Cập nhật lúc

Thế giới đổ dồn chú ý vào đảo Phú Quốc - Pfizer, Moderna, AstraZeneca lộ điểm yếu, vaccine của Cuba chiến thắng rực rỡ?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cảm ơn Chính phủ Nga đã hỗ trợ kịp thời cho Việt Nam, vừa qua đã chuyển giao sinh phẩm cho Việt Nam sản xuất tại chỗ 1 triệu liều vaccine.

Thế giới đổ dồn chú ý vào đảo Phú Quốc - Pfizer, Moderna, AstraZeneca lộ điểm yếu, vaccine của Cuba chiến thắng rực rỡ?
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Sau thời gian dài chờ đợi, các đảo du lịch nổi danh Đông Nam Á sẵn sàng mở cửa trở lại đón du khách, Phú Quốc được gọi tên

    Sở hữu những thiên đường du lịch nằm giữa biển khơi, việc Đông Nam Á nỗ lực mở cửa trở lại các đảo du lịch đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của thế giới.

    Việt Nam

    Là một thiên đường du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Á, đảo Phú Quốc của Việt Nam thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Việt Nam cũng có kế hoạch mở cửa trở lại cho du lịch trên đảo và đó là tin vui cho tất cả mọi người.

    Trong mắt du khách quốc tế, những bãi biển cát trắng, chợ đêm và cả khu dự trữ sinh quyển mà UNESCO công nhận khiến Phú Quốc đặc biệt hấp dẫn. Ngoài ra, đảo còn có một trong những tuyến cáp treo dài nhất thế giới, nối liền với đảo Hòn Thơm gần đó.

    Thế giới đổ dồn chú ý vào đảo Phú Quốc - Pfizer, Moderna, AstraZeneca lộ điểm yếu, vaccine của Cuba chiến thắng rực rỡ? - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, Phú Quốc sẽ không mở cửa bằng mọi giá. Trong 3 tháng đầu tiên, đảo sẽ tiếp đón khoảng 2.000 tới 3.000 du khách mỗi tháng. Những du khách này có thể đến Phú Quốc bằng những chuyến bay riêng và tham quan những khu vực được cấp phép trên đảo. Trong giai đoạn 2, dự kiến kéo dài 3 tháng, khoảng 5.000 đến 10.000 du khách có thể tới đảo mỗi tháng thông qua các chuyến bay thương mại. Các dịch vụ vui chơi và trải nghiệm trên đảo cũng sẽ đa dạng hơn.

    Việt Nam có thể vẫn ưu tiên chào đón du khách từ các thị trường tiềm năng nhưng đang kiểm soát tốt dịch bệnh như Đông Bắc Á, châu Âu, Mỹ và Trung Đông.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore chia sẻ vaccine với láng giềng

    Singapore chia sẻ hơn 300.000 liều vaccine Covid-19 cho Thái Lan, Indonesia và Brunei tuần này trong nỗ lực chung mở cửa các nền kinh tế.

    Bộ Ngoại giao Singapore hôm nay cho biết đã gửi 100.000 liều vaccine Moderna cho Brunei, quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, trong khuôn khổ hợp tác song phương nhằm đối phó đại dịch. Brunei sau này sẽ chuyển trả Singapore lượng vaccine tương đương.

    100.000 liều Moderna khác cũng từng được Singapore gửi tới Brunei hồi tháng 8 nhằm tăng cường thêm quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

    Ngoài Brunei, Singapore cũng gửi cho Thái Lan và Indonesia mỗi nước 122.400 liều vaccine AstraZeneca vào ngày 28/9.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông tin sai lệch về thuốc Ivermectin và hậu quả khó lường trong cuộc chiến Covid-19

    Dịch Covid-19 hoành hành, đẩy hệ thống y tế nhiều quốc gia vào tình trạng quá tải, khiến người dân phải tự tìm phương thuốc điều trị. Ngay lập tức, cơn sốt thuốc Ivermectin diễn ra tại nhiều quốc gia để điều trị Covid-19 dù thiếu bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn.

    Dịch Covid-19 hoành hành, đẩy hệ thống y tế nhiều quốc gia vào tình trạng quá tải, khiến người dân phải tự tìm phương thuốc điều trị. Ngay lập tức, cơn sốt thuốc Ivermectin diễn ra tại nhiều quốc gia để điều trị Covid-19 dù thiếu bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn.

    Pfizer, Moderna, AstraZeneca lộ điểm yếu, vaccine của Cuba chiến thắng rực rỡ? - Hậu quả khủng khiếp của cơn sốt thuốc Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Chuyên gia y tế Mosa Moshabela, trường đại học Kwa Zulu Natal, Nam Phi cho biết: "Điều đáng lo ngại nhất là thuốc này chưa được cấp phép sử dụng và đang được buôn bán sôi động trên thị trường chợ đen. Việc người dân mua để tự ý sử dụng rất nguy hiểm vì chưa có đủ dữ liệu an toàn về việc sử dụng loại thuốc Ivermectin để điều trị Covid-19".

    Ngay sau đó, hình ảnh về mô hoại tử trên da người và các vụ ngộ độc xuất hiện lan tràn sau các mũi tiêm Ivermectin. Đáng lo ngại nhất, ở Peru - quốc gia đã đưa Ivermectin vào hướng dẫn điều trị vào đầu tháng 5/2020 nằm trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong Covid-19 lớn nhất thế giới. Bộ Y tế Peru phải hủy bỏ đề xuất sử dụng Ivermectin điều trị Covid-19 vào tháng 10/2020.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia huấn luyện chó đánh hơi Covid-19

    Lực lượng chống bom mìn Campuchia đang huấn luyện chó đánh hơi Covid-19, hy vọng chúng có thể giúp ngăn chặn virus này.

    12 chó chăn cừu Malinois đang được Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia (CMAC) huấn luyện để phát hiện bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng. Về lâu dài, trung tâm hy vọng sẽ sử dụng những chú chó này tại các sự kiện lớn như các trận đấu thể thao, tổng giám đốc CMAC Heng Ratana nói.

    "Chó làm việc hiệu quả hơn các công cụ khác", ông cho hay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cơ hội lớn cho vaccine COVID-19 của Cuba, Ấn Độ tại các nước đang phát triển

    Các nước giàu tích trữ vaccine Pfizer, Moderna, AstraZeneca

    Trong bối cảnh các quốc gia giàu có tích trữ vaccine COVID-19 của các hãng nổi tiếng như Pfizer, Moderna hay AstraZeneca để tiêm mũi tăng cường, các nước nghèo đã quay sang chọn những loại vaccine ít tên tuổi hơn của Cuba, Ấn Độ.

    Tại thế giới đang phát triển, các vaccine COVID-19 ít tên tuổi hơn đang có cơ hội mở rộng thị trường, chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa. Nhiều loại vaccine COVID-19 từ chỗ ít người biết nay đã trở nên nổi tiếng hơn trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu còn hạn chế và tác động tới nỗ lực tiêm chủng của các nước nghèo.

    Ông Shabir Madhi, Giáo sư về vaccine học tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, nói: "Vấn đề không phải là vaccine được sản xuất ở đâu mà vấn đề là bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO xin lỗi về việc nhân viên cứu trợ có hành vi lạm dụng tình dục tại CHDC Congo

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa lên tiếng xin lỗi về những hành vi sai trái liên quan tới việc các nhân viên của tổ chức này bị cáo buộc có hành vi lạm dụng tình dục phụ nữ khi đi cứu trợ dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

    Ông Tedros lấy làm tiếc vì những gì đã xảy ra với các nạn nhân. Nhà lãnh đạo này cam kết sẽ cải tổ toàn diện cơ cấu và năng lực thể chế của tổ chức này nhằm ngăn chặn việc tái diễn tình trạng bóc lột, lạm dụng tình dục.

    Tổng Giám đốc WHO vừa lên tiếng xin lỗi; Cú hích lớn cho việc sản xuất vaccine Nga ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

    Trước đó, cuộc điều tra của một ủy ban độc lập phát hiện 83 nhân viên cứu trợ, trong đó có 21 nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã có hành vi lạm dụng tình dục tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Hậu quả là 29 phụ nữ đã mang thai, trong đó có một bé gái 13 tuổi được xác định là bị cưỡng hiếp.

    Cuộc điều tra đã được tiến hành vào năm ngoái nhằm phản ứng trước việc giới truyền thông phanh phui thông tin cho rằng, một số nhân viên của WHO đã ép phụ nữ địa phương quan hệ tình dục để đổi lấy việc làm từ năm 2018 - 2020./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình mẫu tiêm chủng của đảo Guam quay cuồng trước làn sóng COVID-19 mới

    Theo trang The Guardian (Anh), đảo Guam từng là một trong những khu vực có chiến dịch tiêm chủng thành công nhất nước Mỹ, với gần 90% dân số đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Thậm chí, hòn đảo còn bắt đầu triển khai tiêm chủng cho khách du lịch theo chương trình nghỉ dưỡng vaccine "Air VnV".

    Tuy nhiên, khi làn sóng COVID-19 thứ ba ập đến, số lượng bệnh nhân nhập viện tăng mạnh với tỷ lệ tử vong hàng ngày cao nhất kể từ tháng 3/2020, các bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Bên ngoài bệnh viện Guam Memorial, giới chức y tế đã phải dựng tạm lều bên ngoài khuôn viên để hỗ trợ điều trị cho một lượng lớn bệnh nhân. Cảnh tượng này khiến nhiều người dân trên đảo Guam vô cùng hoang mang.

    90% dân số đã tiêm đủ vaccine, hình mẫu thành công nhất nước Mỹ bỗng quay cuồng trước làn sóng Covid-19 mới; Việt Nam đề nghị Nga hỗ trợ đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine - Ảnh 1.

    Một người dân được tiêm vaccine tại Trung tâm Tiêm chủng UOG Fieldhouse, đảo Guam. Ảnh: The Guardian

    Trong một đoạn video do chính phủ phát hành nhằm kêu gọi người dân tiêm chủng, Pauline Perez, một y tá tại bệnh viện cho biết: "Chúng tôi không còn chỗ, rất nhiều bệnh nhân COVID-19 đang phải chờ ở bên ngoài. Chúng tôi sử dụng lều y tế màu xanh cho bệnh nhân COVID-19 đã ổn định. Họ cần được bác sĩ kiểm tra nhưng không phải điều trị nữa".

    Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Guam đã rất mong manh. Các ca nhiễm biến thể Delta gia tăng đã đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ. Tuần trước, bệnh viện công đã phải tạm dừng các dịch vụ phẫu thuật tự nguyện để tập trung nguồn lực hạn chế của mình điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Mai Habib, người phát ngôn của bệnh viện cho biết: "Nhân sự là một vấn đề lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tạm dừng các ca phẫu thuật tự nguyện để điều động thêm nhân viên hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhân hơn."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Mỹ công bố thông tin về phản ứng phụ của vắc-xin COVID-19 mũi thứ ba

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 28/9 cho biết những người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 mũi thứ ba hầu hết đều có phản ứng nhẹ đến trung bình.

    Theo NBC News, gần 2,8 triệu người Mỹ đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 mũi thứ ba sau khi Cục Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm (FDA) cấp phép tiêm liều tăng cường cho những người suy giảm miễn dịch hồi giữa tháng 8.

    Trong vòng từ 0 đến 7 ngày sau tiêm mũi thứ ba, có tổng cộng 22.191 người đã báo cáo phản ứng với hệ thống giám sát liên bang. Trong số đó, khoảng 71% cho biết có cảm giác đau ở vết tiêm, 56% cảm thấy mệt mỏi, 43% bị đau đầu, 1,8% phải yêu cầu hỗ trợ y tế, và 13 người phải nhập viện.

    "Tần suất và các tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ ba tương tự với mũi tiêm thứ hai. Hầu hết đều là phản ứng nhẹ và trung bình, tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn", Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky hôm 28/9 cho biết trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng.

    Cũng theo bà Rochelle Walensky, trong cuối tuần trước, tính riêng tại các hiệu thuốc đã có hơn 400.000 người Mỹ tiêm vắc-xin liều tăng cường. Gần một triệu người cũng đã đăng kí tiêm mũi thứ ba tại hiệu thuốc. Trong khi đó, còn hơn 70 triệu người Mỹ đủ điều kiện vẫn chưa tiêm bất cứ mũi vắc-xin nào.

    Hãng tin Bloomberg ngày 29/9 dẫn nguồn thạo tin cho biết FDA Mỹ có thể sẽ sớm cấp phép tiêm vắc-xin Moderna mũi thứ ba, với hàm lượng mRNA bằng 1/2 so với mũi một và mũi hai (100 microgram mRNA). Để so sánh, cả mũi một, hai và ba của vắc-xin Pfizer đều bao gồm 30 microgram mRNA.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    CDC Mỹ công bố thông tin về phản ứng phụ của vắc-xin COVID-19 mũi thứ batienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới về nhóm người có ‘siêu kháng thể’ đánh bại COVID-19

    Hơn một triệu người Israel từng mắc COVID-19 và đã phục hồi. Nhưng nhiều người trong số này đã chọn cách không tiêm vaccine, vì cho rằng bản thân họ đã có đủ lượng kháng thể để không bị tái nhiễm. Nhưng nghiên cứu mới có thể sẽ làm họ thay đổi quyết định.

    Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 hồi năm 2020 và tiêm vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer, Moderna trong năm nay, đã có được "miễn dịch siêu nhiên" hay "miễn dịch lai". Nói cách khác, họ là những người có lượng kháng thể rất cao, có khả năng trung hòa các biến thể COVID-19 cũng như nhiều virus khác.

    Theo nghiên cứu nhỏ do Đại học Rockefeller tại New York tiến hành, lượng kháng thể ở 14 người đã tiêm một liều vaccine sau khi nhiễm COVID-19 và bình phục có thể kháng được 6 biến thể của SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta. Những người này cũng kháng được các virus khác như SARS-CoV-1 được xác định lần đầu tiên năm 2003.

    “Có lý do để dự đoán rằng những người có ‘miễn dịch lai’ sẽ là nhóm được bảo vệ tốt nhất trước phần lớn, hoặc cũng có thể nói là toàn bộ các biến thể của SARS-CoV-2 có thể xuất hiện trong tương lai”, Paul Bieniasz, chuyên gia virus học tại Đại học Rockefeller nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam đề nghị Nga hỗ trợ đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine

    Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều ngày 28/9/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến với Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko.

    Chào mừng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại trụ sở Chính phủ Nga, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko nhấn mạnh Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy đối với Nga, bày tỏ vui mừng trước những thành tựu của Việt Nam, nhất là trong ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó dịch bệnh, hiện đang triển khai tiêm chủng cho người dân nhanh chóng.

    Về phần mình, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chân thành chúc mừng Liên bang Nga về những thành tựu phát triển to lớn đã đạt được, khăng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga. Nhân dịp này, Bộ trưởng cảm ơn Chính phủ Nga đã có những hỗ trợ kịp thời cho Việt Nam phòng chống dịch bệnh, nhất là cung cấp vaccine, vừa qua đã chuyển giao sinh phẩm cho Việt Nam sản xuất tại chỗ 1 triệu liều vaccine; đồng thời đề nghị Chính phủ Nga hỗ trợ đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất cho Việt Nam để bảo đảm nguồn cung ổn định, bền vững.

    Trong trao đổi, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước tiến trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga trong thời gian qua. Kể cả trong bối cảnh dịch Covid-19, hai bên vẫn duy trì trao đổi thông qua hình thức trực tuyến ở cấp cao và các cấp; các lĩnh vực hợp tác then chốt trong đó có kinh tế - thương mại không ngừng được tăng cường, hợp tác chống Covid-19 thiết thực, kịp thời…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia ca ngợi thành tích chương trình tiêm chủng vượt nhiều bang của Mỹ

    Theo tờ Khmertimes, tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của Campuchia đã vượt xa các bang của Mỹ như Alabama, Texas và Ohio. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của nó ngang bằng với tỷ lệ tiêm chủng của bang New York.

    Chương trình tiêm chủng COVID-19 của Campuchia đã thành công lớn. Hơn 98% dân số trưởng thành Campuchia đã được tiêm ít nhất 1 mũi. Tỷ lệ được tiêm đầy đủ 2 mũi là 65% dân số và đang tăng lên. 

    Tờ Khmertimes cũng cho rằng, điều này là nhờ sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Tờ báo Campuchia đưa ra so sánh, kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công, Mỹ chỉ gửi 1 triệu liều vaccine đến Campuchia. Cơ chế COVAX viện trợ chưa đến 350.000 liều. Trong khi đó, Trung Quốc đã cung cấp cho vaccine 27 triệu liều vaccine.  

    Nhưng đặt cược vào Trung Quốc ... dường như đã được đền đáp, Virak Ou, Chủ tịch diễn đàn Tương lai, Trung tâm nghiên cứu chính sách độc lập ở Phnom Penh nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: Cả thế giới giảm, riêng Nga ca tử vong mới cao kỷ lục

    Nga: Ca tử vong mới cao kỷ lục kể từ đầu dịch

    Trung tâm giám sát và ứng phó với dịch COVID-19 của Nga ngày 28/9 cho biết nước này đã ghi nhận 852 ca tử vong liên quan đến COVID-19 trong 24 giờ qua, mức trong ngày cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên 205.531 ca.

    Cũng trong ngày 28/9, nước này ghi nhận 21.559 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 7.464.708 ca. Số người đã bình phục là 6.635.485 người.

    Với 2.541 ca nhiễm mới trong ngày, thủ đô Moskva có kế hoạch siết chặt giám sát việc thực hiện quy định đeo khẩu trang tại các trung tâm mua sắm và nhà hàng, kèm với mức phạt nặng đối với những người không tuân thủ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    COVID-19 tới 6h sáng 29/9: Cả thế giới giảm, riêng Nga ca tử vong mới cao kỷ lụcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 quốc gia chưa tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 nào

    Theo WHO, cả thế giới đã tiêm được 6 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19. Cụ thể, trong đó gần 40% (2,18 tỷ) trong số 6 tỷ mũi tiêm đã được thực hiện ở Trung Quốc. Sau đó đến Ấn Độ (826,5 triệu) và Mỹ (386,8 triệu). Đây là e quốc gia hoàn thành số mũi tiêm nhiều nhất.

    Trong khi hầu hết các nước nghèo hơn hiện đã bắt đầu các đợt tiêm chủng, chủ yếu nhờ chương trình COVAX, phạm vi bao phủ vẫn còn rất thấp kể cả khi có sự viện trợ từ các nước phát triển.

    Các nước thu nhập cao, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, tiêm trung bình 124 liều cho 100 dân, so với chỉ 4 liều cho 100 dân ở các nước thu nhập thấp.

    Ba quốc gia vẫn chưa bắt đầu tiêm chủng là Burundi, Eritrea và Triều Tiên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO kêu gọi sự hợp tác các quốc gia trong điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm nay (28/9) bày tỏ hi vọng các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc sẽ hợp tác với tổ chức này trong giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS CoV-2.

    Phát biểu tại Geneva, Thụy Sỹ, ông Ghebreyesus nhấn mạnh, ông hi vọng giai đoạn 2 cuộc điều tra sẽ sớm bắt đầu càng sớm càng tốt. Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới cũng nhắc lại sự ủng hộ đối với một hiệp ước mang tầm quốc tế về chuẩn bị và thích ứng với đại dịch.

    Theo người đứng đầu tổ chức y tế toàn cầu, đã đến lúc thế giới cần đến một khuôn khổ để ứng phó với các đai dịch tương tự đại dịch Covid-19 trong tương lai.

    Vào tháng 1/2021, trong giai đoạn 1 của cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19, nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới phụ trách đã đến thành phố Vũ Hán ở miền Trung của Trung Quốc. Virus SARS CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào cuối năm 2019, trước khi lan ra toàn thế giới. 

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    WHO kêu gọi các quốc gia hợp tác trong điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ý viện trợ thêm hơn 1 triệu liều vaccine cho Việt Nam

    Tối 28/9, trang Twitter chính thức của Phái đoàn liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết Ý quyết định viện trợ thêm 1.225.440 liều vaccine cho Việt Nam, nâng tổng số vaccine nước này đã cung cấp lên hơn 2,8 triệu liều. 

    Trong 1 tuần, quốc gia EU 2 lần viện trợ lượng vaccine khủng cho Việt Nam; Bệnh nhân Covid-19 sống sót sau khi bị virus ăn sạch 2 lá phổi - Ảnh 1.

    Cùng với đó, 2,6 triệu liều vaccine được Đức viện trợ đã đến Việt Nam hôm Chủ nhật, nâng tổng số vaccine Đức viện trợ lên 3,45 triệu liều.

    Trước đó, Ý đã có hai đợt viện trợ vaccine cho Việt Nam vào ngày 25/8 (801.600 liều AstraZeneca) và ngày 21/9 (796.000 liều).

    Trong 1 tuần, quốc gia EU 2 lần viện trợ lượng vaccine khủng cho Việt Nam; Bệnh nhân Covid-19 sống sót sau khi bị virus ăn sạch 2 lá phổi - Ảnh 2.

    Số lượng cụ thể số liều vaccine mà các nước thành viên EU viện trợ cho Việt Nam. Nguồn: Twitter EU tại Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus ‘ăn sạch’ hai lá phổi

    Một thanh niên 25 tuổi ở Mỹ đã phải cấy ghép cả hai lá phổi sau khi mắc COVID-19 hồi tháng 4. Anh cho biết virus SARS-CoV-2 đã tấn công khiến phổi của anh thủng lỗ chỗ.

    Cái chết của một Phó Thị trưởng Trung Quốc hé lộ gì về ổ dịch ở Phúc Kiến?; GS Úc: Một liều vaccine giúp giảm 70-90% số ca biến chứng nặng - Ảnh 1.

    Blake Bargatze nhập viện vào ngày 14 tháng 7 năm 2021. Ảnh: Business Insider

    Theo trang Business Insider, Blake Bargatze - 25 tuổi, sống tại Georgia (Mỹ), không có bệnh lý nền - đã phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) vào đầu năm nay, sau khi anh bị mắc COVID-19 nặng.

    Trong thời gian nằm viện, tình trạng của anh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ cho biết anh cần ghép phổi mới có thể sống sót. Bargatze được ghép hai lá phổi hồi tháng 6. Chàng thanh niên 25 tuổi cho biết anh đã rất sốc khi chứng kiến virus SARS-CoV-2 tấn công cơ thể anh nhanh đến mức nào.

    "Virus SARS-CoV-2 ăn sạch phổi của tôi", Bargatze chia sẻ. "Lúc bác sĩ phẫu thuật lấy ra, phổi của tôi nhìn như bã kẹo cao su, thủng lỗ chỗ. Tôi thật may vì không bị suy đa tạng".

    Bargatze là một trong số ít người được ghép hai lá phổi thành công sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch đã khiến trên 687.000 người Mỹ thiệt mạng, theo một nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins. Bargatze cho rằng mình nhiễm virus tại một buổi hòa nhạc ở Florida hồi tháng 3 và rất hối hận vì đã tham dự sự kiện đó.

    Dù đã đeo khẩu trang, nhưng Bargatze lúc đó chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Mẹ của Bargatze cho biết anh chưa tiêm vaccine bởi chưa đủ điều kiện, nhưng anh cũng muốn chờ xem những người khác tiêm xong phản ứng thế nào và lo lắng về các tác dụng phụ do vaccine gây ra.

    "Con tôi muốn đợi tới khi vaccine phát triển được 10 năm nữa hoặc lâu hơn, giống như rất nhiều người đang do dự tiêm chủng bây giờ", mẹ của Bargatze chia sẻ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus ‘ăn sạch’ hai lá phổibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia: Một liều vaccine giúp giảm 70% - 90% số ca mắc Covid-19 phải nhập viện

    Theo Giáo sư Greg Dore, chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer, hai loại vaccine được sử dụng nhiều nhất tại Australia, có thể giúp giảm tỷ lệ nhập viện từ 70% - 90%.

     - Ảnh 1.

    Người dân chờ tiêm vaccine tại trung y tế ở Sydney. Ảnh: 9News.

    Australia đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19 , nhất là tại các điểm nóng dịch bệnh. Chỉ với một liều vaccine bất kỳ cũng đã giúp giảm từ 70 đến 90% số ca bệnh mắc biến chứng nặng và phải nhập viện điều trị.

    Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại bang đông dân nhất của Australia là New South Wales đang cho thấy những kết quả rất tích cực, giúp giảm bớt các ca mắc biến chứng nặng phải điều trị tích cực, đồng thời góp phần giảm tải cho hệ thống y tế đang căng mình đối phó với đại dịch.

    Theo số liệu của cơ quan y tế New South Wales, trong tuần đầu của tháng này, hơn 35% số ca mắc Covid-19 của bang là những người đã tiêm một mũi vaccine, trong khi chỉ có 5% số ca mắc là những người đã tiêm chủng đầy đủ. Số liệu cũng cho thấy số ca mắc Covid-19 phải nhập viện điều trị tính đến hôm qua (27/9) là hơn 1.100 trường hợp, giảm so với con số hơn 1.200 của tuần trước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thị trưởng TQ đột ngột chết vì kiệt sức chống Covid-19: Ổ dịch ở Phúc Kiến kinh khủng cỡ nào?

    Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, một phó thị trưởng kiêm giám đốc cục an ninh công cộng ở Phúc Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, đã qua đời hôm 25/9 do làm việc quá sức và bị ốm đột ngột. Thông tin từ văn phòng công an Phúc Kiến cho biết trên thông qua tài khoản mạng xã hội WeChat chính thức của họ hôm 26/9.

    Cái chết của một Phó Thị trưởng Trung Quốc hé lộ gì về ổ dịch ở Phúc Kiến?; GS Úc: Một liều vaccine giúp giảm 70-90% số ca biến chứng nặng - Ảnh 1.

    Ông Pan Dongsheng. Ảnh: Thời báo Bắc Kinh.

    Do phải làm việc nhiều giờ đồng hồ và bị ốm đột ngột, ông Pan Dongsheng đã qua đời trong bệnh viện vào hôm 25/9. văn phòng công an cho biết trong tuyên bố.

    Theo thông tin lý lịch được đăng tải tại trang web chính thức của chính quyền thành phố Phúc Châu, ông Pan sinh vào tháng 9 năm 1964 tại Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến. Kể từ tháng 4 năm 2014, ông Pan làm phó thị trưởng kiêm giám đốc cục cảnh sát Thành phố Tam Minh, Phúc Kiến.

    Các báo cáo cho thấy, trong 3 ngày trước khi ông Pan qua đời, ông đã tham gia vào các cuộc họp phòng chống dịch của thành phố vào hôm 22/9 và đã đến các bệnh viện để tỏ lòng thành kính với các nhân viên y tế tuyến đầu hôm 23/9.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Phó Thị trưởng TQ đột ngột chết vì kiệt sức chống Covid-19: Ổ dịch ở Phúc Kiến kinh khủng cỡ nào?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại