Cập nhật lúc

Thêm 17.017 ca nhiễm mới, Hà Nội 2.505 ca. Phó tổng tham mưu trưởng nói về đề nghị hết sức cân não

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 5/1.

Thêm 17.017 ca nhiễm mới, Hà Nội 2.505 ca. Phó tổng tham mưu trưởng nói về đề nghị hết sức cân não
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Khởi động trạm ATM oxy miễn phí dành cho những bệnh nhân F0 tại Hà Nội

    Khởi động trạm ATM oxy miễn phí cho bệnh nhân F0 tại Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông tin về biến thể mới IHU vừa phát hiện tại Pháp

    Thêm 17.017 ca nhiễm mới, Hà Nội 2.505 ca. Phó tổng tham mưu trưởng nói về đề nghị hết sức cân não - Ảnh 1.

    Infographics: Vietnam+

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 5/1, cả nước ghi nhận 230 ca tử vong

    Từ 17h30 ngày 04/01 đến 17h30 ngày 05/01 ghi nhận 230 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (25) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Tháp (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (30), An Giang (17), Tây Ninh (17), Bình Dương (15), Vĩnh Long (14), Hà Nội (12), Long An (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Sóc Trăng (9), Đồng Tháp (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (9), Tiền Giang (8 ), Trà Vinh (7), Cà Mau (7), Bình Phước (4), Bạc Liêu (3), Huế (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (2), Hậu Giang (2), Hải Dương (2), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 221 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    4.000 cuộc gọi tư vấn F0 mỗi ngày

    28 nhóm y bác sĩ phụ trách bệnh nhân Covid-19 ở 30 quận, huyện, thị xã, mỗi ngày thực hiện khoảng 4.000 cuộc gọi chăm sóc F0.

    Thông tin trên được đại diện Thành đoàn Hà Nội cho biết ngày 5/1. 28 nhóm y bác sĩ thuộc Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, hoạt động từ ngày 17/12, thăm hỏi và tư vấn cho F0, hỗ trợ y tế cơ sở. Mỗi nhóm có một bác sĩ quản lý, 7-10 bác sĩ tư vấn; mỗi bác sĩ tư vấn sàng lọc khoảng 40-50 F0 mới một ngày. Từ ngày 17 đến 30/12/2021, 28 nhóm y bác sĩ đã thực hiện 29.741 cuộc gọi, trong đó 17.105 cuộc kết nối thành công. Họ sàng lọc, thăm khám, tư vấn, hỗ trợ 11.147 trong tổng số 16.653 F0 tại nhà, tỷ lệ 66,93%.

    Ngoài ra, một nhóm khác nhận cuộc gọi đến từ F0, 7 ngày một tuần trong các khung giờ: 9-11h, 14-17h và 19-21h, tại tổng đài 0241022 nhánh số 3. Từ ngày 31/12/2021, nhóm này hoạt động liên tục 24 giờ.

    Khi F0 gọi đến tổng đài 1022, người trực lưu số liên hệ và thông tin cơ bản. Sau đó, bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành gọi lại, sàng lọc, hỏi họ tên, năm sinh, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền... để đánh giá nguy cơ. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để hỗ trợ, chuyển cấp cứu kịp thời.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 17.017 ca nhiễm mới

    Tính từ 16h ngày 04/01 đến 16h ngày 05/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 17.017 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 16.997 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.168 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 12.299 ca trong cộng đồng).

    Thêm 17.017 ca nhiễm mới, Hà Nội 2.505 ca. Phó tổng tham mưu trưởng nói về đề nghị hết sức cân não - Ảnh 1.

     - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.505), Tây Ninh (862), Hải Phòng (792), Khánh Hòa (782), Bình Định (735), Cà Mau (687), Bình Phước (682), Vĩnh Long (657), Trà Vinh (576), Bến Tre (499), TP. Hồ Chí Minh (448), Bắc Ninh (365), Thanh Hóa (351), Hưng Yên (345), Quảng Ninh (337), Bình Thuận (329), Bạc Liêu (306), Cần Thơ (282), Đắk Lắk (273), Thừa Thiên Huế (260), Đà Nẵng (245), Thái Nguyên (239), Hải Dương (229), Lâm Đồng (228), Hà Giang (227), Quảng Ngãi (215), Kiên Giang (202), Sóc Trăng (196), An Giang (193), Vĩnh Phúc (191), Bắc Giang (187), Quảng Nam (180), Đắk Nông (152), Thái Bình (148), Nam Định (138), Đồng Tháp (137), Phú Yên (136), Lạng Sơn (131), Gia Lai (126), Hòa Bình (121), Nghệ An (109), Tiền Giang (105), Đồng Nai (103), Phú Thọ (99), Sơn La (97), Ninh Bình (85), Bà Rịa - Vũng Tàu (81), Hà Nam (75), Quảng Trị (68), Bình Dương (66), Ninh Thuận (51), Bắc Kạn (45), Lào Cai (43), Điện Biên (42), Quảng Bình (41), Hậu Giang (35), Long An (34), Tuyên Quang (30), Yên Bái (27), Cao Bằng (22), Hà Tĩnh (21), Kon Tum (12), Lai Châu (12). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-216), Đắk Lắk (-94), Tây Ninh (-54). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (+380), Cà Mau (+237), Vĩnh Long (+226). - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.133 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc COVID-19 ở Lâm Đồng tăng nhanh nhất khu vực Tây Nguyên

    Ngày 5/1, Sở Y tế Lâm Đồng ghi nhận 225 ca mắc COVID-19, 1 người tử vong; nâng tổng số người mắc lên 11.295, số trường hợp tử vong là 32.

    Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nói về đề nghị hết sức cân não - Ảnh 1.

    Điều trị F0 tại nhà

    Ở khu vực Tây Nguyên, nếu tính tổng số người mắc thì Lâm Đồng xếp sau Đắk Lắk; tuy nhiên trong 10 ngày gần đây, số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Lâm Đồng tăng nhanh. Trung bình mỗi ngày Lâm Đồng có khoảng 250 ca mắc COVID-19, cao nhất Tây Nguyên. Trong đó, 3 ngày liên tiếp là 27, 28 và 29/12, số ca mắc cao chưa từng có, lần lượt là 358, 394 và 483 ca.

    Hiện số ca mắc COVID-19 đang điều trị ở Lâm Đồng là 4.198, cao nhất so với 5 tỉnh trong khu vực, báo Tiền phong đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM thành lập khoa Covid-19 trẻ em

    Dự kiến, ngày 7/1, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tổ chức khánh thành khoa Covid-19. Đây là bệnh viện đầu tiên của TP.HCM thành lập riêng một khoa Covid-19 thay vì khu/đơn vị điều trị.

    Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nói về đề nghị hết sức cân não - Ảnh 1.

    Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện đầu tiên của TP.HCM thành lập riêng một khoa Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu/Zing.vn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ninh: Số ca tử vong trung bình 10 ca/ngày

    Ngày 5.1, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Tây Ninh, cho biết số ca tử vong ghi nhận trong ngày ở địa phương này đang ở mức trung bình 10 ca/ngày. Tính đến nay, Tây Ninh ghi nhận tổng cộng 678 ca tử vong do Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam trong top 6 nước bao phủ vắc xin cao nhất thế giới

    Sáng 5/1, tại hội nghị Chính phủ với các địa phương, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày báo cáo của Chính phủ, nêu rõ cuối tháng 4/2021, đợt dịch thứ tư bùng phát, cả nước mới tiêm được 320.000 liều vaccine. Đầu tháng 10/2021, khi Chính phủ chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, cả nước đã tiêm được 47 triệu liều.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị sáng 5/1. Ảnh: Nhật Bắc

    Đến nay, Việt Nam đã bao phủ vaccine mũi một cho tất cả dân số từ 18 tuổi; bao phủ 90% mũi hai. Tỷ lệ dân số 12-17 tuổi được tiêm mũi một là 86%; mũi hai là 57%. Các cơ quan cũng đang đặt mua vaccine để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

    Như vậy, từ chỗ tiêm vaccine rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện nhiều công nhân công ty giày da mắc Covid-19

    Tối 4-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 4-1-2022), tại Nghệ An ghi nhận 71 ca mắc mới Covid-19 mới tại 13 địa phương (huyện Nam Đàn: 13, huyện Diễn Châu: 11, thị xã Hoàng Mai: 9, Kỳ Sơn: 9, Thanh Chương: 7, Quỳnh Lưu: 6, Vinh: 5, Qùy Hợp: 4, Tân Kỳ: 3, thị xã Cửa Lò: 1, Yên Thành: 1, Quế Phong: 1, Nghi Lộc: 1). Trong đó có 20 ca cộng đồng tại 5 địa phương (huyện Nam Đàn: 12, huyện Thanh Chương: 4, TP Vinh: 2, huyện Quỳnh Lưu: 1, thị xã Hoàng Mai: 1); 51 ca đã được cách ly từ trước (35 trường hợp là F1, 2 ca trong khu vực phong tỏa, 14 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).

    Theo cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, trong tổng số 71 ca mắc Covid-19 mới, có 29 ca có triệu chứng, 42 ca không có triệu chứng.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

    Được biết, trong 20 trường hợp mắc Covid-19 tại cộng đồng được phát hiện trong 12 giờ qua tại tỉnh Nghệ An có 16 công nhâncủa một công ty giày da trên địa bàn huyện Nam Đàn. Theo đó, có 12 công nhân quê huyện Nam Đàn, 4 công nhân quê huyện Thanh Chương có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 sau khi được tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, báo Người lao động đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP. HCM: Số ca tử vong thấp nhất kể từ tháng 7/2021

    Số ca mắc Covid-19 tử vong trong ngày 4.1 là 26 ca (trong đó có 5 ca từ các tỉnh khác), bằng ngày 27.11. Nếu trừ 5 ca của các tỉnh thì TP.HCM chỉ còn 21 ca, thấp nhất kể từ trung tuần tháng 7 đến nay.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    Diễn biến ca mắc Covid-19 tử vong tại TP.HCM. Đồ hoạ: CỔNG THÔNG TIN COVID-19 TP.HCM

    Phân tích số liệu tử vong tại bệnh viện trong ngày cho thấy số ca tử vong do Covid-19 kèm mắc bệnh nền là 23 ca, không bệnh nền là 3 ca.

    Số ca tử vong từ 18 đến 50 tuổi là 4 ca, số ca tử vong từ 51 đến 65 tuổi là 8 ca, số ca tử vong trên 65 tuổi là 14 ca, không có trường hợp tử vong ở trẻ em và phụ nữ mang thai trong ngày. Số ca mắc Covid-19 tử vong cộng dồn: 20.004 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Giang ghi nhận gần 200 F0 liên quan đến giáo viên nước ngoài

    Ngày 4/1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, lũy tích đến thời điểm hiện tại có 193 F0 liên quan đến chùm ca bệnh tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang. Theo kết quả truy vết, nguồn lây của chùm ca bệnh này là giáo viên tiếng Anh quốc tịch Ireland chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/bac-giang-ghi-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Số ca mới tăng cao song số ca chuyển nặng, tử vong ở mức thấp

    Hơn 10 ngày gần đây, Hà Nội liên tục đứng đầu cả nước về số ca COVID-19 mới, tuy nhiên điểm đáng chú ý là Hà Nội vẫn giữ được số ca chuyển nặng và tử vong ở mức thấp.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    Đồ họa: Báo Tuổi trẻ

    Theo thống kê chung của Hà Nội, tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị là 32.253, trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương là 121 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 214 ca. Tại các bệnh viện thuộc TP Hà Nội là 2.632 ca; cơ sở thu dung điều trị TP là 1.798 ca; cơ sở thu dung quận/huyện: 5.355 ca; theo dõi cách ly tại nhà: 22.133 ca.

    Trong số này có 1.658 ca bệnh ở mức độ trung bình, 363 ca ở mức độ nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch, có 298 bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính; 30 bệnh nhân thở oxy dòng cao HFNC; 12 bệnh nhân thở máy không xâm lấn; 23 bệnh nhân thở máy xâm lấn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nên uống nước trước khi đi tiêm vắc xin mũi 3

    Tiêm vắc xin Covid-19 mũi tăng cường sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt và mệt mỏi, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tuy nhiên, CDC Mỹ khuyến cáo những trường hợp ngất xỉu sau khi tiêm chủng tuy hiếm nhưng cũng rất đáng lo ngại.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    "Tăng thể tích nội mạch bằng cách hydrat hóa (bổ sung phân tử nước) có thể ngăn ngừa việc ngất xỉu do rối loạn vận mạch", Matt Blanchette, phát ngôn viên của CVS Health (Mỹ), nhận định trên trang tin Health.

    Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), mọi người sẽ có nhiều khả năng bị ngất xỉu khi cơ thể mất nước, việc cung cấp đủ nước cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn nôn và dễ chịu hơn. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích và không gây hại hay ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin. Vì vậy, uống nước trước khi tiêm vắc xin là điều nên làm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca COVID-19 nặng, tử vong vẫn tăng

    Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta có 6% là bệnh nhân nặng, 8,3% ở mức trung bình, tỉ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%. 10 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong cao nhất cả nước là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang. 

    Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm hơn 47% là người có bệnh nền, hơn 36% người 50-56 tuổi; 18-49 tuổi là 15%; nhóm 0-17 tuổi là 0,42%. Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó tổng tham mưu trưởng nói về việc ‘điều động quân đội lớn nhất sau chiến tranh’

    Câu chuyện này được trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam, chia sẻ tại buổi tọa đàm "Nhìn lại 2021 - Những chuyển hướng chiến lược" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4.1.

    Tướng Tiến kể trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại TP.HCM và các tỉnh phía nam diễn biến phức tạp, biến chủng Delta lây lan rất nhanh và sâu trong cộng đồng, đặc biệt là số ca tử vong ngày càng tăng nhanh, các địa phương phía nam có đề nghị Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nhằm kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến nói về việc ‘điều động quân đội lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh’ - Ảnh 1.

    Trung tướng Ngô Minh Tiến: Thủ tướng đã ra quyết định rất kịp thời, sáng suốt, quyết đoán khi không ban bố tình trạng khẩn cấp mà quyết định sử dụng một lực lượng có lựa chọn, chủ yếu là y tế, quân đội, công an để chi viện cho các tỉnh phía nam phòng chống dịch. Ảnh: VGP

    "Đây là đề nghị hết sức cân não, không chỉ cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ mà còn cho các cơ quan, bộ, ngành, chức năng", ông Tiến nhớ lại, và kể tiếp, khi ấy Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ nhận thấy có mấy vấn đề cần phải quan tâm, sau nhiều lần họp và làm việc trực tiếp với các địa phương, chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng chống dịch, và thực tế trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam.

    Đó là, thứ nhất, nếu áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam thì sẽ rất khó khăn cho công tác kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, bởi với thành phố đông dân như thế, không có lực lượng nào bảo đảm được việc giãn cách xã hội, phường giãn cách phường, nhà giãn cách nhà.

    Vấn đề thứ hai là bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là nhu yếu phẩm cho người dân.

    Thứ ba là hệ thống y tế của TP.HCM và các tỉnh phía nam không đủ sức để bảo đảm phân tầng điều trị và giải quyết các vấn đề về xét nghiệm và chữa trị cho các bệnh nhân theo phân tầng điều trị như hướng dẫn của Bộ Y tế.

    "Tôi thấy đề nghị của các địa phương cũng có lý do của họ. Nhưng trên cơ sở cân nhắc và phân tích các yếu tố, sự tham mưu của Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng, bám sát vào mục tiêu đặt ra là tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng đã ra quyết định rất kịp thời, quyết đoán là sử dụng một lực lượng có lựa chọn, chủ yếu là y tế, quân đội, công an để chi viện cho các tỉnh phía nam tham gia phòng chống dịch", ông Tiến nói, và cho rằng đó là lần điều động lực lượng, phương tiện lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh.

    Theo Phó tổng tham mưu trưởng, đây chính là quyết định có tính bước ngoặt để sau đó một thời gian ngắn (khoảng 3 tháng), chúng ta đã kiểm soát, ổn định tình hình dịch bệnh, ghi nhận của báo Thanh niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM ghi nhận ca Omicron thứ 6

    Ca thứ 6 nhiễm biến chủng Omicron được ghi nhận tại TP HCM, là tiếp viên hãng hàng không Qatar. Người này nhập cảnh vào Việt Nam ngày 29/12/2021, được cách ly và lấy mẫu ngày 30/12/2021. Kết quả xét nghiệm dương tính, ngày 31/12/2021 người này được đưa về Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức - nơi thu dung, điều trị riêng các ca nghi ngờ và xác định nhiễm Omicron). Kết quả giải trình tự gene virus ngày 3/1 xác định người này nhiễm biến chủng Omicron.

    Như vậy, đến nay 6 ca nhiễm Omicron ghi nhận tại TP HCM, và là ca 25 trên cả nước, đều là người nhập cảnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội chạm ngưỡng 2.500 ca/ngày

     - Ảnh 1.

    Đồ họa: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại