Kế hoạch của Mỹ khiến Trung Quốc bất an

Theo trang Nikkei của Nhật Bản ngày 6/9, Mỹ đang cân nhắc đưa tàu chiến và máy bay áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông.

Nikkei cho biết thêm, cân nhắc về kế hoạch này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc thông báo phát hiện 5 tàu Hải quân của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển Bering, ngoài khơi Alaska.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, 5 tàu này đã đi vào khu vực 12 hải lý, nghĩa là đã xâm phạm vào hải phận của Mỹ.

Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Philippines.

Được biết, kế hoạch đưa tàu chiến và máy bay áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông là động thái mới nhất thể hiện quan điểm và lập trường cứng rắn của Mỹ trước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoài việc giám sát Trung Quốc bằng máy bay và tàu chiến, hồi cuối tháng 8/2015 Hải quân Mỹ cũng đã quyết định tăng cường các chuyến bay trinh sát Biển Đông bằng dàn UAV hạng nặng.

Thông tin này được Nhật báo Phố Wall (Mỹ) dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết.

Theo đó, ngày từ đầu năm 2015, Hải quân Mỹ đã triển khai máy bay không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra trên các bãi đá Trung Quốc đang cải tạo phi pháp Biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Để bay tuần tra tại Biển Đông, những chiếc RQ-4 Global Hawk phải cất cánh từ căn cứ Không quân Anderson trên đảo Guam của Mỹ.

“Từ Guam, Global Hawk hỗ trợ hoạt động do thám, thu thập thông tin tình báo ở Biển Đông và trên hầu khắp Thái Bình Dương”, bà Rebekah Clark, nữ phát ngôn viên Lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết.

Để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, hệ thống tích hợp của RQ-4 Global Hawk bao gồm các thiết bị cảm biến, điện tử và kết nối dữ liệu đặt trên máy bay trong khi phần điều khiển đặt trên mặt đất có thiết bị phục vụ cất hạ cánh (LRE), trung tâm điều khiển máy bay (MCE) cùng với các thiết bị liên lạc, hỗ trợ và huấn luyện nhân sự vận hành bay.

RQ-4 Global Hawk còn có khả năng phủ sóng gây nhiễu toàn bộ khu vực tác chiến, tạo thuận lợi cho nhóm tác chiến bên dưới hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, RQ-4 có thể hoạt động như một máy bay AWACS mini.

Ngoài UAV trinh sát hạng nặng RQ-4, việc tuần tra Biển Đông đã được Mỹ tiến hành với UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout” từ lâu.

Được biết, MQ-8B là loại UAV được Mỹ biên chế trên tàu tuần duyên LCS được triển khai tại Singapore.

MQ-8B được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”.

Nó có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike...

Được biết, hiện nay Lầu Năm Góc đã quyết định mở rộng quy mô sử dụng máy bay không người lái trong 4 năm tới thực hiện nhiệm vụ trọng điểm tại Biển Đông sẽ hứa hẹn có nhiều loại UAV khác góp mặt tại vùng biển này.

Không chỉ giám sát trên không và mặt nước, Hải quân Mỹ cũng đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát ngầm bằng hai chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio của mình là USS Michigan và USS North Carolina.

Một trong hai chiếc tàu ngầm này là USS Michigan đã neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore.

Đại úy Benjamin Pearson - người chỉ huy tàu USS Michigan – cho biết chiếc tàu ngầm này được triển khai đến Thái Bình Dương từ tháng 12/2013 nhằm tiến hành giám sát, đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ bí mật khác.

“Chúng tôi hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông và biển Philippines. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi” – ông Pearson tiết lộ.

Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm lớp Ohio có khả năng tung ra tất cả các tên lửa hành trình tấn công mặt đất 154 Tomahawk.

Đồng thời, trung úy chỉ huy Aaron Kakiel – phát ngôn viên Tư lệnh nhóm tàu ngầm Hải quân Mỹ - cho biết USS Michigan là thứ vũ khí quan trọng nhất giúp hạm đội trong khu vực hoạt động.

Nó cho phép Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi 1.000 hải lý.

Ngoài các loại tàu ngầm như USS Michigan, USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia cũng được triển khai đến khu vực này hồi cuối năm 2013, tuy nhiên thông tin về hải trình con tàu này được Mỹ bảo mật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại