ngầm.

Hiện nay, tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga có thể bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Ngoài ra, Nga cũng đã thử thành công tên lửa 40N6E dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao trên 100km.

Và theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không mới là loại S-500 có thể bắn hạ mục tiêu ở quỹ đạo gần trái đất và đây sẽ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược.

Trong tương lai, tàu ngầm Nga có thể bắn hạ vệ tinh.
Trong tương lai, tàu ngầm Nga có thể bắn hạ vệ tinh.

Nói về loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm Nga trong tương lai, hồi giữa năm 2015, trang Sputniknews dẫn nguồn tin từ Hải quân nước này tiết lộ, Moscow sẽ phát triển bản phóng ngầm từ nguyên mẫu chương trình tên lửa 79M6 phát triển dành cho tiêm kích đánh chặn MiG-31.

Tuy nhiên, từ đó đến nay Nga vẫn không tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về chương trình tên lửa diệt vệ tinh dành cho tàu ngầm.

Được biết, chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh 79M6 được Liên Xô phê duyệt vào năm 1980. Tên lửa đánh chặn 79M6 là loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn.

79M6 có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn. Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km.

Theo thiết kế, tiêm kích MiG-31 sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu.

Máy bay sẽ đưa tên lửa lên độ cao 15 - 18 km để phóng. Sau khi tên lửa được phóng đi, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 sẽ kết hợp với trạm vô tuyến mặt đất để dẫn đường đến mục tiêu.

Tên lửa có thời gian bay đến đích từ 100 đến 380 giây tùy thuộc vào độ cao của mục tiêu. Một đầu đạn phân mảnh sẽ vô hiệu hóa hoạt động của vệ tinh. Hỏa tiễn có thể diệt vệ tinh ở độ cao từ 120 - 600 km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ đánh chặn các vệ tinh ở độ cao tới 1.500 km.

Theo bản thuyết minh thiết kế, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới trang bị tên lửa 79M6 có thể hạ 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng diệt vệ tinh hàng đầu thế giới.

Năm 1987, hai máy bay sửa đổi cho nhiệm vụ chống vệ tinh mang số hiệu 071 và 072 tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, nhưng không có vụ phóng tên lửa diễn ra.

Và đến năm 1989, chương trình vũ khí chống vệ tinh bị đình chỉ trước khi quá trình phát triển đạt đến giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại