AP: Nga sẽ hiện đại hoá quân sự, nhưng với giá nào?

Minh Anh |

Đánh giá xe tăng Armata giống như “trò chơi video” và cho rằng cắt đứt quan hệ với Ukraine là thiệt hại khôn lường với Nga, AP nhận định Moscow sẽ khó theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa quân sự.

Mới đây, hãng tin Associated Press đăng tải một bài bình luận của tác giả Vladimir Isachenkov về quá trình hiện đại hoá quân sự trong bối cảnh hiện nay ở Nga.

Theo tác giả này, những khó khăn trong đối ngoại với Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như việc nâng tầm quá mức sức mạnh của một số loại vũ khí mới sẽ khiến mục tiêu đầu tư cho quân sự và quốc phòng của Nga khó có thể đến đích.

Theo tác giả Isachenkov, thế hệ tăng Armata với thám pháo điều khiển từ xa, tích hợp hệ thống phòng thủ - niềm tự hào kỹ thuật quốc phòng của Nga và hệ thống điều khiển bằng máy vi tính tạo cảm giác nó “giống như một trò chơi video”.

Mẫu xe tăng T-14 Armata trình diễn trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng hôm 9/5/2015.

“Xe tăng Armata của Nga là vinh quang tột đỉnh của chương trình hiện đại hoá sâu rộng đang ầm ầm tiến về phía trước trong bối cảnh một cuộc đối đầu nguy hiểm với phương Tây ở Ukraine.

Nhưng chương trình vũ khí đắt đỏ này của Tổng thống Vladimir Putin đang phải đối mặt với trở ngại lớn khi nền kinh tế Nga đang chìm dưới sức nặng của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây cũng như giá dầu giảm mạnh.

Chương trình trị giá 22 nghìn tỷ ruble (khoảng 400 tỷ USD), trong đó dự kiến mua 2.300 xe tăng mới, hàng trăm máy bay, tên lửa và hàng chục tàu hải quân, được tái thiết lập vào thời điểm khi ngân khố Nga đang khốn khổ với đô la dầu mỏ.

Tổng thống Putin tuyên bố rằng việc nâng cấp quân sự sẽ là kế hoạch dẫn đầu, ngân sách quân sự sẽ tăng 33% trong năm nay, lên gần 3,3 nghìn tỷ rúp (60 tỷ USD).

Một số nhà quan sát dự đoán rằng điện Kremlin sẽ không tránh khỏi phải giảm quy mô kế hoạch này trong bối cảnh suy thoái.

Như một trong những dấu hiệu đầu tiên của khả năng cắt giảm mua sắm vũ khí mới, một thứ trưởng quốc phòng Nga hồi đầu năm cho biết, Không quân Nga có khả năng sẽ giảm số lượng mua sắm T-50, loại máy bay chiến đấu đắt đỏ trong suốt 2 thập kỷ để chống lại Raptor của Mỹ.

Một vấn đề khác cũng đang cản trở kế hoạch hiện đại hoá: Các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm bán công nghệ quân sự cho Nga. Nick de Larrinaga, biên tập viên mảng Châu Âu của tạp chí quân sự IHS Jane's, dự đoán Nga sẽ rất khó khăn trong việc thay thế các công nghệ quân sự của phương Tây.

"Họ dựa vào các hệ thống phụ của phương Tây, ví dụ như hệ thống quang điện, chip máy tính và những thứ tương tự. Nga không làm được (những hệ thống như vậy)", ông Larrinaga nói, "Cách Nga cố gắng thay thế các hệ thống này sẽ là một thách thức thực sự".

Cắt đứt quan hệ quân sự với Ukraine là một đòn mạnh giáng vào nỗ lực tái trang bị vũ khí của ông Putin. Các nhà máy ở Ukraine đã xuất khẩu một loạt các vũ khí và hệ thống phụ cho Nga.

Và các quan chức Nga thừa nhận rằng sẽ mất nhiều năm cũng như nguồn tài nguyên khổng lồ để khởi động hệ thống sản xuất tương tự ở trong nước.

Kể từ thời Xô Viết, Ukraine chuyên tạo ra động cơ máy bay trực thăng. Hiện ông Putin khẳng định Nga sẽ sản xuất chúng ở trong nước.

Một sản phẩm khác từ Ukraine mà Nga khó lòng thay thế: Tua bin tàu. Việc Ukraine từ chối cung cấp sản phẩm này đã khiến Nga trật bánh vận hành các tàu hải quân mới.

Hồi tháng Năm, xe tăng Armata đóng vai chính trong cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Chiến thẳng ở Quảng trường Đỏ, trở thành biểu tượng sức mạnh quân sự hồi sinh của nước Nga.

Dmitry Rogozin, Phó Thủ tướng phụ trách hiện đại hóa vũ khí, ví nước Nga như "một chiếc Armata khủng", và tuyên bố rằng dòng xe tăng này đi trước các thiết kế của phương Tây từ 15-20 năm.

Phát biểu trong một chương trình truyền hình trực tiếp gần đây, ông Rogozin cũng sử dụng các vũ khí mới như một biểu tượng để đưa ra lời cảnh báo sâu sắc đến phương Tây - cho thấy các trang thiết bị quân sự là một loại vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến tuyên truyền của Kremlin.

"Xe tăng không cần thị thực!", ông Rogozin tuyên bố, trong một hội thảo bàn về lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế chống lại Nga của phương Tây.

Giữa lúc căng thẳng với phương Tây, ông Putin nhấn mạnh ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cần nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu.

Mẫu tăng AT-90 của Nga được trưng bày trong viện bảo tàng của nhà máy UralVagonZavod ở Nga. Ảnh: AP

Giá của Armata chưa được công bố, nhưng một số nhà quan sát cho rằng loại xe tăng mới này sẽ đắt tương đương một chiếc máy bay chiến đấu, sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế đang gặp khó khăn [như Nga].

Chưa có ước tính chi phí đáng tin cậy về việc sản xuất chiếc xe tăng. Nhà thiết kế chính của Armata, Andrei Terlikov đã công bố như vậy, nói rằng giá của Armata sẽ giảm đáng kể khi nó đi vào sản xuất ở quy mô công nghiệp.

"Đến cuối, giá của chiếc xe tăng trở nên phải chăng", Terlikov nói với hãng tin AP trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Terlikov còn mô tả Armata như "một bước tiến quyết định đối với thế hệ máy móc không người điều khiển tiên tiến, bao gồm cả những loại vũ khí tự chủ động trong chiến đấu".

Ông nhấn mạnh rằng Armata sử dụng các chi tiết được sản xuất ở trong nước. "Từ khi bắt đầu, chúng tôi đã thiết lập các nhiệm vụ dựa vào chính nguồn lực của mình", ông nói.

Viktor Murakhovsky, cựu đại tá quân đội Nga, hiện là biên tập viên của tạp chí quân sự Arsenal Otechestva, cho rằng Armata xứng đáng với cái giá của nó, và rồi tự nó có thể nuôi nó.

"Mẫu tăng Armata có chi phí tốn kém hơn đáng kể hơn so với các mẫu hiện tại", ông nói, "Nhưng nó vượt trội hơn tất cả các xe tăng khác của Nga và nước ngoài trên cơ sở chi phí - hiệu quả".

Các Armata đánh dấu sự khởi đầu cơ bản từ triết lý thiết kế truyền thống của Liên Xô và nước Nga ngày nay.

Không giống với các mẫu thiết kế trước đó, Armata được chế tạo một cách nhỏ gọn và chuyển động nhanh nhẹn, đảm bảo cho người vận hành tập trung vào công việc chính.

"Ngày nay, không có gì quan trọng hơn mạng sống của người điều khiển", Terlikov nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại