Cập nhật lúc

"Mẹ đẻ" AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm "kho báu" xịn

Thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong ngày 6/12.

"Mẹ đẻ" AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm "kho báu" xịn
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Mỹ quyết tung đòn sấm sét khiến Trung Quốc ê chề

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Các nguồn tin của CNN cho hay, chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố quyết định tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 trong tuần này.

    Hãng CNN dẫn lời một số nguồn tin cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ đưa ra thông báo về quyết định tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 trong tuần này.

    Theo đó, Mỹ sẽ thông báo về việc không cử bất cứ quan chức nào của nước này tới tham dự sự kiện, một động thái cho phép Washington gửi thông điệp chính trị tới Trung Quốc mà không ngăn cản các vận động viên Mỹ thi đấu.

    Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ vốn đang thảo luận riêng về vụ tẩy chay đã từ chối bình luận về thông tin này.

    Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ với báo giới rằng ông đang cân nhắc biện pháp tẩy chay ngoại giao sau khi nhiều nhà lập pháp của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay Thế vận hội để phản đối việc Trung Quốc "vi phạm nhân quyền".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Hun Sen muốn đại diện Myanmar tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2022

    Tại một sự kiện diễn ra ở tỉnh Prey Veng ngày 6/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, sẽ tới thăm Myanmar và gặp Thống tướng Min Aung Hlaing để trao đổi về việc tăng cường hơn nữa sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN.

    Với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, việc Campuchia có tổ chức thành công các Hội nghị ASEAN với sự góp mặt đầy đủ của 10 nước thành viên hay không, đang là một trong những vấn đề được rất nhiều giới quan sát quan tâm. Do vậy, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang tích cực tìm kiếm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự gắn kết trong ASEAN, đặc biệt là trong việc đẩy mạnh ngoại giao nhằm đạt được tiến bộ cho cuộc khủng hoảng tại Myanmar.

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: Facebook Thủ tướng Hun Sen)

    Thủ tướng Hun Sen khẳng định sẵn sàng gặp Thống tướng Min Aung Hlaing để thảo luận các vấn đề liên quan tới Myanmar và thuyết phục Myanmar tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2022 khi Campuchia là nước chủ nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo chí sắp có Văn phòng đại diện đầu tiên trên... vũ trụ

    Ngành báo chí Nga nói riêng và thế giới nói chung chuẩn bị chứng kiến một cột mốc mang tính lịch sử khi ngay trong tháng này, hãng thông tấn TASS của Nga sẽ gửi một "phóng viên không chuyên" lên tác nghiệp trên vũ trụ, đồng thời chính thức mở văn phòng đại diện của TASS trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

    Theo , ông Sergei Mikhailov, Tổng Giám đốc hãng thông tấn TASS và người đứng đầu tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin mới đây đã ký biên bản hợp tác ghi nhớ nhằm mở văn phòng đại diện thường trực của TASS trên ISS.

    Sự kiện này sẽ mở đường để TASS trở thành hãng thông tấn đầu tiên trên thế giới có văn phòng đại diện trên ISS.

    Đặc biệt hơn, nhà du hành vũ trụ Alexander Misurkin của Roscosmos sẽ trở thành phóng viên đầu tiên của TASS trên vũ trụ.

    Nếu không có gì thay đổi, dự kiến vào ngày 8/12, ông Misurkin sẽ bay vào vũ trụ trên con tàu Soyuz MS-20 cùng với tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa và một thành viên khác. Trong thời gian tác nghiệp trên ISS, phóng viên Misurkin sẽ kể về cuộc sống và công việc trên ISS.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tướng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang phát triển năng lực không gian nhanh gấp đôi Mỹ

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Một vụ phóng vệ tinh của Trung Quốc. Ảnh: Cơ quan vũ trụ Trung Quốc

    Tướng David Thompson, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không gian Mỹ vừa cảnh báo, Trung Quốc đang phát triển các năng lực không gian vũ trụ với tốc độ nhanh gấp đôi so với Mỹ.

    Phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Quốc gia Reagan ngày 4/12, ông David Thompson cho rằng, Trung Quốc có thể vượt Mỹ về năng lực không gian vũ trụ vào cuối thập kỷ này: "Thực tế là họ đang xây dựng, hoàn thiện và cập nhật các khả năng không gian của họ với tốc độ gấp đôi tốc độ hiện tại của chúng ta. Do đó nếu chúng ta không tăng tốc phát triển khả năng này, họ sẽ sớm vượt quá chúng ta và năm 2030 là mốc thời gian khá hợp lý".

    Khi được hỏi về việc liệu Mỹ có đang ở trong cuộc đua không gian vũ trụ với Trung Quốc hay không, Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Jim Cooper trả lời rằng: "Đúng vậy".

    Mặc dù là một người ủng hộ Lực lượng không gian Mỹ, nhưng ông Jim Cooper lưu ý, lực lượng này vẫn chưa tiến nhanh, đủ để bắt kịp ngành công nghiệp tư nhân.

    "Khu vực tư nhân vẫn có sự đổi mới hơn nhiều so với lực lượng không gian của chúng ta. Vì thế chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bắt kịp họ. Và để thực sự vượt trội, chúng ta cần phải vượt xa trí tưởng tượng của Elon Musk, trí tưởng tượng của Jeff Bezos, cũng như vượt xa về kinh phí". Hiện ngân sách mà Mỹ dành cho lực lượng này vào khoảng 17 tỷ USD nhưng ông Jim Cooper cho rằng khoản kinh phí này vẫn chưa đủ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiết lộ gây tranh cãi về việc ông Donald Trump mắc Covid-19

    Cựu Tổng thống Donald Trump gọi sách mới của cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows là rác và ông Meadows thật ngốc ngếch khi viết nó, trong đó có đề cập thông tin thời gian ông Trump mắc Covid-19 được che giấu.

    Trong lời giới thiệu trên trang bìa sách mới của ông Mark Meadows, cựu Tổng thống Donald Trump gọi ông Meadows là "một chánh văn phòng Nhà Trắng tuyệt vời" và dự đoán về "một tương lai tuyệt vời cùng nhau". Cựu tổng thống Trump cũng đã quảng bá cuốn sách của ông Mark Meadows đến những người theo dõi ông trên mạng xã hội.

    Cuốn sách dự kiến được ra mắt trong tuần này. Tuy nhiên, ông Trump đã thay đổi giọng điệu về cuốn sách mới. Tờ Guardian hồi tuần trước dẫn nguồn tin từ ông Meadows rằng cựu Tổng thống Trump có kết quả dương tính với Covid-19 3 ngày trước cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên với Tổng thống Joe Biden vào tháng 9 năm ngoái.

    Ông Meadows cũng nêu chi tiết về cách thức cuộc xét nghiệm bị che đậy như thế nào. Ông Trump cuối cùng đã công bố kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 2-10-2020, ngày ông nhập viện ở Maryland.

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows. Ảnh: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc công bố “Sách trắng về dân chủ”

    Sách trắng "Nền dân chủ của Trung Quốc" gồm 5 phần, bao gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân thực hiện toàn bộ quá trình dân chủ nhân dân; Tổ chức thể chế khoa học và hiệu quả; Thực hành dân chủ gắn với thực tế cụ thể; Toàn diện và dân chủ hiệu quả và Làm giàu tri thức văn minh chính trị nhân loại.

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters.

    Sách Trắng dân chủ của Trung Quốc giới thiệu thành tựu của công cuộc xây dựng kinh tế, xã hội cũng như quyền làm chủ của người dân Trung Quốc không ngừng được nâng cao. Theo đó, toàn bộ tiến trình dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đều được xây dựng trên cơ sở thực tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron chưa phải là "trùm cuối" của dịch Covid-19?

    Phát biểu trong chương trình "Gặp gỡ báo chí" của đài NBC News, ông Collins nói: "Có khả năng đây không phải là biến thể mới nổi cuối cùng thu hút rất nhiều sự chú ý và mối lo ngại. Virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục biến đổi từ virus corona ban đầu xuất hiện ở TP Vũ Hán - Trung Quốc".

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins. Ảnh: AP

    Ông Collins cũng suy đoán Omicron phát triển trong một người suy giảm miễn dịch bị nhiễm một biến thể virus SARS-CoV-2 khác.

    "Omicron có số lượng đột biến lớn nhất mà chúng ta đã thấy cho đến nay - khoảng 50 đột biến - so với virus gốc. Dường như nó bắt nguồn từ một người suy giảm miễn dịch, ở trong cơ thể đó nhiều tháng và nảy sinh thêm nhiều đột biến trong khoảng thời gian ấy. Nếu chúng ta không xây dựng hệ thống bảo vệ miễn dịch toàn cầu, sẽ có một biến thể khác xuất hiện" - ông Collins cảnh báo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bà Suu Kyi bị tuyên án 4 năm tù

    Cựu cố vấn nhà nước Myanmar Suu Kyi bị tuyên án 4 năm tù vì kích động bất đồng chính kiến ​​chống quân đội và vi phạm quy định phòng Covid-19. Cựu tổng thống Win Myint cũng bị tuyên án 4 năm tù với tội danh tương tự. Zaw Min Tun cho biết hai người chưa bị đưa đến nhà tù.

    "Họ sẽ phải đối mặt với các cáo buộc khác từ nơi họ đang ở" tại thủ đô Naypyidaw, Zaw Min Tun nói, song không cung cấp thêm chi tiết.

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Bà Aung San Suu Kyi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Mẹ đẻ" vaccine AstraZeneca cảnh báo đại dịch tiếp theo tồi tệ hơn Covid-19

    Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 265 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và hơn 5 triệu người thiệt mạng. Mặc dù vậy, Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học Anh được coi là "mẹ đẻ" vaccine AstraZeneca/Oxford, cho rằng thế giới vẫn chưa thể sớm thoát đại dịch, trong khi đó, Covid-19 có thể chưa phải đại dịch chết chóc cuối cùng mà con người phải đối mặt.

    Mẹ đẻ AstraZeneca có cảnh báo đáng sợ - Mỹ ra tay, thế giới được bơm thêm kho báu xịn - Ảnh 1.

    Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học Anh được coi là "mẹ đẻ" vaccine AstraZeneca/Oxford (Ảnh: Reuters).

    "Đây không phải lần cuối cùng một loại virus đe dọa mạng sống và sinh kế của chúng ta. Sự thật là đại dịch tiếp theo thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa. Nó có thể lây lan hơn nữa, hoặc chết chóc hơn nữa hoặc cả hai", giáo sư Gilbert nói. Bà kêu gọi thế giới đầu tư cho các nghiên cứu để "phòng thủ" trước các đại dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron chưa phải là "trùm cuối" của dịch Covid-19?

    Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins ngày 5-12 cảnh báo Omicron có khả năng không phải là biến thể Covid-19 cuối cùng gây ra nhiều mối lo ngại.

    Phát biểu trong chương trình "Gặp gỡ báo chí" của đài NBC News, ông Collins nói: "Có khả năng đây không phải là biến thể mới nổi cuối cùng thu hút rất nhiều sự chú ý và mối lo ngại. Virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục biến đổi từ virus corona ban đầu xuất hiện ở TP Vũ Hán - Trung Quốc".

    Một quyết định của Mỹ, thế giới có thêm 1 tỷ liều vắc-xin; Omicron xuất hiện hóa ra là tin vui? - Ảnh 1.

    Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins. Ảnh: AP

    Ông Collins cũng suy đoán Omicron phát triển trong một người suy giảm miễn dịch bị nhiễm một biến thể virus SARS-CoV-2 khác.

    "Omicron có số lượng đột biến lớn nhất mà chúng ta đã thấy cho đến nay - khoảng 50 đột biến - so với virus gốc. Dường như nó bắt nguồn từ một người suy giảm miễn dịch, ở trong cơ thể đó nhiều tháng và nảy sinh thêm nhiều đột biến trong khoảng thời gian ấy. Nếu chúng ta không xây dựng hệ thống bảo vệ miễn dịch toàn cầu, sẽ có một biến thể khác xuất hiện" - ông Collins cảnh báo.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết 

    Omicron chưa phải là 'trùm cuối' của dịch Covid-19?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Thêm nhiều quan chức địa phương bị kỷ luật vì để Covid-19 bùng phát

    Thêm 4 quan chức địa phương ở thành phố Mãn Châu Lý của Trung Quốc bị kỷ luật vì để dịch Covid-19 bùng phát.

    Thành phố biên giới Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc báo cáo có thêm 30 ca mới mắc Covid-19 vào ngày 4/12. Trước đó một ngày, khu vực này ghi nhận 58 ca Covid-19 trong cộng đồng.

    Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo hôm 5/12 nước này ghi nhận 42 ca mới mắc Covid-19 trong cộng đồng bao gồm 10 ca ở thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang và 2 ca ở tỉnh Vân Nam.

    Dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Mãn Châu Lý bắt đầu từ cuối tháng 11 và tăng nhanh lên con số 314 ca tính tới 14h ngày 4/12, theo chính quyền thành phố.

    Biến chủng gây bùng phát dịch Covid-19 ở Mãn Châu Lý là Delta và toàn thành phố đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân địa phương lần thứ 7 trong điều kiện thời tiết vô cùng giá rét.

    Đáng nói, 4 quan chức địa phương ở thành phố Mãn Châu Lý đã bị kỷ luật vì lơ là trách nhiệm trong công tác ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thậm chí, một quan chức bị đánh giá là "gây ảnh hưởng nghiêm trọng" đến những nỗ lực của chiến lược "không ca nhiễm Covid-19".

    Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần này gây ảnh hưởng tới ít nhất 3 khu vực là Hắc Long Giang, Bắc Kinh và Hà Bắc của Trung Quốc. Trong đó, ca mới nhất mắc Covid-19 ở Bắc Kinh được xác định là ca bệnh liên quan tới cụm lây nhiễm ở khu tự trị Nội Mông.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc: Thêm nhiều quan chức địa phương bị kỷ luật vì để Covid-19 bùng phátsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicron

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chúng ta sẽ mất từ hai đến bốn tuần nữa để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Đây là điều mà các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm hiểu.

    Một quyết định của Mỹ, thế giới có thêm 1 tỷ liều vắc-xin; Omicron xuất hiện hóa ra là tin vui? - Ảnh 1.

    Các nhà nghiên cứu đang lấy mẫu Omicron từ những người bị nhiễm bệnh và nuôi cấy vi rút trong các phòng thí nghiệm. Điều đó giúp họ có được nguồn dự trữ vi rút sống để tiến hành các thí nghiệm. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì thường chỉ lấy được một lượng nhỏ vi rút từ miếng gạc y tế.

    Quá trình này còn phụ thuộc vào việc lấy đúng loại tế bào nuôi cấy vi rút. Cuối cùng, công việc này cần được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao để ngăn chặn vi rút. Không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều có thể tiếp cận với các phương tiện này.

    Các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng các công cụ di truyền để tạo ra vi rút trong phòng thí nghiệm. Chỉ cần có trình tự bộ gen của Sars-CoV-2 để bắt đầu việc sản xuất vi rút. Điều này loại bỏ sự phụ thuộc vào các mẫu bệnh phẩm.

    Họ cũng có thể tạo ra vi rút biến đổi gen, được gọi là vi rút giả mẫu trong phòng thí nghiệm. Chúng chỉ mang protein đột biến của Sars-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cũng có thể làm cho các phần nhỏ của protein tăng đột biến trên bề mặt của các sinh vật khác, chẳng hạn như nấm men.

    Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với các biến thể khác cho thấy chúng thường ít có khả năng tạo ra loại phản ứng kháng thể mà chúng ta muốn thấy (kháng thể trung hòa). Tuy nhiên, khi các biến thể trước đó đã xuất hiện, vắc-xin vẫn tiếp tục bảo vệ chống bệnh trở nặng.

    Hiện tại có chưa đến 200 mẫu trình tự di truyền của Omicron đã được tổng hợp so với hơn 2,8 triệu trình tự Delta. Delta vẫn là biến thể chiếm số lượng lớn nhất. Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc-xin và các liệu pháp mà chúng ta đã biết là có tác dụng chống lại chủng Delta.

    Điều cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng, chẳng hạn như đeo khẩu trang và cách ly xã hội, cùng với tiếp tục tiêm chủng, để chống lại sự lây lan của Sars-CoV-2 và sự xuất hiện của các biến thể khác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicronsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia ghi nhận kỷ lục 120.000 ca Covid-19: Biến thể Omicron lan ra 16 bang

    Mỹ vừa ghi nhận trung bình hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày – mức trung bình cao nhất trong 2 tháng qua, CNN đưa tin.

    Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), số ca nhiễm Covid-19 trung bình của Mỹ trong bảy ngày (tử 28/11-4/12) là 121.437 ca. Lần cuối cùng Mỹ chạm mốc trung bình hơn 100.000 ca mỗi ngày là hồi đầu tháng 10.

    Số ca mắc Covid-19 cao được ghi nhận ngay sau khi hàng triệu người Mỹ đi du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn.

    Số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ cũng đang gia tăng, với trung bình trong bảy ngày có 1.651 người chết vì virus, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Đây là số ca tử vong trung bình cao nhất trong hơn một tháng qua.

    Phần lớn các ca mắc mới ở Mỹ là nhiễm biến thể Delta, nhưng tính đến ngày 4/12, các quan chức y tế Mỹ đã phát hiện ra biến thể Omicron ở ít nhất 16 tiểu bang.

    Trường hợp mắc Omicron đầu tiên được tìm thấy ở California vào thứ Tư tuần trước. Và vào cuối tuần, biến thể này đã được xác định ở 15 tiểu bang khác: Colorado, Connecticut, Hawaii, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Minnesota, Missouri, Nebraska, New Jersey, New York, Pennsylvania, Utah, Washington và Wisconsin.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    Quốc gia ghi nhận kỷ lục 120.000 ca Covid-19: Biến thể Omicron lan ra 16 bangsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người đàn ông đeo tay giả đi tiêm vaccine COVID-19 để lấy giấy chứng nhận

    Giới chức Italy cho hay một người đàn ông ở nước này đã đeo tay giả hòng đánh lừa nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho mình để được cấp giấy chứng nhận, Báo Tin tức đưa tin.

    Một quyết định của Mỹ, thế giới có thêm 1 tỷ liều vắc-xin; Omicron xuất hiện hóa ra là tin vui? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa - Unsplash.

    Đài BBC dẫn lời cảnh sát địa phương ngày 3/12 cho biết mặc dù cánh tay bằng silicon có màu sắc giống hệt tay thật nhưng đã không thể đánh lừa nổi người nhân viên y tế cẩn trọng hôm đó.

    Người đàn ông này khoảng 50 tuổi, sống tại thành phố Biella ở Đông Bắc Italy. Vì không muốn tiêm vaccine mà lại cần giấy chứng nhận tiêm chủng, ông ta đã bọc phần tay giả ở bên ngoài cánh tay của mình và đến điểm tiêm vaccine. Nữ y tá khi kéo tay áo của người đàn ông kể trên lên để chuẩn bị tiêm vaccine thì nhận thấy phần da cánh tay đàn hồi giống như cao su, lạnh và nhợt nhạt.

    Người này đã cố gắng thuyết phục nữ y tá nhắm mắt làm ngơ nhưng cô đã nhanh chóng trình báo ông ta với cảnh sát vì tội lừa đảo.

    Người đứng đầu chính quyền vùng Piedmont, ông Albert Cirio đánh giá sự việc này hết sức nghiêm trọng, đi ngược lại với những nỗ lực và sự hy sinh của toàn cộng đồng trong đại dịch COVID-19, về cả tính mạng con người lẫn thiệt hại về kinh tế lẫn xã hội.

    Vụ gian lận trên xảy ra ngay trước ngày Italy siết chặt các quy định hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cụ thể, từ ngày 6/12, việc ăn uống tại nhà hàng, tham quan bảo tàng, rạp chiếu phim và tham dự các sự kiện cộng đồng tập trung đông người sẽ chỉ dành cho người đã tiêm vaccine hoặc vừa khỏi COVID-19 trong 6 tháng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sẽ tăng sản xuất vắc-xin lên 1 tỷ liều để chia sẻ với thế giới

    Chính quyền Biden-Harris đang nỗ lực tăng cường sản xuất vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu lên 1 tỷ liều mỗi năm để chia sẻ với thế giới.

    Thế giới sắp được tiếp cận thêm 1 tỷ liều vắc-xin nhờ Mỹ; Omicron xuất hiện hóa ra là tin mừng? - Ảnh 1.

    "Chúng tôi đang thực hiện một bước quan trọng khác để tăng cường sản xuất vắc-xin cho cả đại dịch này và chuẩn bị cho bất kỳ mối đe dọa nào trong tương lai", Điều phối viên Ứng phó COVID-19 của Nhà Trắng Jeffrey Zient cho biết.

    Nhà Trắng cho biết mục tiêu sản xuất vắc-xin COVID-19 bổ sung này sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2022. Mỹ cũng đang nỗ lực mở rộng sản xuất vắc-xin ở Nam Phi, Senegal và Ấn Độ.

    Tổng thống Biden đã cam kết cung cấp chứ không bán, 1,2 tỷ liều vắc-xin COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Ước tính, Mỹ đã tặng 250 triệu liều vắc-xin đến hơn 110 quốc gia.

    Nhà Trắng nhấn mạnh rằng việc xây dựng thêm các cơ sở sản xuất sẽ giúp thế giới chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.

    Khi năng lực sản xuất bắt đầu và hoạt động, Nhà Trắng cho biết mục đích là cung cấp vắc-xin chống lại các loại vi-rút mới trong vòng sáu đến chín tháng.

    David Kessler, người phụ trách phân phối vắc-xin tại Nhà Trắng nói với Washington Post rằng, mục tiêu là đảm bảo năng lực sản xuất khoảng 100 triệu vắc-xin mRNA mỗi tháng chống lại covid hoặc các loại virus đại dịch khác theo nhu cầu của Mỹ hoặc nhu cầu sử dụng toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam vượt 1,3 triệu ca bệnh

    Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế giảm nhiệt ở nhiều quốc gia và đi ngang ở một số nước khác. Ca nhiễm mới ở Philippines giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 603 ca trong ngày 5/12. Tuy nhiên số ca tử vong mới ở nước này vẫn khá cao, với 156 trường hợp. Trong những tuần gần đây, Philippines đã nới lỏng các biện pháp hạn chế trong bối cảnh tỉ lệ lây nhiễm giãm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm và tỉ lệ tiêm chủng trên toàn quốc tăng. Tuy nhiên, ngày 28/11, nước này đã siết chặt hơn nữa kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn biến thể Omicron.

    Sự xuất hiện của biến thể Omicron: Hóa ra là tin mừng?; Xe quân sự lao vào người biểu tình ở Myanmar - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở tỉnh Songkhla, Thái Lan ngày 18/11/2021. Ảnh: AFP

    Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 14.314 ca nhiễm mới, đứng đầu khu vực, nâng tổng số ca mắc lên 1.309.092 trường hợp, và 199 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 26.260 người. Cho đến nay, nước ta đã có 1.009.277 bệnh nhân hồi phục.

    Thái Lan đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 4.708 ca trong 24 giờ qua. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 2/12 khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia bất chấp những lo ngại trên thế giới về biến thể Omicron, song việc đóng cửa các địa điểm giải trí có thể sẽ được kéo dài. Thái Lan đã cấm nhập cảnh đối với du khách (ngoại trừ công dân Thái Lan) đến từ 8 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe từ đầu tháng này do lo ngại biến thể Omicron. Những người đến từ các quốc gia ở châu Phi không thuộc diện cấm vẫn phải cách ly trong 14 ngày và phải xét nghiệm COVID-19 nhiều lần.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    COVID-19 tại ASEAN hết 5/12: Campuchia dỡ lệnh cấm với Châu Phi; Việt Nam vượt 1,3 triệu ca bệnhbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 3.800 ca tử vong; Anh-Pháp-Đức dẫn đầu ca nhiễm mới

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 400.000 ca nhiễm và 3.815 ca tử vong. Ba nước Anh, Pháp, Đức lần lượt dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây lo ngại.

    Sự xuất hiện của biến thể Omicron: Hóa ra là tin mừng?; Xe quân sự lao vào người biểu tình ở Myanmar - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Pointe-a-Pitre, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN.

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 6/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 266.098.048 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.270.351 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 407.528 và 3.815 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 239.678.676 người, 21.149.021 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 86.773 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 43.992 ca; Pháp đứng thứ hai với 42.252 ca; tiếp theo là Đức (35.983 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.205 người chết trong ngày; tiếp theo là Ukraine (278 ca) và Mexico (251 ca tử vong).

    Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 49.959.112 người, trong đó có 808.748 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.641.406 ca nhiễm, bao gồm 473.326 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.143.091 ca bệnh và 615.636 ca tử vong.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    COVID-19 tới 6h sáng 6/12: Thêm 3.800 ca tử vong; Anh-Pháp-Đức dẫn đầu ca nhiễm mớibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lính Ấn Độ phục kích giết nhầm 13 dân thường: Hàng trăm người vây doanh trại, đốt xe

    Lực lượng an ninh Ấn Độ đã nổ súng, khiến 13 dân thường thiệt mạng ở bang Nagaland, Đông Bắc nước này sau khi phục kích nhầm một chiếc xe tải mà lực lượng này tưởng là chở phiến quân nổi dậy, AFP dẫn nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cho hay.

    Theo India Today, một nhóm thợ mỏ đang quay trở về nhà ở huyện Mon (gần biên giới với Myanmar) trên một chiếc xe tải thì bị trúng đạn của lực lượng an ninh Assam Rifles.

    Vụ nổ súng xảy ra khi chiếc xe tải chở 30 người thợ mỏ di chuyển ngang qua doanh trại của Assam Rifles, khiến 6 người thiệt mạng.

    "Các binh lính nhận được tin tình báo về hoạt động của phiến quân trong khu vực. Khi nhìn thấy chiếc xe tải, họ tưởng nhầm những người thợ mỏ là quân nổi dậy và nổ súng", một quan chức cảnh sát tiết lộ với Reuters.

    Thân nhân của người xấu số và dân làng đã đổ đi tìm vì nhiều giờ trôi qua không thấy người trở về. Khi phát hiện thấy các thi thể bên trong xe, họ đã chất vấn lực lượng an ninh Ấn Độ.

    Phía quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết, 1 binh lính của lực lượng này cũng đã tử vong trong vụ va chạm với dân thường.

    Quân đội Ấn Độ khẳng định, các binh lính đã hành động dựa trên "tin tình báo đáng tin cậy" rằng phiến quân nổi dậy đang hoạt động trong khu vực.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lính Ấn Độ phục kích giết nhầm 13 dân thường: Hàng trăm người vây doanh trại, đốt xesoha.vn 
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    60 người lây nhiễm, tiệc Giáng sinh ở Na Uy là đợt bùng phát lớn nhất ngoài Nam Phi

    Một bữa tiệc Giáng sinh của công ty ở Na Uy đã trở thành sự kiện siêu lây nhiễm với 60 người có thể bị nhiễm bệnh. Sự kiện này đã trở thành đợt bùng phát lớn nhất bên ngoài Nam Phi, nơi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra biến thể mới Omicron.

    Bữa tiệc vào ngày 26/11 do công ty năng lượng tái tạo Scatec, công ty cũng có hoạt động tại Nam Phi, tổ chức. Ít nhất một người tham dự bữa tiệc gần đây đã trở về từ Nam Phi, theo nhiều báo cáo.

    Tất cả những người tham dự đã được tiêm phòng đầy đủ và đã có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi sự kiện diễn ra. 50 người tham dự đã có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với Covid-19, trong khi 10 người khác có kết quả dương tính khi thực hiện test nhanh, theo đài truyền hình bang Na Uy NRK.

    Các cơ quan y tế đã xác nhận rằng 13 trong số các trường hợp nhiễm biến thể Omicron và có thể nhiều ca hơn nữa dự kiến sẽ được ghi nhận.

    Không ai trong số các bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng; không ai phải nhập viện. Tuy nhiên, điều này không nằm ngoài dự đoán bởi những người tham dự sự kiện ở độ tuổi còn khá trẻ, theo các chuyên gia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar: Xe quân sự lao vào người biểu tình

    Theo Reuters, 5 người đã thiệt mạng và ít nhất 15 người bị bắt sau khi lực lượng an ninh Myanmar đã lái xe lao vào những người biểu tình phản đối cuộc chính biến vào sáng Chủ nhật ở Yangon.

    Các nhân chứng tại hiện trường cho Reuters biết hàng chục người đã bị thương. Hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy một chiếc xe lao vào người biểu tình và một số thi thể nằm trên đường.

    Một cuộc biểu tình khác đã được tổ chức tại Yangon vào buổi chiều bất chấp vụ việc bạo lực vào buổi sáng.

    Các cuộc biểu tình phản đối phản đối việc lật đổ chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo và sự thiết lại trở lại chế độ quân sự.

    Các nhân chứng cho biết, vụ việc xảy ra ngay trước khi một cuộc biểu tình ở Yangon bắt đầu. Hai nhân chứng cho biết một chiếc xe do quân đội điều khiển đã tông vào đám đông từ phía sau và đuổi theo những người biểu tình để bắt giữ, nhiều người đã bất tỉnh và bị thương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Nga: Sự xuất hiện của Omicron có thể là dấu hiệu Covid-19 sắp biến mất

    Vladimir Nikoforov, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Cơ quan Sinh học Y tế Liên bang Nga, cho biết sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đại dịch COVID-19 sắp kết thúc.

    "Chủng mới bắt nguồn từ Nam Phi, dễ lây lan hơn, nhưng mặt khác, có dữ liệu chỉ ra rằng nó gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Nói cách khác, nó không gây ra tổn thương nghiêm trọng cho phổi. Và tôi nghĩ rằng đó có thể là sự khởi đầu cho thấy đại dịch sắp kết thúc và virus đã bắt đầu rút lui", ông nói với đài phát thanh Govorit Moskva. Theo ông Nikiforov, chủng virus mới có thể khiến Covid-19 trở thành một bệnh đường hô hấp theo mùa thông thường.

    Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Omicron là "biến chủng đáng lo ngại". Biến thể này được cho là có khả năng vượt qua hàng rào kháng thể từ vaccine hoặc nhiễm bệnh trước đó. Hiện Omicron đã xuất hiện ở gần 30 quốc gia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại