Cập nhật lúc

Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về 1 vaccine của TQ

Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 mới tiếp tục leo thang. Nga củng cố hiện diện quân sự ở Trung Á, hai tháng sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan.

Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về 1 vaccine của TQ
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Australia tính tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường cho toàn dân

    Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về 1 vaccine của TQ - Ảnh 1.

    Cơ quan y tế Australia chuẩn bị đánh giá lộ trình triển khai việc tiêm chủng mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường cho toàn dân. Nếu được phê duyệt, chương trình tiêm sẽ bắt đầu từ tháng tới với nhóm đối tượng là những người đã tiêm mũi thứ 2 được 6 tháng.

    Australia hiện đang tiêm mũi vaccine thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch kém, nhưng đây không phải là liều vaccine tăng cường mà là liều bổ sung nhằm củng cố mức độ bảo vệ đối với nhóm này.

    Đến hết ngày 22/10, Australia đã có 15.5 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, tương đương 60.3% dân số nước này - theo số liệu của Our World In Data.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc rúng động vì vụ nổ ở Nam Kinh: Khói bốc cao ngùn ngụt, 2 người thiệt mạng

    Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về 1 vaccine của TQ - Ảnh 1.

    Cột khói bốc lên từ vụ nổ phòng thí nghiệm ở Nam Kinh chiều 24/10/2021 (Ảnh: Jimu News)

    Vào 15h45 chiều hôm nay, 24/10 (theo giờ địa phương), một vụ nổ đã xảy ra ở phòng thí nghiệm của Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, làm 2 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương.

    Nhà chức trách địa phương cho biết đang điều tra nguyên nhân sự cố.

    Một sinh viên của Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh nói với kênh Jimu News rằng tin tức về vụ tai nạn ở phòng thí nghiệm đã lan ra. Trong một nhóm trò chuyện trên QQ, nhiều người bắt đầu nói về nỗi sợ hãi đối với chuyên ngành hóa học, dù nguyên nhân vụ nổ chưa được xác định.

    Đây không phải làn lần đầu tiên sự cố cháy nổ xảy ra trong cơ sở nghiên cứu của Trung Quốc trong năm nay. Ngày 31/3/2021, một sinh viên đã thiệt mạng trong vụ nổ phòng thí nghiệm ở Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin dự sự kiện quan trọng của Asean trong tuần tới

    Kênh Rossiya 1 ngày 24/10 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ dự Hội nghị cấp cao Nga-ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 (26-28/10) và các hội nghị liên quan theo hình thức trực tuyến.

    Trong lịch trình tiếp nối, ông chủ Điện Kremlin sẽ dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20 - cũng bằng hình thức trực tuyến.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan bắt được hàng chục triệu đôi găng tay qua sử dụng để xuất sang nước khác

    Cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng trời của đài CNN (Mỹ) phát hiện hàng chục triệu đôi găng tay y tế đã qua sử dụng đã chuyển đến Mỹ - theo dữ liệu về nhập khẩu và phân phối các lô găng tay này. 

    Đây được cho mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Các cuộc điều tra hình sự đang được tổ chức bởi giới chức Mỹ và Thái Lan.

    Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Thái Lan cho hay đã thực hiện ít nhất 10 cuộc đột kích trong những tháng gần đây và thu giữ các lô găng tay đã qua sử dụng không đạt chuẩn. Trong một số chiến dịch, họ phát hiện công nhân cọ rửa găng tay đã qua sử dụng bằng tay trong bồn rửa bát và nhuộm chúng bằng màu thực phẩm.

    Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về 1 vaccine của TQ - Ảnh 1.

    Phó Tổng thư ký FDA Thái Lan Supattra Boonserm nói rằng các cơ sở "tái chế" găng tay thậm chí còn bỏ găng tay đã được giặt vào máy sấy quần áo. Bà cũng cũng nghi ngờ lượng lớn găng tay đã qua sử dụng được thu thập từ Trung Quốc và Indonesia rồi chuyển tới Thái Lan để giặt, làm khô và đóng gói.

    Phía Thái Lan đã bắt giữ chủ của một nhà kho, nhưng không thể buộc tội người thuê nhà bởi người này đến từ Hồng Kông, Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore đưa vaccine Sinovac vào chương trình tiêm chủng Covid-19 toàn quốc, yêu cầu tiêm 3 mũi

    Vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac (Trung Quốc) sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia của Singapore nhằm đáp ứng những người không thể hoặc không muốn tiêm vaccine sản xuất bằng công nghệ mRNA - tổ công tác liên bộ ứng phó đại dịch của Singapore thông báo ngày 23/10.

    Trung Quốc ra luật liên quan 14 nước, gồm Việt Nam; Singapore yêu cầu đặc biệt về vaccine Sinovac TQ - Ảnh 1.

    Sau khi đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia, vaccine Sinovac sẽ được tiêm miễn phí cho người dân Singapore, thay vì có trả phí như trước đây (Ảnh: Strait Times)

    Quyết định trên được đưa ra sau khi Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) phê duyệt tạm thời đối với vaccine Sinovac theo Lộ trình Tiếp cận Đại dịch Đặc biệt (PSAR).

    Bộ Y tế Singapore cho biết, người tiêm vaccine Sinovac cần phải tiêm đủ 3 mũi để được xác định là tiêm chủng đầy đủ. Mũi thứ 2 nên tiêm sau mũi đầu tiên 28 ngày, còn mũi thứ 3 tiêm 90 ngày sau mũi thứ 2 - theo HSA.

    Những cá nhân đã tiêm hai mũi vaccine Sinovac ở Singapore sẽ được coi là tiêm chủng đầy đủ trong vòng 4 tháng sau mũi thứ 2, hoặc đến ngày 31/12/2021, tùy theo điều kiện nào đến sau. Họ sẽ phải tiêm mũi thứ 3 để được xác nhận là tiêm chủng đầy đủ.

    Sau khi đưa vào chương trình tiêm chủng toàn quốc của Singapore, vaccine Sinovac sẽ được tiêm chủng miễn phí cho người dân. Những người đã tiêm trước đó theo chương trình có trả phí sẽ không được hoàn tiền.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình báo Mỹ cảnh báo doanh nghiệp: 5 lĩnh vực nghiêm cấm hợp tác với Trung Quốc

    Theo SCMP, giới chức tình báo Mỹ đã phát cảnh báo đối với các doanh nghiệp công nghệ của nước này, yêu cầu không hợp tác với Trung Quốc trong 5 lĩnh vực.

    Báo cáo mới của Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia Mỹ (NCSC) nói rằng các lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI), máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, chất bán dẫn và hệ thống tự trị (AS) là những kỹ thuật "có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ".

    Các quan chức tình báo Mỹ nhấn mạnh họ không chủ trương tách rời hoàn toàn khỏi các công ty và đơn vị nghiên cứu của Trung Quốc, song các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cần phải nắm rõ quy hoạch quốc gia tổng thể mà Bắc Kinh đặt ra.

    Các quan chức Mỹ lo ngại nước này có thể bị loại ra khỏi những lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tương lai này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Romania 5 phút có 1 người tử vong do mắc Covid-19

    Romania đã trở thành nước có tỷ lệ tử vong trên đầu người do Covid-19 cao nhất thế giới trong tuần qua, với số liệu cho thấy cứ trung bình 5 phút lại có 1 người tử vong vì mắc Covid-19.

    Thống kê của giới chức nước này chỉ ra rằng hơn 90% bệnh nhân tử vong là những người không tiêm vaccine ngừa Covid-19. Romania hiện là một trong số nước có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp nhất của Liên minh châu Âu (EU) khi chỉ khoảng 1/3 người trưởng thành ở quốc gia này tiêm chủng đầy đủ, trong khi chỉ số trung bình của EU là 74%.

    Quốc gia Đông Âu này báo cáo có số ca mới mắc Covid-19 cao nhất trong 1 ngày vào hôm 19/10 với 18.800 trường hợp. Số ca tử vong cùng ngày cũng lập kỷ lục 574 ca. Số ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục trong tháng 10 đe dọa đẩy hệ thống y tế vào tình trạng quá tải.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện hại khuẩn trong sản phẩm Trung Quốc, Sri Lanka "cấm cửa", không trả tiền

    Sri Lanka đã cấm, không cho tàu Trung Quốc cập cảng sau khi phát hiện số phân bón hữu cơ trên tàu nhiễm hại khuẩn, AFP dẫn nguồn tin quan chức cho hay. Được biết, đây là số phân bón Sri Lanka đã đặt hàng. 

    Trung Quốc ra luật mới liên quan tới 14 nước, gồm cả Việt Nam; Đài Loan-Mỹ chĩa mũi dùi vào ông Tập - Ảnh 1.

    Văn phòng Tổng thống Sri Lanka cho biết, nước này đã kiểm tra mẫu phân bón trên tàu Trung Quốc và "xác nhận sự tồn tại của một số loại hại khuẩn nhất định". 

    Theo thông cáo, một phiên tòa đã cấm thanh toán cho Tập đoàn Công nghệ Sinh học Qingdao 96.000 tấn phân bón. 

    Chính quyền cảng Sri Lanka cho hay, Bộ Nông nghiệp Sri Lanka cũng yêu cầu họ ngăn cản việc bốc dỡ phân bón ở bất kỳ cảng nào và không cho tàu Trung Quốc cập bến. 

    Sự việc diễn ra trong bối cảnh Sri Lanka phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm do khủng hoảng tiền tệ gây ra. Trong khi đó, các nông dân cho rằng lệnh cấm sử dụng phân bón hóa học của chính quyền có thể tác động tiêu cực tới vụ mùa năm nay. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thông qua luật củng cố an ninh biên giới

    Theo Reuters, ngày 23/10, Trung Quốc đã thông qua một đạo luật mới nhằm tăng cường an ninh biên giới trong bối cảnh nước này liên tục đụng độ với Ấn Độ, lo ngại về tác động từ nước láng giềng Afghanistan hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Taliban và tình hình Covid-19 trong khu vực. 

    Nhật sắp cấp kim bài miễn tử cho lính Australia; Đài Loan-Mỹ có hành động gắt nhắm thẳng ông Tập - Ảnh 1.

    Ảnh: CNN

    Luật Biên giới Đất liền của Trung Quốc sẽ không thay đổi cách nước này xử lý tình trạng an ninh biên giới khi có hiệu lực vào 1/1/2022 nhưng nó thể hiện mức độ tự tin ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với năng lực quản lý các vùng biên cương. 

    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ra 1 đạo luật chi tiết về cách quản lý và tăng cường an ninh đối với biên giới đất liền kéo dài hơn 22.000km giáp ranh 14 nước, bao gồm cả Nga và Triều Tiên. 

    Luật này quy định, Trung Quốc có thể đóng cửa biên giới nếu 1 cuộc chiến hoặc xung đột vũ trang gần đó đe dọa tới an ninh biên giới. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ kêu gọi Triều Tiên ngừng thử tên lửa vì 'phản tác dụng'

    Tuổi trẻ dẫn nguồn Reuters cho hay, trong cuộc gặp với người đồng cấp Noh Kyu Duk tại thủ đô Hàn Quốc, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hôm 19/10 là "hành động khiêu khích".

    Ông Kim lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng các vụ thử tên lửa "đáng lo ngại và phản tác dụng".

    Ngoài ra ông Kim cũng bày tỏ hy vọng phía Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với lời kêu gọi đối thoại từ phía Mỹ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản sắp cấp quyền miễn trừ án tử cho binh lính Australia

    Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo sắp chấp thuận miễn án tử cho những binh lính Australia phạm trọng tội trong thời gian huấn luyện tại Nhật Bản. 

    Hàn Quốc điên đầu vì 1 vấn đề rất giống ở Việt Nam; Đài Loan-Mỹ có hành động gắt nhắm thẳng ông Tập - Ảnh 1.

    Binh lính Australia. Ảnh: AP

    Nếu quyết định này được Tokyo thông qua thì điều khoản khúc mắc cuối cùng trong giai đoạn thương thảo thỏa thuận hợp tác quân sự giữa hai bên sẽ được dỡ bỏ mặc dù đây là yếu tố gây tranh cãi trong dư luận Nhật Bản, xét trong bối cảnh nhiều người dân Nhật lâu này vẫn bất bình về Thỏa thuận SOFA với Mỹ. 

    Theo thỏa thuận này, quân nhân Mỹ phạm tội bên ngoài căn cứ được chuyển giao cho quân cảnh Mỹ và chính quyền Nhật Bản phải yêu cầu Mỹ thả những đối tượng này nếu muốn truy tố theo luật sở tại.

    Tuy nhiên, có những trường hợp phía Mỹ không chịu giao nộp nghi phạm hoặc một số được đưa về Mỹ trước khi chính quyền Nhật có thời gian để trình yêu cầu. 

    Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Australia xác nhận rằng, hai nước hiện vẫn đang tiếp tục thương thảo thỏa thuận nhưng từ chối tiết lộ cụ thể. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thảo luận với Đài Loan về "tham gia có ý nghĩa" vào LHQ: Thách thức thẳng ông Tập?

    Các quan chức đảo Đài Loan và Mỹ đã thảo luận về cách thức để hòn đảo này có thể tham gia "một cách có ý nghĩa" vào Liên hợp quốc. Động thái diễn ra chỉ ít ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng đánh dấu 50 năm quốc gia này "khôi phục vị trí hợp pháp" trong LHQ.

    Đài Loan đã "giữ ghế" của Bắc Kinh tại LHQ cho đến ngày 25/10/1971, khi tổ chức này bầu CHDCND Trung Hoa làm đại diện chính thức của nước Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần không tách rời trong lãnh thổ nước này, và Trung Quốc là đại diện duy nhất cho Đài Loan trên trường quốc tế.

    Trung Quốc khốn đốn, Triều Tiên-Indonesia ăn đậm; Đài Loan-Mỹ có động thái gắt nhắm thẳng ông Tập - Ảnh 1.

    Thông điệp của Mỹ và đảo Đài Loan được đưa ra đúng vào dịp Trung Quốc kỷ niệm 50 năm khôi phục vị trí trong LHQ

    Trong thông cáo ngày 23/10 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Mỹ nói giới chức Mỹ và Đài Loan đã họp trực tuyến để "thảo luận về việc ủng hộ khả năng của Đài Loan trong việc tham gia một cách có ý nghĩa tại LHQ".

    Mỹ cũng tái khẳng định cam kết về sự tham gia của hòn đảo tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, cũng như thảo luận cách thức làm nổi bật khả năng đóng góp của Đài Loan trong nhiều vấn đề.

    Động thái của Mỹ-Đài được cho là thách thức và sẽ làm Trung Quốc nổi giận. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nhấn mạnh trong 50 năm qua, nước này đã tăng cường hợp tác với LHQ và đạt được những thành tựu to lớn.

    Trong nhiều phát biểu khác nhau, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc ủng hộ hệ thống quốc tế với LHQ làm trung tâm và cam kết đóng góp nhiều hơn để thúc đẩy các sứ mệnh của tổ chức này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên, Indonesia hưởng lợi lớn nhờ Trung Quốc "khát" điện

    Ông Hun Sen bí mật vào toilet mặc áo chống đạn trong ngày lịch sử; TQ báo tin xấu nhất trong 1 tháng - Ảnh 1.

    Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

    Nhập khẩu điện từ Triều Tiên đạt  35.974 MWh trong tháng 9, tăng 62% so với cùng kỳ, đồng thời tăng 37% trong 3 quý đầu năm 2021 so với cùng kỳ - lên 291 GWh.

    Liên hợp quốc đã áp lệnh cấm vận từ năm 2017 với các mặt hàng xuất khẩu của Triều Tiên như than, quặng sắt, lương thực và nông sản, nhưng không bao gồm điện.

    Indonesia cũng trở thành nhà cung cấp than ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Số lượng hàng bàn giao đạt kỷ lục vào tháng trước sau khi Bắc Kinh nới lỏng quy định về nhập khẩu than nhằm ứng phó với khủng hoảng năng lượng.

    Các lô hàng than từ Indonesia đã vượt mốc 21 triệu tấn trong tháng 9/2021, so với 17 triệu tấn vào tháng 8, và hiện chiếm 2/3 tổng lượng than đá nhập khẩu của Trung Quốc - theo số liệu của hải quan Trung Quốc.

    Các khách hàng Trung Quốc đã buộc phải tìm đến những nhà cung cấp khác nhằm thay thế các mặt hàng xuất khẩu của Australia, vốn đã bị hạn chế trong gần 1 năm qua do quan hệ hai nước lao dốc. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân mạng Trung Quốc rần rần ủng hộ phát biểu của Putin

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng giữa Moskva và Bắc Kinh không cần một liên minh quân sự, và các độc giả của báo Quan sát (Guancha - Trung Quốc) cũng ủng hộ điều này.

    Ông Hun Sen bí mật vào toilet mặc áo chống đạn trong ngày lịch sử; TQ báo tin xấu nhất trong 1 tháng - Ảnh 1.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP

    Theo đó, nhiều độc giả Trung Quốc đã bày tỏ sự đồng tình với phát ngôn của nhà lãnh đạo Nga bởi 2 nước Nga-Trung có mối quan hệ tốt đẹp.

    "Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thực sự tốt hơn so với một liên minh quân sự truyền thống, vì vậy, đối với chúng tôi mà nói, khái niệm liên minh quân sự đã lỗi thời từ lâu", một độc giả có tên Qian Shou viết.

    "Quan hệ đối tác chiến lược linh hoạt hơn nhiều so với một liên minh quân sự, vậy tại sao chúng ta phải lập liên minh quân sự cơ chứ?" - một người khác bình luận.

    Theo các độc giả Trung Quốc, Nga và Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị mạnh mẽ: "Chúng tôi không có liên minh, nhưng chúng tôi lại có thứ tốt hơn cả liên minh - đó là tình bạn!" - một trong các độc giả của Guancha viết.

    Dân mạng Trung Quốc rần rần ủng hộ ông Putin, khẳng định Nga-Trung có 1 thứ tốt hơn cả Mỹsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc đau đầu vì "vấn nạn" chèn tiếng Anh vào tiếng mẹ đẻ

    Hàn Quốc hiện đang đối mặt với một xu hướng đáng lo ngại nhất là giữa những những người trẻ tuổi: đó là chèn tiếng Anh vào tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày. Điều này khiến những người Hàn Quốc lớn tuổi, vốn rất tự hào về ngôn ngữ của họ cũng như quyền lực mềm của ngôn ngữ, rất lo ngại vì có nguy cơ khiến ngôn ngữ mẹ đẻ này bị suy yếu.

    Ông Hun Sen bí mật vào toilet mặc áo chống đạn trong ngày lịch sử; TQ báo tin xấu nhất trong 1 tháng - Ảnh 1.

    Chính phủ Thủ tướng Kim Boo-kyum cam kết sẽ vào cuộc mạnh mẽ để giải quyết tình trạng này. Ảnh: EPA

    Tại một buổi lễ hôm 16/7, để kỷ niệm 575 năm bảng chữ cái Hangul ra đời, Thủ tướng Kim Boo-kyum cho biết chính phủ sẽ đi đầu trong việc giải quyết "nạn tham nhũng" của tiếng Hàn.

    "Đất nước sẽ không thể vươn lên xếp hạng trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới và phát triển như một cường quốc kỹ thuật số nếu không có Hangul. Cũng nhờ Hangul mà K-pop và K-culture (làn sóng văn hóa Hàn) được yêu thích trên khắp thế giới", Thủ tướng Kim nói.

    "Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực để giảm việc sử dụng các từ và biệt ngữ nước ngoài và chuyển đổi chúng thành những từ dễ hiểu của Hàn Quốc", Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

    Trong khi Thủ tướng Kim gọi Hangul là "ngôn ngữ toàn cầu", các nhà phê bình chỉ ra rằng, về mặt kỹ thuật, ngôn ngữ Hàn Quốc được gọi là Hanguk-eo, hoặc Woorimal, trong khi Hangul là một hệ thống các bảng chữ cái - mặc dù nhiều người Hàn Quốc thường sử dụng Hangul chỉ cả hai loại này.

    Hàn Quốc đau đầu vì vấn đề chèn tiếng Anh vào tiếng mẹ đẻ: Thủ tướng vội ra cam kết nóngsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Hun Sen kể chuyện mặc áo chống đạn bảo vệ Quốc vương trong ngày lịch sử của Campuchia

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen trả lời phỏng vấn độc quyền CEO của Fresh News Lim Chea Vutha hôm 21/10, tiết lộ ông từng mặc áo chống đạn như một vệ sĩ để bảo vệ Quốc vương Norodom Sihanouk trong sự kiện lịch sử ngày 14/11/1991.

    Ông Hun Sen ngày 18/10 đã ký nghị định cho phép phát hành và đưa vào lưu thông tờ bạc mới có mệnh giá 30.000 riel, nhân kỷ niệm 30 năm Hiệp định Hòa bình Paris (23/10/1991-2021) và 30 năm ngày Quốc vương Norodom Sihanouk trở về Campuchia (14/11/1991-2021).

    Triều Tiên bất ngờ lên tiếng cực gắt về Đài Loan; Trung Quốc báo tin xấu nhất trong 1 tháng - Ảnh 1.

    Hình ảnh trên tờ bạc 30.000 riel vừa được phát hành của Campuchia

    Trên tờ bạc 30.000 riel mới có hình ảnh ông Hun Sen đứng cạnh Quốc vương Norodom Sihanouk trên xe diễu hành vào năm 1991. 

    "Khi ông ấy (Quốc vương Norodom Sihanouk) về nước vào ngày 14/11/1991, tôi là người đứng đầu chính phủ Nhà nước Campuchia trong khi Quốc vương là chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC). Nhà vua bay từ Bắc Kinh, Trung Quốc, đến Campuchia. Và 30 phút trước khi máy bay hạ cánh, tôi đã vào toilet của máy bay để mặc áo chống đạn. Sau khi xuống máy bay, tôi đứng sẵn sàng cạnh nhà vua giống như một vệ sĩ. Nếu có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ liều mình để bảo vệ ngài trước các sự cố," Thủ tướng Hun Sen kể lại.

    Theo ông Hun Sen, Quốc vương Norodom Sihanouk không biết chuyện ông mặc áo chống đạn vào thời điểm đó, cho đến khi được Thủ tướng tiết lộ vào hai năm sau.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga tuyên bố lần đầu tiên cùng Trung Quốc tuần tra ở Tây Thái Bình Dương

    Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/10 xác nhận các chiến hạm của Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tuần tra chung lần đầu tiên ở khu vực phía tây Thái Bình Dương trong thời gian 17-23/10.

    Theo đó, mục tiêu của cuộc tuần tra là "giương cờ của Nga và Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như bảo vệ các cơ sở của cả hai nước trong hoạt động kinh tế hàng hải". 

    Nga cho biết nhóm 10 chiến hạm, gồm 5 tàu của mỗi nước, đã lần đầu tiên cùng di chuyển qua eo biển Tsugaru - vùng nước nằm giữa đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản, kết nối với Thái Bình Dương.

    Triều Tiên bất ngờ lên tiếng gắt về Đài Loan; Nga-Trung làm điều chưa từng thấy sát sườn Nhật Bản - Ảnh 1.

    Tàu khu trực Kunming của Trung Quốc và tàu săn ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs của Nga tại Tây Thái Bình Dương ngày 19/10/2021 (Ảnh: Li Tang/Global Times)

    Chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng cuộc tuần tra chung giữa Nga-Trung vừa qua cho thấy mức độ thực chiến cao, và việc chuyển đổi từ mô hình tập trận sang tuần tra giống như cơ chế chuyển đổi từ tình trạng thời bình sang thời chiến.

    "Việc hình thành năng lực tác chiến chung Nga-Trung sẽ mang lại các biện pháp tấn công ở nhiều tầng và cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ quân sự của các lực lượng. Điều này sẽ cung cấp nhiều phương án hơn để đối phó với các cuộc xung đột khu vực như tấn công khủng bố", ông Song nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào lo ngại nguy cơ Covid-19 lây lan trên diện rộng

     Bộ Y tế Lào ngày 23/10 thông báo nước này báo cáo 467 ca mắc mới Covid-19 và 1 ca tử vong trong vòng 24 giờ - bao gồm các ca lây nhiễm trong cộng đồng ở 10 tỉnh, thành và ca bệnh nhập cảnh.

    Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục ghi nhận là điểm nóng về dịch Covid-19 với 232 ca mắc trong ngày.

    Trung Quốc báo tin xấu nhất trong 1 tháng; Triều Tiên bất ngờ lên tiếng cực gắt về Đài Loan - Ảnh 1.

    Ảnh: nhandan.com.vn

    Giới chức Y tế Lào đã yêu cầu các địa phương nhanh chóng truy vết lịch sử tiếp xúc của các ca mắc trong cộng đồng, trong nỗ lực làm giảm rủi ro bùng dịch trên diện rộng. 

    Nhà chức trách cũng phun khử khuẩn tại các địa điểm liên quan đến các bệnh nhân, đồng thời kêu gọi người dân từng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 hoặc có triệu chứng nghi ngờ lây nhiễm cần khẩn trương liên hệ với các đơn vị y tế để được xét nghiệm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên chỉ trích gay gắt Mỹ về vấn đề Đài Loan

    Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Myong-ho ngày 22/10 đã chỉ trích cam kết mới đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc bảo vệ Đài Loan nếu đảo này bị Trung Quốc Đại lục tấn công.

    Ông Pak nhấn mạnh tình hình xung quanh eo biển Đài Loan "tương quan với tình hình" ở bán đảo Đài Loan và cho rằng Mỹ đang tìm cách duy trì "thế bá chủ" ở khu vực Đông Á.

    "Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc," hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA dẫn lời ông Pak. "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong lập trường gìn giữ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ."

    Thứ trưởng Triều Tiên cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Á và "can thiệp bất cẩn" trong vấn đề Đài Loan, "làm tiềm ẩn rủi ro đụng chạm đến tình hình nhạy cảm trên bán đảo Triều Tiên".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc báo cáo số ca mắc Covid-19 cao nhất trong 1 tháng

    Trung Quốc báo tin xấu nhất trong 1 tháng; Triều Tiên bất ngờ lên tiếng cực gắt về Đài Loan - Ảnh 1.

    Du khách xếp hàng tại địa điểm xét nghiệm Covid-19 ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)

    Trung Quốc ngày 22/10 báo cáo 38 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng - cao nhất kể từ đợt bùng phát dịch Covid-19 do biến thể Delta vào tháng trước. Đợt lây nhiễm mới nhất, gồm 1 ca mắc không triệu chứng, tập trung ở các địa phương phía bắc và tây bắc Trung Quốc.

    Trước đó, ngày ghi nhận số ca mắc "kỷ lục" gần nhất ở Trung Quốc là ngày 20/9, với 42 ca nhiễm trong cộng đồng ghi nhận trong đợt bùng phát dịch Covid-19 ở tỉnh Phúc Kiến.

    Theo chính sách "không Covid" tại Trung Quốc, giới chức các địa phương ở Cam Túc và Nội Mông - hai khu vực bị dịch ảnh hưởng nhiều nhất lần này - đã nâng mức cảnh báo và áp đặt các biện pháp hạn chế để ngăn ngừa virus SARS-Cov-2 lây lan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại