Sợi vải xanh biến hoá trong BST quốc phục 15 quốc gia tại Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++”

PV |

(Tổ Quốc) - Thời trang xanh hay ngành công nghiệp dệt may bền vững với phát triển sâu rộng trong những năm gần đây, không chỉ là một ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế xanh mà còn là “đại sứ” lan toả lối sống xanh trong cộng đồng.

Tại sự kiện Diễn đàn "Nhịp cầu Asean ++", công ty cổ phần Kết nối Thời trang Faslink đã kết hợp cùng NTK Ngô Mạnh Đông, mang đến Bộ sưu tập trang phục truyền thống của 15 quốc gia trong khối ASEAN, được thực hiện bằng các loại vải xanh được làm ra từ các chất liệu tái chế như bã cà phê, vỏ hàu, chai nhựa…Có thể nói, BST như một sự khẳng định mạnh mẽ tính ứng dụng và sự sáng tạo trong thời trang của các sợi vải xanh và sự phát triển nhanh chóng theo xu hướng kinh tế bền vững của ngành thời trang tại Việt Nam.

Sợi vải xanh biến hoá trong BST quốc phục 15 quốc gia tại Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++” - Ảnh 1.

Tiềm năng phát triển của thời trang xanh và cơ hội phát triển tại Việt Nam

Việc sử dụng vật liệu tái chế, công nghệ tiết kiệm nước không chỉ cho thấy khát vọng 'xanh hoá' và phát triển ngành thời trang bền vững trong nước mà còn là chiến lược lâu dài nhằm xây dựng một nền kinh tế xanh.

Theo nhận định của bà Ng Jiak See, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Deloitte châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ tại Diễn đàn cho biết khu vực Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho thương mại và đầu tư. Tăng trưởng FDI của khu vực cũng được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư mạnh mẽ chủ yếu vào Singapore, Indonesia và Việt Nam; vốn FDI chảy vào ba quốc gia này chiếm 80% tổng dòng vốn vào năm 2019.

Sợi vải xanh biến hoá trong BST quốc phục 15 quốc gia tại Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++” - Ảnh 2.

Bà Ng Jiak See, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Deloitte châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++”

Chính phủ không ngừng khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững theo chủ trương mới nhằm đạt mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050. Việt Nam hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu.

"Phát triển bền vững đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho hoạt động giao thương quốc tế và kêu gọi đầu tư. Người tiêu dùng hiện tại, đặc biệt là các thế hệ trẻ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá là bền vững" – chia sẻ của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Việt Nam

Nhu cầu thị trường may mặc thời trang hiện nay là rất lớn, các doanh nghiệp dệt may, thời trang tại Việt Nam đã có nhiều chỗ đứng hơn và nhận được nhiều hỗ trợ từ các hiệp hội, đoàn thể trong đó có Hiệp hội Dệt may Việt Nam – VITAS đã thành lập Uỷ ban Phát triển bền vững, nhằm khuyến khích và cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đi theo định hướng phát triển xanh, phát triển bền vững.

"Chúng ta đang có những cơ hội khi các hiệp hội đoàn thể và các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng chung tay hỗ trợ tất cả các nguồn lực để chúng ta có thể đi với nhau một cách chặt chẽ và bền vững hơn trên hành trình này" – Tổng Giám Đốc Faslink - bà Trần Hoàng Phú Xuân, chia sẻ thêm.

Sợi vải xanh - "kỳ đà hoa" biến hoá trong thời trang

Sự kiện diễn đàn "Nhịp cầu Asean ++" 2022 được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Sở Công Thương và Hội Nữ Doanh Nhân TP.HCM (HAWEE). Thông điệp của Diễn đàn lần này không đơn thuần chỉ hướng đến sự kết nối bền vững, mà còn là cơ hội giao thương để song hành cùng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Công ty cổ phần Kết nối và Thời trang Faslink đã kết hợp cùng NTK Ngô Mạnh Đông mang đến BST thời trang được lấy cảm hứng từ quốc phục của 15 quốc gia trong khối ASEAN và các quốc gia trong khu vực châu Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc được thực hiện từ chất liệu vải xanh thân thiện với môi trường. Tất cả đều được xử lý bằng công nghệ hiện đại, bền đẹp và ghi đậm dấu ấn văn hoá của 15 quốc gia.

Sợi vải xanh biến hoá trong BST quốc phục 15 quốc gia tại Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++” - Ảnh 3.

Sợi vải xanh của Faslink biến hoá trong BST trang phục truyền thống của 15 quốc gia tại Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++”

Những vải sợi xanh bao gồm vải tái chế từ bã cafe, vỏ sen, vỏ sò, bạc hà và vỏ chai nhựa. Không chỉ bắt nguồn từ ý tưởng và xu hướng trong kinh doanh thân thiện với thiên nhiên và cải tiến trong công nghệ sợi còn gắn liền với khát vọng mạnh mẽ phát huy giá trị của những nguyên liệu vốn dĩ được xem là bình thường, ít giá trị trong tự nhiên.

"Faslink và các đối tác của chúng tôi đã chọn theo đuổi sứ mệnh mang đến những cái giải pháp nguyên liệu có tính xanh, có tính bền vững và điều đương nhiên thì thời trang luôn cần đẹp, cần tính thời thượng thì mình cần làm sao để cân bằng được. Chúng tôi quyết định làm BST này để thế giới thấy được sợi vải xanh hoàn toàn có thể tạo ra vô số những "tần số cảm biến" và có khả năng ứng dụng ra đời những bộ sưu tập thời trang đầy sáng tạo, với những tính năng khử mùi, kháng khuẩn, vân vân và trong đó, các loại vải tự nhiên cũng là điểm nhấn của các loại vải sợi chúng tôi đang kinh doanh" – theo chia sẻ của bà Trần Hoàng Phú Xuân, CEO Faslink.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại