Vì vậy Mỹ đang có kế hoạch nâng cấp các loại máy bay ném bom hạng nặng có từ thời Chiến tranh Lạnh để "chở được càng nhiều tên lửa và bom càng tốt", trong đó có dự án nâng cấp máy bay ném bom tàng hình B-2 ngay trong năm 2016 này.
B-2 Spirit là máy bay ném bom tàng hình mà Mỹ đang có kế hoạch hiện đại hoá để cho ra đời một phi đội khoảng 130 chiếc B-2, tuy nhiên kế hoạch này phải cắt giảm do thiếu tiền.
Thay vào đo, Lầu Năm Góc chỉ duy trì hoạt động khoảng 20 chiếc B-2 và ưu tiên nâng cấp hệ thống phòng thủ của B-2, cả hệ thống máy tính trên khoang lái lẫn hệ thống ăng-ten nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nhiều thử thách.
Theo thiếu tướng Kent Mickelson, người đã từng lái B-2 Spirit từ những năm 80 của thế kỷ trước, hiện là giám đốc điều hành phi đội huấn luyện chiến đấu 394. Đây là loại máy bay từng được chế tạo từ những năm 80, song đến nay nó vẫn là thế hệ máy bay hiện đại, hoạt động rất hiệu quả.
Từng hoàn thành tốt nhiệm vụ tại chiến trường Libya năm 2011. "B-2 Spirit thực sự là một loại máy bay ném bom có công nghệ hiện đại và hiệu quả nhất", tướng Kent Mickelson nhận xét.
1. Sứ mệnh của B-2 Spirit
Nguyên thủy, B-2 Spirit được phát triển chủ yếu dùng để "đối trọng" trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm, đặc biệt là để trốn tránh hệ thống phòng không của Liên Xô và tấn công các mục tiêu của đối phương mà kẻ thù không hề hay biết.
Khả năng tàng hình của B-2 Spirit được các chuyên gia hàng không đặt cho là để tránh lưới lửa phòng không đối phương, cả radar cao tần lẫn radar "giám sát" tần số thấp trong khi máy bay đang có mặt trong không phận đối phương.
B-2 Spirit được mô tả là một platform (nền tảng) hoạt động an toàn ngay trên cả lãnh thổ của kẻ thù, thậm chí có thẻ "knock out", tiêu diệt radar đối phương và hệ thống phòng không để các máy bay khác bay qua "hành lang" radar và tiến hành những cuộc tấn công chớp nhoáng.
Tuy nhiên, hệ thống phòng không của đối phương ngày càng tiến hóa, sử dụng những công nghệ hiện đại và phức tạp. Một số hệ thống mới có thể phát hiện được máy bay tàng hình công nghệ cao, được nối mạng, sử dụng bộ vi xử lý máy tính nên rất lợi hại.
Thậm chí, còn có thể phát hiện máy bay từ xa với độ chính xác cực lớn. Điều này buộc Không quân Mỹ phải áp dụng chiến thuật mới, nâng cấp B-2, tạo ra dòng máy bay tấn công tầm xa (LRS-B hay B-3), dự kiến sẽ được biên chế cho UAF vào giữa thế kỷ này.
2. B-2 Spirit trở thành máy bay ném bom tàng hình siêu hạng
Theo tướng Kent Mickelson, Mỹ có kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa B-2 Spirit trở thành máy bay ném bom tàng hình siêu hạng để đưa vào sử dụng trong thập niên 50 của thế kỷ này.
Một trong những hạng mục nâng cấp quan trọng nhất cho B-2 Spirit là hiện đại Hệ thống quản lý phòng thủ (DMS). Đây là công nghệ giúp cung cấp thông tin cho phi hành đoàn về vị trí hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu được trang bị DMS hiện đại, B-2 Spirit trở nên năng động hơn, hiệu quả hơn trong vùng không phận đối phương, giúp nó nhận thức tình huống tốt hơn và ra những quyết định mau lẹ hơn. " Dự kiến, hệ DMS sẽ đi vào hoạt động từ giữa những năm 20", Mickelson nhấn mạnh.
Cũng nhờ DMS máy bay di chuyển nhanh đến một vệ tinh tần số cực cao, tăng cường thông tin liên lạc với sở chỉ huy.
Ví dụ, việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc có thể giúp cho phi hành đoàn ném bom chính xác theo đúng hướng dẫn từ các chỉ huy cao cấp, kể cả từ Tổng thống trong trường hợp tấn công hạt nhân.
Việc nâng cấp B-2 Spirit được ví như hòn đá "trúng hai chim", vừa có thể ném bom thông thường lẫn vũ khí hạt nhân. Đặc biệt là tăng tốc lưu lượng dữ liệu dùng cho máy bay.
Máy bay tàng hình sử dụng liên kết dữ liệu được giới chuyên môn gọi là LINK-16 và cả dữ liệu UHF lẫn VHF. Điều này giúp cho B-2 Spirit có thể giao tiếp với các trạm kiểm soát mặt đất, sở chỉ huy, kiểm soát cũng có thể nhận được thông tin từ các thiết bị báy có lái lẫn không người lái khác.
Tuy nhiên, thông tin từ các máy bay do thám ở gần, rất cần truyền qua một trạm kiểm soát mặt đất.
Điều này cần đến công nghệ quản trị phòng thủ hiện đại sẽ giúp cho B-2 tiếp nhận hình ảnh video thời gian thực từ các phương tiện bay đang hoạt động trên không một cách nhanh, hiệu quả và chính xác hơn.
B-2 Spirit còn được nâng cấp với một bộ xử lý kiểm soát quản lý chuyến bay mang tính công nghệ cao để mở rộng và hiện đại hóa hệ máy tính có trên buồng lái, bổ sung các phần mềm mới.
Công việc này còn bao gồm cả việc bố trí, tích hợp các bộ vi xử lý kiểm soát chuyến bay, bộ não của máy bay vào trong hệ thống xử lý tích hợp đa nhiệm.
Kết quả, tạo ra một mô hình bố trí cáp quang mới, ngược với các bố trí cáp trên xe buýt. Lý do, hệ máy tính của B-2 có từ những năm 80 vừa lạc hậu lại không thỏa mãn với nhu cầu tác chiến ngày càng cao trong tình hình mới, đặc biệt là tình trạng quá tải dữ liệu và yếu tố tốc độ và độ tin cậy thông tin.
Các bộ vi xử lý mới sẽ làm tăng hiệu suất hệ thống điện tử và các hệ thống máy tính của máy bay lên khoảng 1.000 lần.
Các nỗ lực quản lý chuyến bay, xử lý kiểm soát tổng thể..., dự kiến sẽ thực hiện ngay trong năm 2015 và 2016, với chi phí ước khoảng 542 triệu $.
3. Nâng cấp vũ khí cho B-2 Spirit
Các hạng mục nâng cấp chính còn bao gồm cả nâng cấp vũ khí, đây là là hạng mục không kém phần quan trọng nhằm giúp máy bay có thể tấn công các loại vũ khí hạt nhân kỹ thuật số như B-61 Mod 12 với một bộ kid ở phía đuôi và sử dụng tên lửa hành trình tầm xa (LRSO), tức tên lửa hành trình hướng dẫn hạt nhân phóng tên không.
B-61 Mod 12 là một chương trình hiện đại hóa đang được thực hiện triệt để nhằm mục đích tích hợp B-61 Mods 3, 4, 7 và 10 thành một biến thể duy nhất với một bộ hướng dẫn lắp ở phía đuôi.
Vũ khí hạt nhân kỹ thuật số như B-61 Mod 12 được phát triển dựa trên một đơn vị đo lường quán tính để điều hướng.
Ngoài LRSO, B83 và B-61 Mod 12, B-2 Spirit còn mang B-61 Mod 11, một vũ khí hạt nhân được thiết kế có khả năng thâm nhập cao. Các LRSO sẽ thay thế tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) hiện mới chỉ được trang bị cho máy bay ném bom B-52.
Cùng với kho vũ khí hạt nhân, B-2 còn mang theo một loạt vũ khí thông thường, như tên lửa tấn công dẫn hướng chính xác (JSAM) nặng khoảng 900kg, hoặc JDAM nặng hơn 2.000 kg, bom xuyên GBU 28, tên lửa phá hầm ngầm và một số loại vũ khí khác.
B-2 cũng có thể mang theo một loại bom nặng gần 14.000 kg, có biệt danh bom phá bunker thông minh hạng nặng (Massive Ordnance Penetrator), mạnh hơn cả bom xuyên GBU 28, có thể chôn vùi mục tiêu trong chốc lát.