Cách người Đức chuyển mình về vũ khí

Để tăng cường khả năng phòng vệ và độc lập với vũ khí Mỹ, Đức quyết định chi 6 tỉ euro nâng cấp và trang bị vũ khí do mình sản xuất.


Ngày 20/12, báo Tấm gương của Đức dẫn nguổn tin từ Bộ Quốc phòng Đức cho biết nước này có kế hoạch thảo luận với các đối tác châu Âu về việc sản xuất dòng máy bay chiến đấu mới, thay thế cho các máy bay Tornado đang có mặt trong không quân Đức. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.

Ngày 20/12, báo Tấm gương của Đức dẫn nguổn tin từ Bộ Quốc phòng Đức cho biết nước này có kế hoạch thảo luận với các đối tác châu Âu về việc sản xuất dòng máy bay chiến đấu mới, thay thế cho các máy bay Tornado đang có mặt trong không quân Đức. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.


Trong chiến lược hàng không quân sự được Bộ Quốc phòng Đức công bố, thế hệ máy bay này được mô tả là hệ thống vũ khí thế hệ mới, có hoặc không có người lái.

Nhưng kế hoạch này còn phải trải qua những nghiên cứu, phân tích, trong đó cuộc thảo luận đầu tiên với các đối tác châu Âu về dòng máy bay chiến đấu mới sẽ được tiến hành vào năm 2016. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.

Trong "chiến lược hàng không quân sự" được Bộ Quốc phòng Đức công bố, thế hệ máy bay này được mô tả là "hệ thống vũ khí thế hệ mới," có hoặc không có người lái.

Nhưng kế hoạch này còn phải trải qua những nghiên cứu, phân tích, trong đó cuộc thảo luận đầu tiên với "các đối tác châu Âu" về dòng máy bay chiến đấu mới sẽ được tiến hành vào năm 2016. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.


Được biết, việc Đức phát triển dòng máy bay mới này nằm trong gói tài chính 6 tỉ euro mà chính phủ nước này vừa phê duyệt dành cho nâng cấp và mua sắm vũ khí nội địa.

“Chúng tôi sẽ đầu tư 6 tỉ euro trong vòng 7 đến 8 năm tới, nhằm cải thiện trong các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự đồng thời mua sắm thêm vũ khí mới”, đại diện Bộ Quốc phòng Đức cho biết. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.

Được biết, việc Đức phát triển dòng máy bay mới này nằm trong gói tài chính 6 tỉ euro mà chính phủ nước này vừa phê duyệt dành cho nâng cấp và mua sắm vũ khí nội địa.

“Chúng tôi sẽ đầu tư 6 tỉ euro trong vòng 7 đến 8 năm tới, nhằm cải thiện trong các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự đồng thời mua sắm thêm vũ khí mới”, đại diện Bộ Quốc phòng Đức cho biết. Trong ảnh: Trực thăng Tiger của Đức.


Theo Sputnik, từ chương trình mua sắm và nâng cấp quốc phòng của Đức cho thấy, đây rõ ràng là biện pháp tăng độc lập với những vũ khí do Mỹ sản xuất.

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi đầu tháng 6/2015, Chính phủ Đức quyết định mua hệ thống phòng không tầm trung hiện đại MEADS do công ty MBDA của Đức và Italia phát triển cùng sự hỗ trợ của Lockheed Martin (Mỹ). Trong ảnh: Trực thăng NH90 của Đức.

Theo Sputnik, từ chương trình mua sắm và nâng cấp quốc phòng của Đức cho thấy, đây rõ ràng là biện pháp tăng độc lập với những vũ khí do Mỹ sản xuất.

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi đầu tháng 6/2015, Chính phủ Đức quyết định mua hệ thống phòng không tầm trung hiện đại MEADS do công ty MBDA của Đức và Italia phát triển cùng sự hỗ trợ của Lockheed Martin (Mỹ). Trong ảnh: Trực thăng NH90 của Đức.


Nói về quyết định mua sắm này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho biết, mua sắm hệ thống MEADS để thay thế hệ thống phòng không Hawk và Patriot do Mỹ sản xuất đang có trong trang bị của lực lượng phòng không Đức.

Nói về quyết định mua sắm này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho biết, mua sắm hệ thống MEADS để thay thế hệ thống phòng không Hawk và Patriot do Mỹ sản xuất đang có trong trang bị của lực lượng phòng không Đức.


Theo giới thiệu của nhà sản xuất, cấu hình của hệ thống MEADS bao gồm xe phóng cơ động, trung tâm chỉ huy và kiểm soát bắn thông minh BMC4I TOC, với cấu trúc kiểu trung tâm kết nối mạng dạng mở, cho phép kết nối nhiều hệ thống cảm biến khác nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất.

BMC4I TOC hoạt động theo nguyên tắc “plug-and-fight” (kết nối và chiến đấu), radar tìm kiếm mục tiêu đường biển, radar tìm kiếm mục tiêu đường không, radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, cấu hình của hệ thống MEADS bao gồm xe phóng cơ động, trung tâm chỉ huy và kiểm soát bắn thông minh BMC4I TOC, với cấu trúc kiểu trung tâm kết nối mạng dạng mở, cho phép kết nối nhiều hệ thống cảm biến khác nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất.

BMC4I TOC hoạt động theo nguyên tắc “plug-and-fight” (kết nối và chiến đấu), radar tìm kiếm mục tiêu đường biển, radar tìm kiếm mục tiêu đường không, radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR.


“MEADS sẽ cung cấp khả năng vượt trội với sự linh hoạt chưa từng có so với các hệ thống hiện hành. Tầm bao quát 360 độ sẽ mang lại khả năng đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu, cách nhận thức tình huống và giải quyết các mối đe dọa từ mọi hướng”, đại diện của nhà sản xuất cho biết.

“MEADS sẽ cung cấp khả năng vượt trội với sự linh hoạt chưa từng có so với các hệ thống hiện hành. Tầm bao quát 360 độ sẽ mang lại khả năng đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu, cách nhận thức tình huống và giải quyết các mối đe dọa từ mọi hướng”, đại diện của nhà sản xuất cho biết.


MEADS sẽ cho phép bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó sẽ giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến.

Được biết, MEADS không phải là bản hợp đồng mua sắm quốc phòng đầu tiên của Đức nhằm giảm lệ thuộc vào vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Đức đã ký với công ty Diehl Defense của nước này hợp đồng trang bị hệ thống phòng không Iris-T SLS.

MEADS sẽ cho phép bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó sẽ giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến.

Được biết, MEADS không phải là bản hợp đồng mua sắm quốc phòng đầu tiên của Đức nhằm giảm lệ thuộc vào vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Đức đã ký với công ty Diehl Defense của nước này hợp đồng trang bị hệ thống phòng không Iris-T SLS.


Các hệ thống tên lửa phòng không Iris-T SLS được trang bị biến thể cải tiến của tên lửa không đối không Iris-T, các hệ thống cho phép dẫn tên lửa từ mặt đất vào các mục tiêu trên không, các bệ phóng và một hệ thống điều khiển hỏa lực.

Hệ thống có thể hoạt động ở chế độ tự động và điều khiển bằng tay. Iris-T SLS được dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống tên lửa hành trình, trực thăng và máy bay chiến đấu.

Các chi tiết kỹ thuật Iris-T SLS chưa được tiết lộ.

Các hệ thống tên lửa phòng không Iris-T SLS được trang bị biến thể cải tiến của tên lửa không đối không Iris-T, các hệ thống cho phép dẫn tên lửa từ mặt đất vào các mục tiêu trên không, các bệ phóng và một hệ thống điều khiển hỏa lực.

Hệ thống có thể hoạt động ở chế độ tự động và điều khiển bằng tay. Iris-T SLS được dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống tên lửa hành trình, trực thăng và máy bay chiến đấu.

Các chi tiết kỹ thuật Iris-T SLS chưa được tiết lộ.


Ngoài ra, Đức cũng đưa vào trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn LeFlaSys (ASRAD) - sản phẩm do Công ty Krauss-MAFFEI Wegmann (Đức) phát triển.

ASRAD được trang bị các tên lửa Stinger với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp LeFlaSys.

Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa Igla-1, Igal, Mistral.

Ngoài ra, Đức cũng đưa vào trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn LeFlaSys (ASRAD) - sản phẩm do Công ty Krauss-MAFFEI Wegmann (Đức) phát triển.

ASRAD được trang bị các tên lửa Stinger với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp LeFlaSys.

Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa Igla-1, Igal, Mistral.


Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành ASRAD dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.

Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành ASRAD dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại