Cách Nga gia cố sức mạnh quân sự tại Bắc Cực

Để khẳng định vị thế tại Bắc Cực, Nga quyết định thành lập trung đoàn tiêm kích hạm và tên lửa phòng không hỗn hợp trước khi kết thúc năm 2015.

Thông tin này được hãng TASS dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.

Theo Bộ trưởng Shoigu, nhu cầu tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga tại Bắc Cực gia tăng do sự phát triển Tuyến đường biển phương Bắc và cần phải bảo vệ các lợi ích quốc gia trong khu vực này.

Trong ảnh: Tổ hợp Pantsir-S1 tại Bắc Cực.

“Trước khi kết thúc năm nay, đội hình các trung đoàn tiêm kích hạm và tên lửa phòng không cần phải hoàn thành”, Bộ trưởng Shoigu cho biết trong một phiên họp với các quan chức cấp cao quân đội Nga.

Trong ảnh: Tổ hợp Pantsir-S1 tại Bắc Cực.

Dù người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga không công khai những hệ thống tên lửa nào và tiêm kích hạm nào sẽ là thành viên mới tham gia trực chiến tại Bắc Cực, tuy nhiên theo kế hoạch được Nga công khai trước đó cho thấy, tiêm kích MiG-29K/KUB cùng S-400, S-300 và tổ hợp pháo tên lửa Pantsir-S1 sẽ là thế lực mới tại Bắc Cực của Nga.

Trong khi đó, theo thông tin được Tổng công ty chế tạo máy bay Nga RSK MiG cho biết, để chuẩn bị cho việc thành lập trung đoàn tiêm kích hạm mới này, ngay từ cuối năm 2014 nhà sản xuất này đã chuyển giao cho Hải quân Nga 10 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB.

Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và RSK MiG cung cấp tiêm kích MiG-29K được ký kết hồi năm 2012, theo nội dung hợp đồng, nhà sản xuất RSK MiG sẽ chuyển giao cho Quân đội Nga 20 MiG-29K một chỗ ngồi và 4 MiG-29KUB hai chỗ ngồi.

Tất cả các máy bay MiG-29K/KUB của Nga sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân trên hạm 279 của Hải quân Nga triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang biên chế tại Hạm đội phương Bắc.

Được biết, ngoài tiêm kích hạm MiG-29K/KUB được trang bịm mới, đơn vị này còn được trang bị loạt tiêm kích hạm hạng nặng Su-33 huyền thoại.

Trong khi đó, Trung đoàn tên lửa phòng không S-400 sẽ được đưa vào vị trí trực chiến ở vùng Murmansk thuộc miền Tây Bắc nước Nga.

Thông tin trên vừa được văn phòng báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hồi cuối tuần qua.

Như vậy, Lực lượng phòng không tại Bắc Cực của Nga sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-400, S-300 và Pantsir-S1.

Ngoài ra, trong biên chế của Hạm đội Phương Bắc (hoạt động tại các vùng biển Barrel và Na Uy, Bắc Cực, Đại Tây Dương, chịu trách nhiệm phòng thủ cho nước Nga ở phía Tây Bắc) còn có khoảng 2 phần 3 lực lượng hạt nhân của Hải quân Nga được biên chế tại Hạm đội này.

Động thái củng cố sức mạnh "cơ bắp" cho Hạm đội Phương Bắc với loạt vũ khí mới nằm trong chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga nhằm tăng cường an ninh và bảo vệ các vùng lãnh thổ phía bắc Bắc Cực, nhất là khi mà NATO đang ngày càng "nhòm ngó" tới khu vực "béo bở" này.

Động thái này của Nga đang khiến Mỹ và cả NATO lo ngại. Phát biểu trước truyền thông hôm 31/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết Washington quan ngại về hành động quân sự của Nga ở Bắc Cực.

Trả lời câu hỏi "liệu Mỹ có lo lắng với hành động quân sự của Nga ở Bắc Cực hay không?", ông Toner cho biết; “Tôi sẽ nói rằng, có quan ngại về cách thức các hành động quân sự đang được tiến hành ở Bắc Cực, đó chính là điều mà Hội đồng Bắc Cực sẽ thảo luận tới đây”. (Ảnh trong bài: Tiêm kích hạm MiG-29KUB, tổ hợp S-400).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại