Nga "giăng bẫy" ở Ukraine

Trương Khắc Trà |

Việc trưng cầu dân ý sáp nhập một số tỉnh của Ukraine vào Nga sẽ khiến tình hình thêm căng thẳng, chỉ một sơ suất nhỏ có thể vi phạm "lằn ranh đỏ" của Nga.

Các tàu hải quân Trung Quốc, Nga hiện diện ngoài khơi đảo Alaska (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Các tàu hải quân Trung Quốc, Nga hiện diện ngoài khơi đảo Alaska (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Tại Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, hơn 76% cư dân đủ điều kiện đã bỏ phiếu sáp nhập vào Nga. Tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, con số này là khoảng 77%. Các cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson, Zaporozhye sắp sửa hoàn tất.

Tuy nhiên, Zaporozhye đã đạt ngưỡng pháp lý bắt buộc, với khoảng 51,55% người dân đủ điều kiện đã bỏ phiếu. Tại Kherson, con số này thấp hơn với khoảng gần 49%.

Về cơ bản, kết quả bỏ phiếu trưng cầu dân ý có lợi cho Moscow, từ căn cứ này Kremlin sẽ tuyên bố tất cả những vùng lãnh thổ trên đều thuộc về Nga , và chính quyền Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân và lãnh thổ.

Nước đi này khiến tình hình trở nên nguy hiểm, bất cứ động thái quân sự nào từ phía Ukraine nhằm vào một trong các địa danh nói trên đều vi phạm "lằn ranh đỏ" của Nga. Khi đó, ông Putin có cớ làm to chuyện. Trưng cầu dân ý không khác gì cái bẫy.

Loạt hành động quân sự của Nga đã bị thất thế ở Ukraine. Nếu Ukraine tiếp tục duy trì sức tấn công như hiện nay, kể cả khi có thêm 300.000 quân, Moscow cũng khó lật ngược tình thế. Như vậy, Nga cần một lý do vững vàng hơn để gia tăng cường độ, tính chất cuộc chiến.

Từ ngày 24/2 đến nay, giới chức cấp cao Nga vẫn duy trì quan điểm tránh tối đa thương vong cho thường dân - đây có thể xem là nguyên nhân làm vô hiệu hóa ít nhiều sức mạnh quân sự của họ trong chiến sự Nga- Ukraine .

Những gì đã chứng kiến 7 tháng qua ở Ukraine chưa thể đánh giá hết sức hủy diệt của nền quốc phòng Nga, bởi các loại vũ khí mà Nga sử dụng tấn công Ukraine hoàn toàn là khí tài tồn kho từ thời Liên Xô, còn rất nhiều loại vũ khí tối tân chưa được sử dụng. Điển hình như tăng T14 Armata, chiến đấu cơ Su57, vũ khí hạt nhân chiến lược trong kho vũ khí hạt nhân, với tổng cộng 5.977 đầu đạn.

Vì sao như vậy? Thoạt đầu đó là toan tính của Kremlin - họ nghĩ rằng có thể đánh sụp Ukraine một cách chớp nhoáng. Đằng sau đó, một số vũ khí tối tân của Nga là món hàng được săn đón.

Nước này lựa chọn giữ lại một số hệ thống tiến tiến nhất để giữ vững danh tiếng cho ngành công nghiệp vũ khí của mình. Moscow có thể không muốn mất các loại vũ khí này một cách vô ích, hoặc không muốn các đối tác có thể nhìn thấy nhược điểm của chúng.

Nhưng tình thế nay đã khác, Nga đang chững lại để chuẩn bị cho trận đánh quyết định có thể diễn ra từ đầu mùa xuân năm sau. Lực lượng con người được thay mới và bổ sung, nhiều loại vũ khí hiện đại sẽ được sử dụng.

Nga giăng bẫy ở Ukraine - Ảnh 2.

Nga đang chuẩn bị đánh lớn ở Ukraine

Xung đột quân sự Nga - Ukraine đang phát triển thành cuộc chiến tranh thực sự với đầy đủ ý nghĩa của một cuộc chiến tranh quy ước truyền thống mà ở đó lực lượng vật chất sẽ quyết định cục diện.

Kịch bản chiến tranh leo thang gần như chắc chắn xảy ra, không loại trừ khả năng vũ khí hạt nhân chiến lược có sức công phá dưới 1 kiloton bị khai hỏa - mục đích để giành ưu thế tuyệt đối trong khoảng không gian hẹp.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Jack Sullivan nói trên kênh NBC rằng: "sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với Nga nếu ông Putin sử dụng vũ khí hạt nhân và Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách dứt khoát".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại