Cập nhật lúc

Bình Dương bất ngờ bổ sung tới 28.000 F0: ''Không phải vì sợ ca nhiễm lớn quá mà giấu"

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 23/11.

Bình Dương bất ngờ bổ sung tới 28.000 F0: ''Không phải vì sợ ca nhiễm lớn quá mà giấu"
28
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Bất ngờ bổ sung 28.000 F0, giám đốc Sở Y tế Bình Dương: 'Tỉnh không giấu dịch'

    Ngày 23-11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố trong ngày đã ghi nhận thêm 698 ca mắc COVID-19 mới (chỉ tính các ca đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR). Tổng số ca F0 tại Bình Dương tăng đột biến thêm hơn 10%, lên tới trên 277.400 ca (số liệu ngày 22-11 mới là trên 248.700 ca).

    Lý do vì còn có 28.000 người từng mắc COVID-19 (đã khỏi bệnh) được Bộ Y tế chấp thuận cấp mã bệnh nhân theo kiến nghị của tỉnh.

    Việc một số lượng F0 lớn sau hơn 4 tháng ghi nhận (từ ngày 10-7 đến 3-11-2021) tới nay mới được tiết lộ, đề nghị bổ sung mã số bệnh nhân đặt ra nghi vấn có hay không việc "giấu dịch"?

    Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Chương - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương - cho biết trên báo Tuổi trẻ:

    - Việc rà soát, bổ sung 28.000 ca từng mắc COVID-19 đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR và đã khỏi bệnh là nhằm có thông tin chính xác về các ca nhiễm, đồng thời để đảm bảo quyền lợi của người bệnh (nhận các chính sách hỗ trợ nếu có) và để có cơ sở thanh toán, quyết toán các chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân F0.

    Nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, chưa bổ sung kịp thời thông tin của 28.000 ca F0 là do trong hơn 4 tháng đỉnh cao của dịch (từ tháng 7-2021 đến đầu tháng 11-2021), Bình Dương là một trong những địa bàn có nhiều ca mắc COVID-19 nhất cả nước.

    Hôm nay Bình Dương bất ngờ bổ sung tới 28.000 F0: Không phải vì sợ ca nhiễm lớn quá mà giấu - Ảnh 1.

    Biểu đồ số liệu trong đợt dịch lần thứ 4 ở Bình Dương.

    Việc xét nghiệm, truy vết F0 diễn ra liên tục có sự chi viện của các đoàn y tế các tỉnh, thành bạn với số lượng mẫu rất lớn. Chỉ tính riêng từ đợt bùng phát dịch thứ tư tới nay đã có tổng cộng trên 14,3 triệu lượt test; trong đó riêng test RT-PCR là gần 1,9 triệu lượt người.

    Việc xét nghiệm RT-PCR để khẳng định bệnh nhân COVID-19 được thực hiện tại nhiều địa điểm ở Bình Dương. Ngoài các cơ sở điều trị còn lấy mẫu tại các cơ sở cách ly, sàng lọc cộng đồng với sự tham gia xét nghiệm của cả hệ thống tư nhân. Do có số lượng lớn trong thời gian ngắn nên việc cập nhật thông tin từ các cơ sở về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương chưa được đầy đủ, kịp thời.

    Tới nay, khi đã rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin thì chúng tôi đề nghị Bộ Y tế bổ sung, cấp mã bệnh nhân cho 28.000 ca F0 nói trên.

    Không có chuyện tỉnh "giấu dịch", mà chính việc đề nghị bổ sung 28.000 ca F0 là nhằm minh bạch số liệu về COVID-19. Cũng như trước đây khi sàng lọc cộng đồng, khi phát hiện ca nhiễm, nghi nhiễm thì chúng tôi đều công bố con số thực chứ không sợ vì ca nhiễm lớn quá mà giấu (có thời điểm Bình Dương có tới 4.000 - 5.000 ca F0 mới mỗi ngày).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở mức kỷ lục

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ 18 giờ ngày 22/11 đến 18 giờ ngày 23/11, toàn tỉnh ghi nhận 709 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 407 ca trong cộng đồng.

    Đây là con số cao kỷ lục của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và gần gấp đôi số ca của ngày 22/11. Như vậy, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến thời điểm này, tỉnh ghi nhận 10.279 ca bệnh.

    Với số ca tăng cao liên tục trong nhiều tuần qua trong khi cơ sở điều trị đã quá tải, tỉnh đã có văn bản để F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được tự điều trị tại nhà, nơi sản xuất từ ngày 25/11, ghi nhận của TTXVN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 111 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam

    Thêm 11.126 ca Covid-19. Bố nhảy phắt vào tranh ghế cho con tiêm, phản ứng bất ngờ của em học sinh - Ảnh 1.

    Đồ họa: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tổng hợp thành công hợp chất sản xuất thuốc chữa COVID-19 giá rẻ

    Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đã nghiên cứu, tổng hợp thành công hợp chất Nitazoxanide ở quy mô phòng thí nghiệm (pilot) dùng để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình.

    Thành công này thêm một lần nữa góp phần vào nỗ lực chung của các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu thuốc, vaccine và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Đại dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, số người lây nhiễm và tử vong ngày càng cao, ngoài giải pháp vaccine thì việc nghiên cứu tạo ra các thuốc điều trị là vô cùng quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 78/NQ/CP ngày 20/07/2021, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Viện Hóa học và Viện Hóa sinh biển thực hiện nhiệm vụ đột xuất tổng hợp một số thuốc tiềm năng phục vụ điều trị COVID-19.

    Ngoài các thuốc Favipiravir (do Viện Hóa học nghiên cứu) và thuốc Molnupiravir (do Viện Hóa sinh biển nghiên cứu) đã được thông báo nghiên cứu tổng hợp thành công trước đây. Mới đây, Viện Hóa học tiếp tục nghiên cứu và thành công trong việc hoàn thiện quy trình tổng hợp chất Nitazoxanide ở quy mô phòng thí nghiệm-pilot.

    GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, quy trình tổng hợp Nitazoxanide đạt hiệu suất cao qua chỉ hai bước phản ứng từ nguyên liệu giá rẻ. Đây là loại thuốc generic giá rất rẻ, sử dụng đường uống, an toàn và phù hợp để thực hiện ở điều kiện Việt Nam, VOV đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Đã tiêm 33.000 mũi cho học sinh trong ngày đầu tiên

    Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính đến 17h ngày 23-11, có 13 quận, huyện, thị xã: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây, Phú Xuyên triển khai tiêm cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi, tại 79 điểm trường.

    Ngày đầu tiên đã tiêm được 33.618 mũi cho học lớp 10, 11, 12.

    7 ngày liên tiếp, Hà Nội đều ghi nhận trên 200 ca. Câu chuyện lạ ở một điểm tiêm vắc xin - Ảnh 1.

    Sau khi tiêm xong, học sinh ngồi theo dõi 30 phút cạnh phòng tiêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước ghi nhận 167 ca tử vong

    Bản tin chiều tối nay 23-11 của Bộ Y tế cho biết số mắc COVID-19 đã tăng mạnh thêm, với 11.132 ca mắc mới trong ngày, cao nhất kể từ thời điểm nới giãn cách đến nay. Số ca tử vong cũng lên tới 167 ca.

    Trong đó, số ca tử vong tại TP.HCM (62), An Giang (28), Bình Dương (12), Đồng Nai (11), Long An (9), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Đồng Tháp (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Quảng Ngãi (1), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Ninh Thuận (1), Bạc Liêu (1).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 23/11, có thêm 11.132 ca COVID-19 mới

    Tính từ 16h ngày 22/11 đến 16h ngày 23/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.132 ca nhiễm mới tại 61 tỉnh, thành phố.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.204), Bà Rịa - Vũng Tàu (709), Bình Dương (698), Tây Ninh (600), Đồng Tháp (597), Đồng Nai (571), Bình Phước (509), Vĩnh Long (505), Bình Thuận (493), Bạc Liêu (474), Sóc Trăng (395), Cần Thơ (354), Kiên Giang (350), An Giang (320), Trà Vinh (295), Hà Nội (260), Cà Mau (252), Bến Tre (236), Hậu Giang (195), Khánh Hòa (172), Thừa Thiên Huế (160), Long An (145), Tiền Giang (112), Bình Định (111), Bắc Ninh (99), Quảng Nam (95), Nghệ An (92), Hà Giang (79), Đắk Lắk (75), Vĩnh Phúc (70), Đà Nẵng (65), Quảng Ngãi (65), Lâm Đồng (65), Ninh Thuận (57), Đắk Nông (56), Thanh Hóa (52), Phú Yên (51), Thái Bình (50), Quảng Bình (46), Gia Lai (45), Quảng Ninh (44), Nam Định (40), Hòa Bình (35), Hà Tĩnh (32), Tuyên Quang (28), Phú Thọ (27), Bắc Giang (24), Hà Nam (22), Hải Dương (19), Hưng Yên (16), Quảng Trị (15), Lạng Sơn (10), Cao Bằng (7), Ninh Bình (6), Kon Tum (6), Điện Biên (4), Lào Cai (4), Sơn La (3), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ngay-23-11-co-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 23/11, Hà Nội phát hiện thêm 250 ca mắc Covid-19

    Chiều 23/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 250 ca mắc Covid-19, trong đó, 95 ca ở cộng đồng, 111 ca ở khu cách ly và 44 ca ở khu phong tỏa.

    So với ngày 22/11, số ca mắc được phát hiện đã giảm hơn 30 ca, tuy nhiên, số ca cộng đồng vẫn ở mức cao. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội ghi nhận hơn 200 ca mắc trong ngày.

    6 cô gái ở trọ cùng nhau mắc Covid-19. Hôm nay, một tỉnh xin bổ sung thêm số ca mắc rất lớn - Ảnh 1.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ngay-23-11-ha-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    7 nữ nhân viên quán karaoke dương tính với SARS-CoV-2

    Ngày 23/11, ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa ghi nhận 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới là nữ nhân viên quán karaoke.

    Theo đó, tất cả các trường hợp này đều là nữ nhân viên quán karaoke trên địa bàn, trong đó có 6 người ở chung phòng trọ tại đường Trần Nguyên Hãn, P.An Mỹ (TP.Tam Kỳ).

    6 cô gái ở trọ cùng nhau mắc Covid-19. Một tỉnh xin bổ sung thêm số ca mắc rất lớn - Ảnh 1.

    Căn nhà nơi 6 nữ nhân viên sinh sống được phong toả

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong của TP.HCM tăng, tập trung ở nhóm cao tuổi và 'không chịu tiêm vắc xin'

    Tại cuộc họp báo ngày 22-11, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết trong 3 ngày 19, 20, 21-11, thành phố có 151 trường hợp tử vong. Trong đó có 75% các trường hợp không tiêm mũi vắc xin nào hoặc tiêm không đủ liều.

    Bà Mai cho rằng khi F0 tăng thì số ca tử vong cũng sẽ tăng. Thời gian qua, mặc dù độ phủ vắc xin của TP cao nhưng khi F0 tăng lên thì có khoảng 15-20% số F0 diễn tiến nặng, trong đó có 5% rất nặng.

    Nhiều người tử vong ở TP. HCM thuộc nhóm không chịu tiêm vắc xin. Bình Dương xin bổ sung 28.000 ca - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ.

    TP.HCM đang điều trị 13.721 bệnh nhân, có đến 327 bệnh nhân nặng đang thở máy, 9 bệnh nhân can thiệp ECMO. "Với bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, kèm theo bệnh lý nền và điều trị thở máy dài ngày thường rất khó phục hồi và nguy cơ tử vong với nhóm này rất cao" - một chuyên gia điều trị COVID-19 nói.

    Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, một cán bộ có trách nhiệm tại Sở Y tế TP.HCM cho hay các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện tử vong thường tập trung ở nhóm cao tuổi và "không chịu tiêm vắc xin", mặc dù được gia đình, chính quyền động viên. "Thống kê một ngày các ca tử vong đều có điểm chung trên 50% là chưa tiêm vắc xin" - vị này nói với Tuổi Trẻ Online.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội lý giải việc 4 quận không cách ly F1 tại nhà

    Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng chưa áp dụng cách ly F1 tại nhà do "đây là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt".

    Lý giải trên được Hà Nội đưa ra trưa 23/11, bốn ngày sau khi thành phố ban hành hướng dẫn việc cách ly F1 tại nhà ở 26 quận, huyện, thị xã.

    Theo báo Hà Nội Mới, việc thành phố chưa áp dụng cách ly tại nhà đối với F1 tại 4 quận lõi do đây là nơi tập trung trụ sở của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn; là nơi có mật độ dân cư cao, tập trung nhiều hoạt động giao lưu, giao thương kinh tế với tần suất cao để phát triển kinh tế xã hội.

    Thành phố cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia và căn cứ tình hình dịch thực tế trên địa bàn để đưa ra quyết định nêu trên.

    "Đây là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo vệ an toàn tuyệt đối về an ninh, trật tự cũng như dịch bệnh", cơ quan của Thành ủy Hà Nội nêu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bà Rịa-Vũng Tàu cho các nhà máy điều trị công nhân mắc COVID-19 tại nơi làm việc

    Ngày 23/11, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có hướng dẫn triển khai quản lý, điều trị người lao động mắc COVID-19 tại nơi làm việc. Nguyên nhân, do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp và khó lường, các ca mắc có chiều hướng gia tăng, giảm áp lực cho cơ sở điều trị COVID-19.

    Một tỉnh có 53 ca tử vong thì có tới 24 người đã tiêm. Bình Dương bất ngờ bổ sung số ca mắc khủng - Ảnh 1.

    Số ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang có xu hướng tăng. Ảnh: Báo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Quán vịt có 6 ca dương tính với SARS-CoV-2

    Trưa 23/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội đã có thông báo khẩn tìm người đến quán Vịt ngon sạch số 68 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân từ ngày 10/11 đến ngày 23/11.

    Việc tìm người này theo CDC Hà Nội là do tại đây đã có 6 người dương tính SARS-CoV-2.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ha-noi-quan-vi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày đầu Hà Nội tiêm vắc xin cho trẻ em.

    Hà Nội bắt đầu tiêm 304.140 liều vắc xin được tiêm cho trẻ em

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó chủ tịch UBND TP.HCM làm việc riêng với Hóc Môn

    Chiều 22-11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức làm việc riêng với huyện Hóc Môn, 1 trong 5 quận, huyện có số ca mắc, chuyển nặng và tử vong tăng.

    Trước đó, lãnh đạo UBND TP và lãnh đạo ngành y tế nhiều lần xuống làm việc với huyện Hóc Môn. Tuy nhiên theo đánh giá, công tác triển khai chống dịch của địa phương chưa triệt để, các ca mắc và chuyển nặng còn phát sinh.

    Số liệu công bố trên Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM ngày 22-11, số ca mắc phát sinh trong ngày của huyện Hóc Môn là 202 ca, cao nhất so với 21 quận, huyện và TP Thủ Đức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bình Dương bất ngờ xin bổ sung 28.000 F0

    Sáng 23/11, TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, chiều cùng ngày, đơn vị sẽ gửi công văn đến Bộ Y tế về việc kiến nghị công bố bổ sung 28.000 ca mắc COVID-19.

    Theo TS.BS Chương, trước đó, tại thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thông tin các ca mắc COVID-19 chưa được cập nhật đầy đủ vì lý do khách quan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cha, con và chiếc ghế - câu chuyện xảy ra ở một điểm tiêm vắc xin

    Một hàng dài học sinh chờ đến lượt khám sàng lọc trước khi vô chích ngừa. Cứ vài phút, hàng người lại đứng lên, di chuyển về phía trước, ngồi xuống, chờ đợi. Yên lặng và trật tự....

    Lại một đợt di chuyển mới, bỗng có một phụ huynh đang đứng ngoài hàng nhảy phắt vào ngồi phịch lên một chiếc ghế vừa trống mà cô bé tiếp theo chưa kịp ngồi vào. Vẻ mặt anh ấy đúng kiểu "Xong! Được một ghế rồi!".

    Sự di chuyển của hàng người bị khựng lại vì cú nhảy ngang này. Mọi người im lặng.

    Người cha đứng dậy, đặt chiếc balô lên ghế, quay mặt về phía sau vẫy vẫy "lên đây nè con!". Mọi người nhìn anh ta. Không một sự nhúc nhích nào từ phía sau. Anh ta quay lại ghế.

    Hai phút sau, lại lặp lại cảnh cũ: đứng lên, vẫy vẫy "lên đây nè con". Vẫn lặng như tờ.

    Một tỉnh có 53 ca tử vong thì có tới 24 người đã tiêm. Câu chuyện đặc biệt ở điểm tiêm vắc xin - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ.

    Lần thứ ba, người cha bỏ chiếc balô chỏng chơ trên ghế, chạy ngược về phía cuối hàng, nơi con gái anh ta đang ngồi trên một chiếc ghế khác, cầm tay con lôi lên chỗ anh ta đã xí được. Cô bé trì lại, không đi. Anh ta buông tay con ra, trở lên lại chiếc ghế chen ngang, ngồi phịch xuống.

    Thêm một lượt di chuyển. Người cha bước tới chiếc ghế kế tiếp, mắt vẫn quay về hướng đằng sau, lại vẫy vẫy, lại "lên đây nè con!". Hàng người ổn định chỗ ngồi. Vẫn không thấy cô bé bước tới.

    Người cha nhấp nhổm, chốc chốc lại nhớm người quay xuống nhìn con gái.

    Lượt di chuyển tiếp theo. Dòng người đứng dậy, và người cha khoác balô lên vai, rời bỏ chiếc ghế chen ngang. Dòng người lấp vào chỗ trống. Lặng lẽ.

    Câu chuyện người cha chen ngang và cô con gái "không vâng lời" khiến tôi thấy xấu hổ vì hành vi sai trái của người lớn, nhưng bên cạnh đó, vẫn gieo cho tôi một hy vọng tươi mới vào một thế hệ trẻ biết tôn trọng luật lệ công cộng.

    Những người trẻ như cô con gái ấy sẽ làm nên một cộng đồng văn minh, chính trực và thân thiện hơn trong tương lai - nơi sự tranh giành quyền lợi, ích kỷ sẽ dần nhường chỗ cho sự công bằng, tôn trọng, sẻ chia và yêu thương. Người lớn chúng ta nên nhìn lại mình để sửa đổi hành vi cho đúng đắn, cùng thế hệ con cháu góp phần làm cho xã hội văn minh hơn, trật tự hơn, trích đăng bài viết trên báo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới ở Hà Nội tăng cao

    Hà Nội phát hiện gần 20 ổ dịch và hơn 1.500 ca nhiễm mới, sau hơn một tháng "bình thường mới". Riêng ngày 15/11 ghi nhận 289 ca, cao nhất tính theo ngày. Giới chức y tế thành phố nhận định dịch đang diễn biến phức tạp, xu hướng tăng ca nhiễm, nhiều ca trở nặng.

    Tổng số ca nhiễm tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) là 8.012, trong đó số cộng đồng 2.950 ca, số mắc sau khi đã được cách ly 5.062 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhóm trẻ phải trì hoãn tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19

    Ngày 29/10, Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ em" kèm quyết định số 5002. Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ trẻ nhỏ cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng.

    Theo đó, những trẻ chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 khi có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine Covid-19.

    Như vậy, với quy định này của Bộ Y tế, con bạn thuộc nhóm chống chỉ định tiêm mũi 2 vaccine Covid-19.

    Thêm gần 1.600 ca, TP. HCM họp khẩn Giám đốc 16 bệnh viện. Việt Nam sản xuất thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế khám sàng lọc cho học sinh trước khi tiêm vắc xin. Ảnh: QĐND

    Ngoài ra, nhóm trẻ cần trì hoãn tiêm chủng nếu đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển. Trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hoặc bị rối loạn tri giác, hành vi thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng.

    Bên cạnh đó, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng quy định những trẻ cần chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện nếu:

    - Mắc các bệnh bẩm sinh, mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu...

    - Khám nghe tim, phổi bất thường.

    - Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

    Các trường hợp chống chỉ định/trì hoãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với loại vaccine Covid-19 sử dụng hoặc phát hiện có các yếu tố bất thường khác trong khi khám sàng lọc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Họp khẩn giám đốc 16 bệnh viện ở TP. HCM

    Ngày 22.11, TP.HCM có thêm 1.559 ca mắc Covid-19 mới và 59 ca tử vong (6 ca do bệnh viện tỉnh chuyển đến), số ca mắc tử vong mới khá cao so với những ngày gần đây.

    Trước tình hình F0 gia tăng, chiều ngày 22.11, Sở Y tế TP.HCM đã mời họp khẩn Giám đốc 16 bệnh viện: Nhân dân Gia Định, Hùng Vương, An Bình, Trưng Vương, Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2, Nguyễn Trãi, Da liễu Truyền máu huyết học, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Nguyễn Tri Phương, Bình Dân, Tai mũi họng, Phạm Ngọc Thạch, Nhân Ái, Y học cổ truyền, Viện Tim họp triển khai công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16.

    F0 tăng cao, TP. HCM họp khẩn Giám đốc 16 bệnh viện. Việt Nam sản xuất thuốc điều trị Covid-19.  - Ảnh 1.

    Đồ họa: Báo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 22.11, 24/53 ca tử vong ở Đồng Nai đã tiêm vắc xin

    Ngày 22.11, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, trong tuần qua (từ 15 - 21.11), toàn tỉnh có 53 ca F0 tử vong. Trong đó, có 51/53 ca tử vong có bệnh nền (tỷ lệ 96%), 29/53 ca tử vong chưa tiêm vắc xin (tỷ lệ 54,72%) và 24/53 ca tử vong dù đã tiêm từ 1 đến 2 mũi vắc xin Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số liệu Covid-19 tại Việt Nam: Cả nước đã ghi nhận 1.103.868 ca

    Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 1.103.868 ca nhiễm, 910.276 người khỏi bệnh, 169.697 bệnh nhân đang điều trị và 23.951 ca tử vong.

    7 ngày qua, tổng nhiễm trên cả nước tăng 11.231 (↑19%) so với cùng kỳ, tổng bệnh nhân tử vong tăng 183 (↑31%), số người khỏi bệnh tăng 22.719 (↑99%).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cần Thơ thêm 989 ca nhiễm

    Trong ngày 22-11, TP Cần Thơ có thêm 989 ca nhiễm COVID-19; nhiều tỉnh miền Tây trước đây chỉ vài chục ca/ngày thì nay đã tăng 200-300 ca/ngày.

    Ngày 22-11, TP Cần Thơ có thêm 989 ca nhiễm COVID-19, 237 ca được điều trị khỏi và 5 ca tử vong. Tính từ ngày 8-7 đến nay, TP này đã có 18.172 ca nhiễm, trong đó có 9.567 ca được điều trị khỏi, 153 ca tử vong.

    Tính đến 14 giờ cùng ngày, TP đang điều trị 3.104 bệnh nhân tại các bệnh viện theo mô hình tháp 3 tầng, trong đó 124 ca điều trị ở tầng 3. Trong số các ca nặng, nguy kịch có 88 người thở oxy qua mặt nạ, 17 người thở HFNC (oxy dòng cao), một người thở máy không xâm lấn và 19 người thở máy xâm lấn. Cạnh đó, có 4.040 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 5.689 F1 đang cách ly tại nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 23/11, Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh 15-17 tuổi

    Đối với 304.140 liều vaccine Comirnaty (Pfizer) phân bổ cho Hà Nội lần này, từ ngày 23/11, thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn thành phố theo lộ trình hạ dần độ tuổi; có thể sử dụng để trả mũi 2 cho trẻ em từ 15-17 tuổi sau khi đã hết đối tượng tiêm mũi 1, đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất 3 tuần. Thời gian hoàn thành tiêm chủng đợt 31 trước ngày 25/11/2021.

    Việt Nam sản xuất thuốc điều trị Covid-19. Số ca tử vong ở TP. HCM lại tăng cao vì 2 lý do nào? - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19

    Theo Bộ Y tế, 3 công ty dược trong nước có kế hoạch và đang triển khai sản xuất thuốc kháng vi rút Molnupiravir.

    Đây là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng. Trong đó, thuốc của Công ty dược Stella VN đã được chấp thuận triển khai thử nghiệm lâm sàng. Do trong nước chưa có thuốc Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn. Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 3 số đăng ký được cấp cho 3 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.

    Việt Nam sản xuất thuốc điều trị Covid-19. Số ca tử vong ở TP. HCM lại tăng cao vì 2 lý do nào? - Ảnh 1.

    Ảnh: Báo Thanh niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2 lý do khiến ca tử vong tại TP HCM còn cao

    Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM, số lượng F0 tăng thì bệnh nhân nặng tăng; người già có nhiều bệnh nền lại mắc thêm Covid-19 nên nguy cơ tử vong rất cao.

    Chiều 22/11, tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19, Sở Y tế cho biết, ba ngày từ 19 đến 21/11, TP HCM ghi nhận 151 trường hợp tử vong do Covid-19, gồm cả 18 ca mắc bệnh nền. Trong đó, 75% trường hợp không tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 nào, hoặc tiêm chưa đủ liều (mới tiêm một mũi).

    Lý giải nguyên nhân người dân không tiêm vaccine, bà Mai cho biết, họ thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm chủng và người lớn tuổi nhưng gia đình không có điều kiện, hoặc ngại tiếp cận vaccine. Do đó, khi mắc quá nhiều bệnh nền, lại thêm Covid-19 thì khả năng người bệnh tử vong "rất rất cao".

    Hà Nội: 6 ngày liên tiếp phát hiện hơn 200 ca. Số ca mắc mỗi ngày đang cao gấp đôi đầu tháng 10 - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa: Nguồn: Vietnamnet

    Với các trường hợp tử vong dù trước đó đã tiêm đủ hai mũi vaccine, Chánh văn phòng Sở Y tế cho rằng, nếu tính về cá thể - tức một người tiêm vaccine sẽ được miễn dịch, thì việc tử vong này "hơi bất thường". Tuy nhiên, xét về yếu tố cộng đồng - số F0 tăng lên thì sẽ có một số trường hợp diễn tiến nặng. Đặc biệt, trong thời gian qua, dù độ phủ vaccine tốt nhưng khi F0 tăng sẽ có khoảng 15-20% diễn tiến nặng, chủ yếu là người cao tuổi, kèm bệnh nền. Trong 15-20% này có 5% chuyển biến thực sự rất nặng.

    "F0 tăng cao sẽ có ca tử vong. Đây là điều khó tránh khỏi", bà Mai nói và cho biết nguyên tắc để giảm tử vong là giảm F0 và giảm số ca nhập viện. Vì vậy, người dân cần phải nâng cao ý thức cộng đồng, không được chủ quan lơ là dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn phải thực hiện 5K như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 22/11, ca mắc trên cả nước tăng lên 5 con số

    Số ca mắc mới mỗi ngày đang cao gấp đôi đầu tháng 10.  - Ảnh 1.

    Infographic: Tuệ Nhật

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguyên nhân tiếp tục thực hiện "thích ứng an toàn với dịch"

    Số ca mắc COVID-19 cả nước đang có dấu hiệu gia tăng mạnh và hiện đã gần bằng giai đoạn cao điểm. Trong khoảng 1 tuần qua, số mắc mới cả nước đã có 2 ngày lên lại mức trên 10.000 ca, bình quân ca mắc mới mỗi ngày đã gần gấp đôi thời điểm đầu tháng 10.

    Nhưng những số liệu từ Bộ Y tế cho thấy có những cơ sở để tiếp tục thực hiện được "thích ứng an toàn với dịch", do số ca nặng, ca tử vong đều giảm mạnh so với giai đoạn cao điểm của dịch.

    Theo số liệu của Bộ Y tế, so sánh ngày 23-9 và ngày 21-11 cho thấy ca bệnh mới ngày 21-11 là 9.890, gần bằng con số ngày 23-9 (10.018), nhưng số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện giảm 20% và số tử vong (238 và 136) giảm gần 1/2.

    Tại các tỉnh thành Đông và Tây Nam Bộ, khu vực dịch nóng nhất cũng đang có tình trạng tương tự: số ca bệnh mới có tăng so với thời điểm tháng 10, nhưng số đang theo dõi, điều trị tại các bệnh viện và số ca tử vong đều giảm (xem đồ họa).

    Tại Hà Nội, Bộ Y tế cho biết hiện có 2.600 bệnh nhân đang điều trị, nhưng số bệnh nhân chuyển nặng đang phải hỗ trợ thở oxy, thở máy chỉ có 23 ca. Trong khi thông thường số bệnh nhân nặng, cần hỗ trợ thở phải chiếm 10%/tổng số bệnh nhân. Việc tiêm phủ vắc xin và điều trị sớm đã có ý nghĩa lớn trong việc giảm số bệnh nhân chuyển nặng và số ca tử vong, thông tin trên báo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại