Theo mạng Sina, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang, Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay chở khách Boeing 747 với mục đích quân sự như chuyên chở binh sĩ hoặc vũ khí trang bị. Đây được coi là một giải pháp hay trong trường hợp họ cần điều động, triển khai lượng lớn quân tới khu vực xung đột.
Để biến một chiếc máy bay dân sự thành máy bay quân sự thì chiếc Boeing 747 này đã bị gỡ bỏ toàn bộ nội thất bên trong, càng dễ dàng hơn khi vận chuyển, đồng thời tăng sức chứa trong khoang.
Công đoạn vận chuyển xe quân sự lên máy bay hết sức phức tạp. Họ phải sử dụng một thiết bị nâng đặc biệt để đưa xe quân sự đã được "gói ghém cẩn thận" lên cửa máy bay. Khác với máy bay vận tải quân sự chuyên dụng có thể mở cửa dưới đuôi. Với máy bay Boeing 747 thì họ buộc phải dùng cách khác để đưa xe vào khoang.
Boeing 747 là một trong những máy bay phản lực dân dụng lớn nhất trên thế giới do công ty Boeing Mỹ sản xuất từ những năm 1970 cho tới tận ngày nay. Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu khá nhiều Boeing 747 có tầm bay lên tới hơn 12.000km.
Trước khi dùng máy bay Boeing 747 cho mục đích quân sự, Trung Quốc đã có hàng loạt chiêu trò quân sự hóa gây bất ngờ. Theo trang Strategy Page (Mỹ), Trung Quốc không ngần ngại khẳng định tàu hải giám là lực lượng hải quân thứ hai của nước này.
Theo nguồn tin này, số lượng và chất lượng tàu hải giám nước này đạt tới mức khiến “Lầu Năm Góc phải kinh ngạc và có ấn tượng sâu sắc”. Tờ báo này còn dẫn nguồn báo chí nước Anh khẳng định, hải giám là công cụ đắc lực trong việc “Trung Quốc thực thi chủ quyền biển trong những khu vực có tranh chấp”. Trong ảnh: Trực thăng tấn công săn ngầm trên tàu hải giám Trung Quốc.
Để trở thành lực lượng hải quân thứ hai của nước này, Trung Quốc đã tiến hành lắp tên lửa, ngư lôi vào các tàu hải giám. Theo trang Strategy Page, thời gian gần đây, nhiều tàu tuần tra Trung Quốc đã được lắp đặt thêm các hệ thống vũ khí như tên lửa và cả ngư lôi.
Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang âm thầm lập nên các cơ sở mới dành cho Cục Cảnh sát biển ở Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất phi pháp.
Ngoài việc quân sự hóa tàu hải giám, Trung Quốc còn công khai trưng dụng tàu dân sự thành tàu quân sự. Chính quyền Trung Quốc ngày 18/6 đã đề ra quy định mới trong đó yêu cầu các xưởng đóng tàu phải đảm bảo tàu bè dân sự có thể được quân đội trưng dụng trong trường hợp nổ ra xung đột. Trong ảnh: Tàu hải giám 2901 được lắp pháo cỡ nòng lớn hơn rất nhiều so với loại pháo thường trang bị trên các tàu của lực lượng này.
Theo China Daily, quy định mới được áp dụng đối với 5 loại tàu dân sự trong đó có tàu chở hàng có thể được điều chỉnh để “phục vụ nhu cầu quốc phòng”. Nguồn tin nhấn mạnh, quy định trên sẽ giúp Trung Quốc biến lực lượng tàu dân sự khổng lồ hợp thành sức mạnh quân sự. Trong ảnh: Tàu hải giám 2901 được lắp pháo cỡ nòng cực lớn.
Theo số liệu được China Daily công khai, tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc đã có khoảng 172.000 tàu dân sự và Chính phủ Trung Quốc sẽ chi tiền cho việc nâng cấp các tàu dân sự.