Cập nhật lúc

NÓNG: Trực thăng gặp nạn bốc cháy nghi ngút, Đại tướng Ấn Độ tử vong cùng 12 người xấu số

Tình hình thế giới ngày 8/12 có nhiều diễn biến mới.

NÓNG: Trực thăng gặp nạn bốc cháy nghi ngút, Đại tướng Ấn Độ tử vong cùng 12 người xấu số
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đến lượt Anh quyết định không cử quan chức dự Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ không có một thành viên nội các nào trong chính phủ Anh tham dự Olypic mùa đông Bắc Kinh 2022, TTXVN đưa tin. Ông Johnson gọi đây là hình thức tẩy chay ngoại giao "hiệu quả".

    Nhà lãnh đạo Anh nói rằng cá nhân ông phản đối việc tẩy chay các vận động viên tham dự sự kiện thể thao này, nhưng Anh sẽ tẩy chay ngoại giao bằng cách không cử đại diện tham dự.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ qua đời trong vụ tai nạn máy bay

    Tối 8/12, VOV dẫn nguồn Không quân Ấn Độ cho hay, Đại tướng Bipin Rawat, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nước này đã qua đời trong vụ tai nạn máy bay trực thăng xảy ra tại bang miền Nam Tamil Nadu.

    Ngoài ông Bipin Rawat cùng vợ, 11 người khác có mặt trên chuyến máy bay xấu số đã không qua khỏi. Theo nguồn tin từ quân đội Ấn Độ, tướng Bipin Rawat đang trên đường tới thăm 1 trường quân sự ở bang Tamil Nadu và dự kiến có buổi trò chuyện với các sĩ quan và sinh viên đang theo học Khóa Tham mưu tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào tăng cường kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn biến thể Omicron

    Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đưa tin, giới chức Lào đã ra lệnh tăng cường kiểm soát biên giới với các nước láng giềng sau khi Thái Lan ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron vào ngày 6/12.

    Tiến sĩ Sisavath Soutthanilaxay, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Lào, cho biết nước này đã áp dụng các biện pháp mạnh hơn để ngăn ngừa biến thể Omicron xâm nhập. Tất cả mọi cá nhân khi nhập cảnh sẽ phải cung cấp mẫu xét nghiệm để kiểm tra biến thể Omicron.

    Được biết, hiện công nhân Lào vẫn tiếp tục trở về từ Thái Lan và có thể mang theo virus SARS-CoV-2. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ Lào đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trong khi các cơ quan gấp rút thảo luận về biện pháp ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron tại Lào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Olaf Scholz trở thành tân thủ tướng Đức

    Hôm nay, ngày 8/12, Quốc hội Đức (Bundestag) đã bầu ông Olaf Scholz vào cương vị thủ tướng thứ 9 của nước Đức. Ông Scholz sẽ được Tổng thống Đức chính thức bổ nhiệm làm thủ tướng và tuyên thệ nhậm chức cùng với nội các mới vào cuối ngày hôm nay - báo Tuổi trẻ đưa tin.

    NÓNG: Trực thăng chở Đại tướng Ấn Độ gặp tai nạn, bốc cháy nghi ngút; Ít nhất 4 người tử nạn - Ảnh 1.

    Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Ảnh: AP

    Đây được coi là dấu mốc mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) sau nhiệm kỳ 16 năm của bà Angela Merkel.

    Chính phủ của ông Scholz sẽ tiếp quản nước Đức với hy vọng thúc đẩy hiện đại hóa đất nước và chống lại biến đổi khí hậu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ nguy kịch

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bipin Rawat đã rơi vào tình trạng nguy kịch sau vụ tai nạn trực thăng mới đây gần Coonoor, Tamil Nadu, Vnexpress dẫn nguồn India TV cho hay. Ông Rawat hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

    Theo India TV, ông Bipin Rawat đã bị bỏng nặng 70-80% sau tai nạn.

    NÓNG: Trực thăng chở Đại tướng Ấn Độ gặp tai nạn, bốc cháy nghi ngút; Ít nhất 4 người tử nạn - Ảnh 1.

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bipin Rawat. Ảnh: PTI.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã tới nhà của ông Bipin Rawat ở New Delhi để gặp mặt gia đình và thông báo về vụ tai nạn. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nói Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh là ‘tự lấy đá ghè chân’

    NÓNG: Trực thăng chở Đại tướng Ấn Độ gặp tai nạn, bốc cháy nghi ngút; Ít nhất 4 người tử nạn - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. (Ảnh: Reuters)

    Ngày 6/12, Nhà Trắng thông báo rằng các quan chức Mỹ sẽ tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông vì vấn đề nhân quyền, nhưng vẫn sẽ cho phép các vận động viên Mỹ đến Bắc Kinh để tranh tài.

    Nhiều đồng minh của Mỹ lưỡng lự chưa làm theo, nhưng hôm qua Úc khẳng định cũng sẽ tham gia tẩy chay ngoại giao.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo rằng Bắc Kinh phản đối việc Mỹ tẩy chay ngoại giao và sẽ có "các biện pháp đáp trả kiên quyết"

    "Mỹ sẽ phải trả giá cho hành động sai lầm này. Chúng ta hãy chờ xem", ông Triệu nói.

    Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) có cuộc họp lãnh đạo vào ngày 7/12 tại trụ sở ở Lausanne, Thuỵ Sĩ, trước khi đại hội thể thao diễn ra từ ngày 4 – 20/2/2022 tại Bắc Kinh.

    "Chúng tôi luôn đề nghị tôn trọng nhiều nhất có thể và sự can thiệp ít nhất có thể từ chính trị. Chúng ta phải có đi có lại. Chúng tôi tôn trọng các quyết định chính trị từ các cơ quan chính trị", ông Juan Antonio Samaranch, quan chức điều phối trưởng của IOC về Olympic Bắc Kinh, nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Mỹ nhận định Omicron chắc chắn không nghiêm trọng hơn Delta

    NÓNG: Trực thăng chở Đại tướng Ấn Độ gặp tai nạn, bốc cháy nghi ngút; Ít nhất 4 người tử nạn - Ảnh 1.

    Nhà khoa học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cho biết các dấu hiệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron không nguy hiểm hơn biến thể Delta.

    Theo hãng tin AFP, Tiến sĩ Anthony Fauci - Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden - nhận định biến thể Omicron "gần như chắc chắn không nghiêm trọng hơn biến thể Delta".

    "Khi nhìn vào một số nhóm đang được theo dõi ở Nam Phi, tỷ lệ giữa ca nhập viện trên ca nhiễm dường như thấp hơn so với chủng Delta", ông nói.

    Ông Fauci đã phân tích những điều đã biết và chưa biết về biến thể Omicron thành 3 yếu tố chính, gồm khả năng lây truyền, khả năng lẩn tránh miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xác nhận chính thức về vụ tai nạn trực thăng

    Tuyên bố chính thức đầu tiên xác nhận vụ tai nạn trực thăng Mi17 của quân đội Ấn Độ. Tướng CDS Bipin Rawat, vợ ông và 7 người khác có mặt trên máy bay. Được biết, 4 người được xác định đã tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trực thăng chở Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ gặp sự cố

    Theo NDTV, một máy bay trực thăng quân sự chở các sĩ quan quốc phòng cấp cao đã bị rơi tại Coonoor, quận Nilgiris, Tamil Nadu, Ấn Độ.

    Cảnh sát Tamil Nadu cho biết 3 người được giải cứu bị thương nặng. Họ đã được đưa đến bang Wellington ở quận Nilgiris.

    Theo Không quân Ấn Độ, Tham mưu trưởng Quốc phòng, Tướng Bipin Rawat đã có mặt trên chiếc trực thăng bị rơi. Các đội cứu hộ khẩn cấp đang được triển khai tại nơi xảy ra sự cố.

    Hiện trường vụ việc. Nguồn: Twitter

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sự cố bất ngờ khi Tổng thống Putin - Biden họp thượng đỉnh

    Một sự cố kỹ thuật đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin họp thượng đỉnh tối qua.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Tổng thống Vladimir Putin dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Joe Biden hôm 7/12 (Ảnh: Reuters).

    Theo Dân trí, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vẫy tay chào nhau khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh trực tuyến kéo dài 2 giờ hôm 7/12. Tuy nhiên, một sự cố kỹ thuật đã xảy ra khi hai nhà lãnh đạo trao đổi qua màn hình trực tuyến.

    Đội ngũ của Tổng thống Biden không để phóng viên theo dõi những phút đầu tiên của cuộc hội đàm, trong khi truyền thông Nga đăng video và Điện Kremlin đăng hình ảnh cho thấy Tổng thống Putin vẫy tay chào và mỉm cười khi bắt đầu cuộc họp với nhà lãnh đạo Mỹ.

    Khi Tổng thống Biden bắt đầu cuộc họp với ông Putin, micro của ông dường như bị tắt tiếng.

    "Tôi chào đón ngài, ngài Tổng thống", ông Putin nói thông qua phiên dịch. Ở màn hình bên kia, ông Biden vẫn đang nói nhưng không có tiếng.

    "Được rồi đấy", Tổng thống Biden sau đó nói, khi ông nhấn vào nút để mở tiếng.

    "Xin chào! Ha, ha, ha. Rất vui được gặp lại ngài", ông Biden cuối cùng cũng có thể hồi đáp lời chào của ông Putin.

    "Xin chào ông", ông Putin nói.

    "Thật không may là lần trước chúng ta đã không gặp nhau tại G20. Tôi hy vọng lần tới chúng ta sẽ gặp trực tiếp", ông Biden nói với Tổng thống Nga.

    Sau màn chào hỏi của 2 nhà lãnh đạo, các phóng viên được yêu cầu ra khỏi phòng họp để hội nghị được tiếp tục. Theo phóng viên của kênh Russia 1 đưa tin từ Điện Kremlin, ông Putin để phiên dịch ngồi phòng riêng để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ "hình thức họp 1-1" với ông Biden.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 2.

    Màn hình chiếu cảnh Tổng thống Biden vẫy tay chào Tổng thống Putin tại hội nghị hôm 7/12 (Ảnh: AFP).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nigeria lãng phí 1 triệu liều vắc-xin Covid-19

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Nigeria lãng phí khoảng 1 triệu liều vắc-xin Covid-19 vì hết hạn sử dụng. Ảnh: Reuters

    Hai nguồn tin tiết lộ với hãng tin Reuters có tới một triệu liều vắc-xin Covid-19 tại Nigeria hết hạn vào tháng trước mà không được sử dụng.

    Đây là 1 trong những lần thiệt hại vắc-xin Covid-19 nhiều nhất, cho thấy các quốc gia châu Phi gặp khó khăn trong việc tiêm phòng. Các chính phủ ở lục địa hơn tỉ 1 dân đang thúc giục cung cấp thêm nhiều vắc-xin vì tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn các khu vực giàu có, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới như Omicron, loại biến thể đang lây lan khắp Nam Phi.

    Tại Nigeria , nước đông dân nhất châu Phi với dân số hơn 200 triệu người, chưa đến 4% người trưởng thành được tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn cung gần đây đã gây ra một vấn đề mới khi nhiều nước châu Phi nhận thấy họ không có đủ năng lực để lưu trữ vắc-xin trong khi một số loại có thời hạn sử dụng ngắn.

    Theo các nguồn tin tiết lộ với hãng Reuters ngày 8-12, những liều thuốc hết hạn được sản xuất bởi AstraZeneca và chuyển đến từ châu Âu. Chúng được cung cấp thông qua COVAX, cơ chế chia sẻ vắc-xin do liên minh vắc-xin GAVI và WHO dẫn đầu.

    Một nguồn tin thứ 3 cho biết một số liều thuốc được giao đến trước khi hết hạn sử dụng từ 4 tới 6 tuần và không thể sử dụng kịp thời, bất chấp những nỗ lực của cơ quan y tế. Theo các nguồn tin này, số liều hết hạn đang được đếm và con số chính thức vẫn chưa được chốt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện phiên bản ‘tàng hình’ của biến thể Omicron

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Theo Tuổi trẻ, các nhà khoa học phát hiện một phiên bản ‘tàng hình’ của biến thể Omicron có thể qua mặt các phương pháp xét nghiệm đang được nhiều nước sử dụng.

    Ngày 7-12, báo Guardian cho biết phiên bản này được phát hiện trong các mẫu gene virus SARS-CoV-2 từ Nam Phi, Úc, Canada những ngày qua.

    Nó được gọi là phiên bản của biến thể Omicron vì có nhiều đột biến giống với biến thể mới. Tuy nhiên, phiên bản này thiếu một biến đổi di truyền khiến nó không thể được phát hiện bằng xét nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm.

    Các nhà nghiên cứu cho biết còn quá sớm để xác định liệu phiên bản mới có lây lan theo cách giống như phiên bản Omicron tiêu chuẩn hay không. Nhưng do có sự khác biệt về mặt di truyền nên phiên bản này có thể hoạt động khác.Sau phát hiện này, các nhà khoa học chia biến thể Omicron thành 2 dòng, gồm phiên bản tiêu chuẩn gọi là BA.

    1 và phiên bản "tàng hình" BA.2.Giáo sư Francois Balloux, giám đốc Viện di truyền Đại học London (Anh), nói phiên bản mới chiếm khoảng 6% trong các mẫu gene của biến thể Omicron gửi lên hệ thống dữ liệu gene Gisaid.

    Hiện chưa rõ vì sao phiên bản mới này xuất hiện. Tuy nhiên đặc tính "tàng hình" khiến các nhà khoa học lo ngại nó có thể âm thầm lây lan ở những nơi chỉ tập trung xét nghiệm PCR.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điện Kremlin tiết lộ yêu cầu của ông Putin với ông Biden trong Thượng đỉnh Nga - Mỹ

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Tổng thống Biden và Tổng thống Putin. Ảnh: Reuters

    Trong cuộc trao đổi "thẳng thắn và thiết thực", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Tổng thống Biden đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng hoặc triển khai vũ khí tấn công tới những quốc gia như Ukraine.

    Moscow "quan tâm nghiêm túc" đến việc nhận được "những đảm bảo pháp lý vững chắc và đáng tin cậy", liên quan đến việc NATO mở rộng về phía đông và việc triển khai "những hệ thống vũ khí tấn công tới những quốc gia gần Nga", điện Kremlin cho biết trong một thông báo về cuộc điện đàm ngày 7/12 giữa hai nhà lãnh đạo.

    Đề xuất của Tổng thống Putin được đưa ra nhằm phản ứng trước "những mối quan ngại" của Tổng thống Biden về việc quân đội Nga đe dọa Ukraine cũng như những cảnh báo về các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh nhằm chống lại Nga. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, NATO "đang gây ra những nỗ lực nguy hiểm nhằm chinh phục Ukraine" và "tăng cường các hoạt động quân sự ở biên giới của chúng tôi".

    Khi được hỏi về việc này, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden Jake Sullivan cho biết, Mỹ "không đưa ra cam kết hay thỏa hiệp nào".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc ghi nhận số ca COVID-19 cao chưa từng thấy

    80% ca nhiễm COVID-19 của Hàn Quốc được phát hiện ở Seoul và các khu vực lân cận. Điều này khiến việc đảm bảo đủ giường cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa COVID-19 đi bộ dưới ánh đèn Giáng sinh tại một khu mua sắm ở trung tâm Seoul, Hàn Quốc, ngày 1 tháng 12 năm 2021. Ảnh: REUTERS / Kim Hong-Ji

    Ngày 7/12, số ca mắc COVID-19 mới của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 7.000 ca, khiến nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng căng thẳng khi số ca bệnh nặng và tử vong cũng đang tăng lên, hãng tin Reuters đưa tin.

    Chính phủ Hàn Quốc sẽ huy động thêm nhân sự để giám sát bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà và cải thiện hệ thống vận chuyển bệnh nhân có triệu chứng nặng đến bệnh viện cấp cứu, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nói trong một cuộc họp về COVID-19 ngày 7/12.

    "Tại khu vực thủ đô, nơi có 80% tổng số ca bệnh được báo cáo, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm giường bệnh với sự hợp tác tích cực từ cộng đồng y tế, nhưng vẫn rất khó để bắt kịp tốc độ gia tăng của các ca nhiễm virus", Kim nói tại cuộc họp phản ứng COVID-19 của chính phủ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU sắp tung "vũ khí sát thương mạnh" vào Trung Quốc

    Liên minh châu Âu chuẩn bị công bố một vũ khí thương mại mới có thể loại bỏ Trung Quốc và một số quốc gia khác vướng cáo buộc chèn ép kinh tế khỏi thị trường của khối này.

