Vệt khói của máy bay phản lực bao gồm thường chứa lưu huỳnh, nitơ, những mảnh kim loại vụn nhỏ và các chất thải khác vào không khí.
Vệt khói này hấp thụ hơi nước thành một vệt dài rõ nét và dễ dàng nhìn thấy từ cách xa nhiều dặm, thậm chí có thể nhìn thấy dù đang là trời đêm.
Đây chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất mà các máy bay chiến đấu cần phải xóa sạch nhằm chống lại sự phát hiện của phòng không đối phương.
Năm 1994, Northrop Grumman đã chi 16 triệu USD để trang bị thêm một hệ thống xử lý vệt khói cho 20 máy bay tàng hình ném bom tầm cao B-2.
Hệ thống này, bằng một cách nào đó, sử dụng phương pháp hóa học nhằm chống hút hơi nước từ cửa xả của chiếc máy bay ném bom nhằm xóa mọi dấu vết của vệt khói.
Vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng rằng các máy bay chiến đấu tàng hình khác của Mỹ có sử dụng hệ thống xử lý vệt khói tương tự như đã nói tới hay không nhưng chẳng có gì ngạc nhiên nếu họ đã áp dụng công nghệ này.
Một trong những khả năng đáng kể của máy bay tàng hình Mỹ là việc nước này có khả năng tránh việc gây chú ý của dư luận trong quá trình phát triển, thử nghiệm và đưa vào hoạt động các loại máy bay tàng hình mới.
Mẫu F-117 và B-2 được giữ bí mật cho đến khi Không quân Mỹ không còn muốn giữ bí mật nữa.
F-22 và F-35 là chương trình gây nhiều chú ý của dư luận nhưng nhiều thông số của 2 mẫu máy bay này vẫn được giữ bí mật.
Mẫu RQ-170 được báo cáo đã bay vào cuộc chiến Iraq năm 2003 nhưng mẫu máy bay này chỉ lộ diện khi một nhiếp ảnh gia may mắn chụp được nó ở Afghanistan vào năm 2007.
Không quân Mỹ đang thiết kế và thử nghiệm ít nhất 2 loại máy bay không người lái tàng hình cũng như máy bay ném bom tầm xa.
Tuy nhiên, những bằng chứng duy nhất về những chương trình này là những dòng nguồn trích dẫn trong các tài liệu tài chính cũng như những bình luận không rõ ràng của các quan chức trong ngành công nghiệp hoặc vài ảnh rất hãn hữu chụp từ vệ tinh. (Ảnh trong bài: Máy bay B-2, F-117, RQ-170 và F-22).