Giá trị mỗi bộ vào khoảng 6,8 triệu USD, thời gian bàn giao cho đến năm 2018.
Các chuyên gia hàng không Hàn Quốc đã sát hạch và có đánh giá khả thi về công dụng của những thiết bị này khi chúng được gắn trên những chiếc AH-64 của Mỹ hoạt động tại Hàn Quốc.
Arrowhead giúp phi công dễ dàng sử dụng các loại tên lửa như Hellfire hay các loại vũ khí khác và có thể miễn nhiễm với một số vũ khí mang vác ở một độ cao nhất định, cũng như đối phó với tình trạng “mù tạm thời” tức là chỉ trạng thái bụi cát dưới sức quạt của chong chóng trực thăng bay.
Trong vòng một thập kỷ qua, Quân đội Mỹ đã phát triển và bắt đầu lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực cho trực thăng AH-64. Arrowhead sử dụng thiết bị nhìn đêm và thiết bị điện tử điều khiển hỏa lực tiên tiến nhất cho phép phi công điều khiển máy bay an toàn và hiệu quả hơn trên mọi độ cao và điều kiện thời tiết. Điều này, quan trọng đối với máy bay thực hiện tác chiến trong các khu vực đô thị.
Chương trình phát triển Arrowhead được đẩy mạnh sau cuộc chiến của Mỹ tại Iraq năm 2003, nơi mà số lượng các cuộc giao tranh trong khu vực thành thị chiếm số lượng lớn. Điều này đòi hỏi những chiếc AH-64 phải có khả năng hoạt động ở độ cao 800m và sử dụng cảm biến có độ phân giải cao để quan sát mọi hoạt động bên dưới trong phạm vi 8km. Mọi yêu cầu trên Arrowhead đều đáp ứng một cách hiệu quả.
Hiện nay, không chỉ hầu hết AH-64 được gắn Arrowhead mà ngay cả những chiếc trực thăng vận tải cũng được trang bị nhằm đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động bay ban đêm.
Trước đó, Seoul đã cân nhắc 3 mẫu trực thăng gồm: AH-64E Apache Guardian của Boeing, AH-1Z Viper của Bell Helicopter và mẫu T-129 của tập đoàn công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cuối cùng mẫu trực thăng chiến đấu của Boeing đã được chọn do có sức mạnh động cơ, khả năng mang vũ khí và “bắt” mục tiêu tốt hơn.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!