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, công cụ này sẽ nhắm vào các quốc gia cố gắng "can thiệp vào các lựa chọn chủ quyền hợp pháp" của EU hoặc một trong 27 quốc gia thành viên "bằng cách áp dụng hoặc đe dọa áp dụng các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư," dự thảo đề xuất cho biết.

    Kế sách cuối cùng

    Dự thảo đưa ra một loạt các trừng phạt mà EU có thể thực hiện khi khối cho rằng các hành động chèn ép đang được triển khai bao gồm điều chỉnh thuế quan, đình chỉ tiếp cận thị trường thông qua việc sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép kinh doanh và hạn chế tiếp cận các chương trình mua sắm công và thị trường đầu tư.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh vấn đề kinh doanh với Trung Quốc đang trở thành điều được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của EU khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Litva được đẩy lên cao trào, trong đó Bắc Kinh bị cáo buộc chặn xuất khẩu của Litva sau khi quốc gia này mở rộng quan hệ chính thức với Đài Loan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022

    Theo Zing, thủ tướng Scott Morrison ngày 8/12 thông báo quan chức Australia sẽ không đến dự Olympic Bắc Kinh 2022, nhưng các vận động viên của đất nước chuột túi vẫn sẽ tham gia thi đấu.

    Thủ tướng Scott Morrison cho rằng không có gì "ngạc nhiên" khi Australia tẩy chay sự kiện này về mặt ngoại giao, bởi "mối quan hệ với Trung Quốc đã tan vỡ trong những năm gần đây".

    "Tôi quyết định như vậy vì lợi ích quốc gia của Australia", ông nói trong tuyên bố ngày 8/12, ABC News đưa tin. "Đó là điều đúng đắn".

    ABC xác nhận việc tẩy chay sẽ bao gồm cả các quan chức Australia đã ở Trung Quốc. Ủy ban Olympic Australia (AOC), dự kiến ​​cử khoảng 40 vận động viên tham dự, ủng hộ động thái này.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Chính phủ Australia theo bước Mỹ tẩy chay Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

    Guardian từng nhận định chính phủ ông Morrison sẽ xem xét viện dẫn các biện pháp phòng dịch Covid-19 là lý do để tẩy chay Olympic Bắc Kinh, khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi Australia theo chân Mỹ.

    Chính phủ Australia luôn theo dõi chặt chẽ các động thái của Mỹ khi tiến hành tẩy chay ngoại giao. Vương quốc Anh và Canada cũng đang xem xét hành động của mình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Biden mong được gặp trực tiếp ông Putin

    Theo VnExpress đưa tin, mới đây ông Biden đã chào hỏi ông Putin một cách thân thiện khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, bày tỏ hy vọng gặp trực tiếp Tổng thống Nga lần sau.

    Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin bắt đầu họp thượng đỉnh trực tuyến từ 16h07 (22h07 giờ Hà Nội).

    Hình ảnh được phát trên truyền thông nhà nước Nga cho thấy khi bắt đầu cuộc hội đàm, Biden nói với Putin rằng ông hy vọng hai người có thể gặp trực tiếp trong hội nghị tiếp theo. Hai lãnh đạo chào hỏi nhau một cách thân thiện, sau đó tiến hành hội đàm kín, với nội dung cuộc họp được cho là sẽ rất căng thẳng.

    Một quan chức Mỹ cho biết trước sự kiện rằng Tổng thống Biden sẽ nói với Putin rằng Moskva và các ngân hàng Nga có thể hứng chịu những lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhất nếu Nga tấn công Ukraine.

    Theo quan chức này, các lệnh trừng phạt có thể nhắm vào những ngân hàng lớn nhất của Nga cũng như khả năng đổi từ đồng rouble sang USD cùng các loại ngoại tệ khác của Moskva. Đây được coi là biện pháp nhằm răn đe Nga không điều động hàng chục nghìn binh sĩ tấn công qua biên giới Ukraine.

     - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Reuters.

    Điện Kremlin cũng cho biết họ không kỳ vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ tạo ra bất cứ bước đột phá nào, đồng thời bác bỏ cáo buộc rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công Ukraine. Nga khẳng định mọi động thái quân sự của họ ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản hiện có rất ít người chết vì Covid-19?

    Dân trí cho biết, tại Nhật Bản, quốc gia có tuổi thọ cao bậc nhất thế giới, mỗi ngày chỉ có chưa đến một người tử vong vì Covid-19, trong khi nhiều quốc gia khác đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh bùng phát trở lại.

     - Ảnh 1.

    Người dân Nhật Bản luôn có ý thức thực hiện các biện pháp chống dịch (Ảnh minh họa: Nikkei).

    Sáu trường hợp tử vong vì Covid-19 ở Nhật Bản trong tuần qua là mức thấp nhất được ghi nhận ở nước này kể từ tháng 7/2020, trước khi xảy ra làn sóng đại dịch thứ hai. So với các quốc gia phát triển khác như Đức hoặc Mỹ, kết quả này thậm chí còn đáng chú ý hơn, khi không nước thành viên nào trong Nhóm G7 có số người chết ít như vậy kể từ khi đại dịch bùng phát.

    Sự sụt giảm về số ca tử vong tại Nhật Bản diễn ra đồng thời với sự sụt giảm về số ca nhiễm bệnh, từ hơn 25.000 người mắc Covid-19 mỗi ngày hồi tháng 8 xuống còn dưới 200 người mỗi ngày trong 3 tuần qua. Sự sụt giảm về số ca nhiễm và tử vong thậm chí còn đáng chú ý hơn khi dân số Nhật Bản lớn hơn nhiều so với các quốc gia trong nhóm G7 (ngoại trừ Mỹ), đồng thời tuổi thọ lớn hơn cũng khiến nguy cơ tử vong vì Covid-19 tại Nhật Bản cao hơn.

    Hiện chưa rõ lý do chính xác khiến số ca nhiễm và tử vong mà Nhật Bản ghi nhận vào cuối mùa hè và đầu mùa thu lại giảm đáng kể như vậy.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhóm nghiên cứu Hong Kong (Trung Quốc) phát triển loại thép có thể diệt 99,9% SARS-CoV-2

    Theo Dân trí, các nhà nghiên cứu ở Hong Kong cho biết đã phát triển ra loại thép không gỉ đầu tiên trên thế giới có đặc tính kháng khuẩn, có thể diệt virus SARS-CoV-2 trong vài giờ, với hiệu quả lên tới 99,99%.

    Đã có kim loại tiêu diệt được 99,9% SARS-CoV-2; Hiện tượng lạ ở Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Loại thép mới được cho có tiềm năng góp phần giúp thế giới có thể sống chung với đại dịch trong tương lai (Ảnh: SCMP).

    Theo Bloomberg, nhóm nhà khoa học tại đại học Hong Kong thông báo, họ đã phát triển ra loại thép không gỉ đầu tiên trên thế giới có khả năng tiêu diệt SARS-CoV-2 trong vài giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết, loại thép này có thể ứng dụng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch trên toàn cầu.

    Cụ thể, loại thép mới có thể vô hiệu hóa 99,75% virus SARS-CoV-2 trong 3h và đạt tỷ lệ 99,99% trong vòng 6h.

    Giáo sư Huang Mingxin và giáo sư Leo Poon, những người đứng đầu nghiên cứu, đang liên lạc với các đối tác công nghiệp để thử nghiệm vật liệu này trong việc tạo ra các sản phẩm thép như nút nâng, tay nắm cửa và tay vịn nằm trong số các bề mặt thường được chạm vào ở các khu vực công cộng.

    Sáng kiến này - nếu được chứng minh là hiệu quả và có thể sản xuất hàng loạt với giá thành thấp - sẽ giảm đáng kể chi phí khử trùng thường xuyên các khu vực có phương tiện giao thông công cộng như sân bay và nhà ga xe lửa cũng như các địa điểm tập trung đông người như rạp chiếu phim và sân vận động thể thao.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại