Cập nhật lúc

TQ không muốn chia sẻ mẫu virus với Mỹ; Virus corona ở dơi tại một nước láng giềng của VN là họ hàng gần nhất của SARS-CoV-2

Châu Á tiếp tục có những diễn biến phức tạp về dịch Covid-19.

TQ không muốn chia sẻ mẫu virus với Mỹ; Virus corona ở dơi tại một nước láng giềng của VN là họ hàng gần nhất của SARS-CoV-2
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Giải mật email Mỹ gửi Viện Virus học Vũ Hán: Mỹ hết năn nỉ đến dọa dẫm, TQ vẫn "câu giờ"

    Các email mới được công bố cho thấy, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston (GNL) của Mỹ đã liên tục hối thúc đồng nghiệp Trung Quốc chia sẻ mẫu virus gây đại dịch Covid-19 trong thời gian đầu sau khi dịch khởi phát để tăng tốc độ nghiên cứu quan trọng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã không hỗ trợ.

    Bất chấp lời cảnh báo Trung Quốc "sẽ phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề" nếu không chia sẻ thông tin về mẫu virus gây đại dịch, phía Mỹ đã đụng phải một "bức tường" quan liêu quá dày từ Bắc Kinh.

    Vào cuối tháng 1/2020, khi một loại virus mới lây nhiễm cho hàng trăm người mỗi ngày ở thành phố Vũ Hán , Trung Quốc - gây ra căn bệnh mà giới truyền thông nước này lúc đó gọi là "căn bệnh bí ẩn" - các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston ở Texas đã khẩn trương tìm cách tiếp cận mầm bệnh để bắt đầu việc nghiên cứu của riêng họ.

    Và họ tìm đến Viện Virus học Vũ Hán (WIV) với hy vọng được chia sẻ mẫu virus này về tự nghiên cứu. Bởi vì việc tiếp cận sớm với mầm bệnh mới rõ ràng sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển những công cụ chẩn đoán và thuốc điều trị và vắc-xin.

    Vì đã từng cộng tác, hỗ trợ đào tạo cho phía Trung Quốc, các nhà khoa học Mỹ đã kỳ vọng nhanh chóng được cung cấp dữ liệu.

    Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy. Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston thuộc Trung tâm y khoa Đại học Texas (UTMB), sau đó phải đợi rất nhiều ngày vì một nhà khoa học WIV giám sát việc chuyển giao cho biết, quy trình chuyển giao này cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc, nội dung các email trao đổi mà WIV gửi UTMB mới được công bố nêu rõ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Giải mật email Mỹ gửi Viện Virus học Vũ Hán: Mỹ hết năn nỉ đến dọa dẫm, TQ vẫn 'câu giờ'soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thị trưởng TQ đột ngột chết vì kiệt sức chống Covid-19

    Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, một phó thị trưởng kiêm giám đốc cục an ninh công cộng ở Phúc Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, đã qua đời hôm 25/9 do làm việc quá sức và bị ốm đột ngột. Thông tin từ văn phòng công an Phúc Kiến cho biết trên thông qua tài khoản mạng xã hội WeChat chính thức của họ hôm 26/9.

    Do phải làm việc nhiều giờ đồng hồ và bị ốm đột ngột, ông Pan Dongsheng đã qua đời trong bệnh viện vào hôm 25/9. văn phòng công an cho biết trong tuyên bố.

    Theo thông tin lý lịch được đăng tải tại trang web chính thức của chính quyền thành phố Phúc Châu, ông Pan sinh vào tháng 9 năm 1964 tại Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến. Kể từ tháng 4 năm 2014, ông Pan làm phó thị trưởng kiêm giám đốc cục cảnh sát Thành phố Tam Minh, Phúc Kiến.

    Các báo cáo cho thấy, trong 3 ngày trước khi ông Pan qua đời, ông đã tham gia vào các cuộc họp phòng chống dịch của thành phố vào hôm 22/9 và đã đến các bệnh viện để tỏ lòng thành kính với các nhân viên y tế tuyến đầu hôm 23/9.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Phó Thị trưởng TQ đột ngột chết vì kiệt sức chống Covid-19: Ổ dịch ở Phúc Kiến kinh khủng cỡ nào?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguồn gốc COVID-19: Quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc tuyên bố giả thuyết mới gây sốc

    Virus corona gây dịch Covid-19 "rất có thể" đã ẩn náu đâu đó trên thế giới từ 20 đến 50 năm trước - Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu nói.

    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) Trung Quốc Gao Fu phát biểu tại Diễn đàn Zhongguancun 2021, tổ chức ở Bắc Kinh hôm 25/9: "Chúng ta đã nhận ra từ vài năm trước rằng virus corona có thể gây ra thách thức to lớn cho loài người".

    Trong bài phát biểu, ông Gao đánh giá các loại virus corona mà con người đã phát hiện kể từ năm 1965. Vào năm 2004, một virus corona có tên HCoV-HKU1 được phân tách tại Đại học Hồng Kông, nhưng các nghiên cứu sau đó nhận thấy HCoV-HKU1 đã hiện diện trong một mẫu virus bảo quản lạnh ở Brazil từ năm 1995.

    "Truy tìm nguồn gốc [virus SARS-Cov-2] là một vấn đề khoa học. Mặc dù virus corona mới ngày nay được gọi là '[Covid]19]', nhưng rồi có thể nó đã ẩn náu ở đâu đó từ 20, 30 hay thậm chí 50 năm trước," ông Gao Fu nhận định.

    Trước đó, các quan chức và giới chuyên gia Trung Quốc đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuyển hướng điều tra nguồn gốc Covid-19 sang các quốc gia và địa điểm khác, giữa bối cảnh WHO đang tái khởi động một nhóm chuyên gia truy tìm nguồn gốc SARS-Cov-2, bao gồm hướng tới làm rõ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nguồn gốc COVID-19: Quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc tuyên bố giả thuyết mới gây sốcsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tại Campuchia tăng hơn 800 ca mỗi ngày

    Theo Bộ Y tế Campuchia, việc nhiều người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp y tế thích hợp đã khiến số ca mắc Covid-19 tại nước này tăng liên tục hơn 800 ca mỗi ngày, đánh dấu làn sóng lây nhiễm mạnh mẽ nhất kể từ cuối tháng 7 tới nay.

    Phát biểu với báo giới sau khi tuyên bố kết thúc chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đợt một cho người dân trên 18 tuổi tại tỉnh Prey Veng (giáp biên giới Việt Nam), bà Or Vandine - Quốc vụ khanh kiêm phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia cho biết, số ca mắc Covid-19 tại Campuchia trong những ngày qua đã tăng lên hơn 800 ca mỗi ngày do một số cá nhân không thực hiện nghiêm các biện pháp y tế phù hợp, đặc biệt là vi phạm việc tập trung đông người và di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

    Quốc vụ khanh Or Vandine cho biết thêm, trong những ngày qua số lượng người dân tham gia lễ hội Pchum Ben rất đông, khiến việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch rất khó khăn. Theo thống kê của Bộ Y tế, các ca mắc mới đều được phát hiện tại các nơi sinh hoạt đông người. Đây là điều rất đáng lo ngại, trong khi những nỗ lực tiêm chủng trên toàn quốc của Campuchia đã rất đáng tự hào.

    Mời độc giả đọc bài viết nguồn tại đây

    Số ca mắc Covid-19 tại Campuchia tăng hơn 800 ca mỗi ngàyvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khởi động chiến lược 'Campuchia An toàn'

    Ngày 28/9, Chính phủ Campuchia đã đề xuất một chiến dịch hồi phục ngành du lịch với khẩu hiệu “Campuchia An toàn” như là một trong những chiến lược nhằm thu hút du khách nội địa và quốc tế trong giai đoạn mở cửa trở lại và tương lai.

    Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, phát biểu nhân Ngày Du lịch thế giới 27/9 với chủ đề "Du lịch  vì sự tăng trưởng bao trùm", Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định nước này sẽ là điểm đến an toàn cho mọi người ngay khi mở cửa trở lại đón du khách nhờ những nỗ lực hết mình của chính phủ nhằm tiêm chủng cho gần như toàn bộ người dân trong nước.

    Người đứng đầu Chính phủ Campuchia nhấn mạnh rằng bất chấp các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lan rộng toàn cầu và sự bất ổn trong tương lai, Campuchia đã vạch ra những chiến lược then chốt kịp thời cùng các nỗ lực tiêm chủng và tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn làm nền tảng cho việc từng bước tái mở cửa nền kinh tế và các hoạt động xã hội trong "trạng thái bình thường mới". Chính phủ Campuchia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 91% trong tổng dân số 16 triệu người.

    Tính đến ngày 26/9/2021, theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Campuchia về tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã có 82,03% dân số được chủng ngừa. Với kết quả này, Thủ tướng Hun Sen tự tin khẳng định Campuchia sẽ được coi là nơi đảm bảo an toàn và giành lại niềm tin của cả du khách trong và ngoài nước. Trong quý VI/2021, Campuchia dự kiến mở cửa trở lại cho các du khách đã tiêm chủng đủ liều.

    Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cũng hối thúc các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và đối tác phát triển của Campuchia nâng cao chất lượng các dịch vụ cho du khách.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Khởi động chiến lược 'Campuchia An toàn'baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba vững vàng trong đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược vaccine nội địa

    Trong khi phần lớn quốc gia Mỹ Latinh đều hy vọng mua càng nhiều vaccine COVID-19 từ nước ngoài càng tốt, thì Cuba quyết định tự sản xuất vaccine nội địa. Nhiều loại vaccine của đảo quốc Caribe này có hiệu quả không thua kém bất kỳ vaccine nào của các quốc gia phương Tây.

    Virus corona ở dơi tại một nước láng giềng của VN là họ hàng gần nhất của SARS-CoV-2; Điểm khác biệt của vaccine do Cuba sản xuất - Ảnh 1.

    Vaccine Abdala của Cuba. Ảnh: Xinhua.

    Sau khi cơ quan quản lý của Cuba cấp phép cho vaccine COVID-19 có tên Abdala ngày 9/7, Cuba đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên phát triển thành công vaccine COVID-19. Thành công đó nhờ Cuba có ngành công nghệ sinh học, y học chất lượng cao. Trung tâm Kiểm soát Thuốc, Thiết bị và Dụng cụ Y khoa Nhà nước Cuba cho biết vaccine Abdala có hiệu quả 92% sau ba liều tiêm cách nhau 2 tuần.

    Theo hãng tin DW, vaccine Abdala không phải là vaccine công nghệ vector, cũng không phải là công nghệ mRNA. Thay vào đó, các nhà khoa học Cuba sản xuất theo công nghệ vaccine tiểu đơn vị protein. Điều đó có nghĩa là vaccine chỉ mang một phần của protein gai – bộ phận mà virus SARS-CoV-2 dùng để bám dính vào tế bào người. Phần protein gai này bám vào các thụ thể của protein gai trên virus, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các nhà khoa học Cuba đã sử dụng men làm miền kết nối thụ thể.

    Vaccine Abdala được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, rất thuận lợi cho các khu vực có điều kiện khó khăn về hậu cần hay trang thiết bị bảo ôn. Trong khi đó, các loại vaccine mRNA đòi hỏi điều kiện bảo quản trữ lạnh sâu, khó đáp ứng hơn.

    Chương trình tiêm chủng của Cuba được triển khai từ giữa tháng 5 bằng vaccine Abdala và Soberana 2, trước khi hoàn thành giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng. Đây là hai loại vaccine COVID-19 đầu tiên ở Cuba sau khi nước này từ chối nhập khẩu vaccine từ nước ngoài.

    Trong bối cảnh Cuba bị Mỹ cấm vận nhiều năm, ông Gerardo Enrique Guillen Nieto, Giám đốc nghiên cứu y sinh học tại Trung tâm Công nghệ sinh học và Kỹ thuật Gien (CIGB) ở Havana, cho biết: "Chúng tôi biết rằng cuối cùng chúng tôi luôn phải tự lực, dựa vào sức mạnh và năng lực của bản thân. Kết quả đó là một hệ thống chăm sóc sức khỏe không chỉ miễn phí mà còn được kiểm soát tốt, ngày càng hoàn thiện, với khả năng phản ứng nhanh chóng với dịch bệnh".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Cuba vững vàng trong đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược vaccine nội địabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus được tìm thấy trong dơi ở Lào là họ hàng gần nhất với virus SARS-CoV-2

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus corona ẩn náu trong loài dơi ở Lào có vẻ là họ hàng gần nhất được biết đến của virus SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch Covid-19.

    Virus corona ở dơi tại một nước láng giềng của VN là họ hàng gần nhất của SARS-CoV-2; Campuchia: Điều đáng sợ đã xảy ra từ ổ dịch ông Hun Sen cảnh báo thảm họa - Ảnh 1.

    Phát hiện mới về virus ở dơi Lào tăng cường củng cố giả thiết nguồn gốc tự nhiên của coronavirus. Nguồn: alchetron.com

    Giữa tranh cãi về đại dịch Covid-19, phát hiện này đã tăng cường củng cố giả thiết nguồn gốc tự nhiên của virus corona. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu từ Viện Pasteur Pháp và Đại học Lào đã bắt 645 con dơi từ các hang động đá vôi ở Bắc Lào và sàng lọc chúng để tìm virus liên quan đến virus SARS-CoV-2. Họ đã tìm thấy ba loại virus và họ đặt tên là BANAL-52, BANAL-103 và BANAL-236, đã lây nhiễm bệnh cho dơi móng ngựa và giống hơn 95% bộ gen tổng thể của chúng với SARS-CoV-2.

    Theo Nature News, một trong những loại virus này, BANAL-52, giống đến 96,8% với virus SARS-CoV-2. Điều đó làm cho BANAL-52 tương tự về mặt di truyền với SARS-CoV-2 hơn bất kỳ loại virus nào khác đã biết. Trước đây, họ hàng gần nhất được biết đến với SARS-CoV-2 là RaTG13, được tìm thấy ở dơi móng ngựa vào năm 2013 và chia sẻ 96,1% bộ gen của nó với SARS-CoV-2, Nature News đưa tin.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Virus được tìm thấy trong dơi ở Lào là họ hàng gần nhất với virus SARS-CoV-2vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia: Số ca mắc lại tăng vọt, điều đáng sợ đã xảy ra từ ổ dịch mà ông Hun Sen cảnh báo thảm họa

    Campuchia ngày 28/9 ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp có cố ca mắc mới hơn 800, đồng thời là ngày có số ca mắc Covid-19 mới cao nhất kể từ ngày 16/7/2021.

    Khmer Times đưa tin, Campuchia đã chứng kiến số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tăng vọt liên quan đến "các ổ dịch ở nhà chùa" mới đây tại Phnom Penh và Battambang, cũng như đợt dịch bùng phát ở "điểm nóng" Siem Reap.

    Campuchia: Điều đáng sợ đã xảy ra từ ổ dịch ông Hun Sen cảnh báo thảm họa; Vì sao dừng phát triển 1 vaccine mRNA dù sinh kháng thể tới 100%?;  - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen phải ra quyết định đình chỉ tổ chức lễ hội Pchum Ben của Campuchia. Ảnh: Reuters

    Số ca nhiễm trong cộng đồng này hiện cao hơn nhiều so với số ca bệnh từ nguồn nhập cảnh.

    Đợt bùng phát dịch Covid-19 ở các ngôi chùa tại Phnom Penh - được báo cáo hồi tuần trước, khiến Thủ tướng Hun Sen phải ra quyết định đình chỉ tổ chức lễ hội Pchum Ben của Campuchia - nay đã lan sang Battambang, với 43% số nhà sư tham gia xét nghiệm được xác định dương tính với SARS-Cov-2.

    Gần 50 ca nhiễm đã được xác định ở hai ngôi chùa tại thủ đô Phnom Penh chỉ trong hai ngày đầu tiên của lễ hội nói trên, mở màn hôm 22/9. Ông Hun Sen đã cảnh báo rằng có thể một thảm họa Covid-19 sẽ xảy ra với người dân Campuchia nếu lễ hội này kéo dài suốt 2 tuần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch sẽ kết thúc sau 1 năm nữa?

    Lãnh đạo cấp cao của Moderna và Pfizer - hai trong số các nhà sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 lớn nhất toàn cầu - cùng đưa ra dự đoán cuộc sống bình thường sẽ trở lại sau một năm nữa (năm 2022) nhờ tiêm chủng rộng rãi.

    Dự đoán mới nhất của hai ông lớn ngành dược Mỹ được đưa ra trong bối cảnh hoạt động sản xuất vắc xin được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nguồn cung trên toàn cầu. Theo đó, riêng Pfizer và Moderna sẽ sản xuất 4 tỉ liều trong năm 2022.

    Sinh kháng thể tới 100%, vaccine mRNA của Pháp vì sao đột ngột dừng thử nghiệm? 3 nước bình chân như vại không tiêm liều vaccine nào - Ảnh 1.

    Tình hình tiêm chủng toàn cầu Dữ liệu: BẢO ANH (nguồn: Bloomberg, WhO...) - Đồ họa: T.ĐẠT

    Trong cuộc phỏng vấn với Đài ABC ngày 26-9, ông Albert Bourla - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Pfizer - cho biết: "Trong vòng một năm nữa, tôi nghĩ là chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường".

    Dù vậy, ông Bourla thừa nhận sẽ có những trở ngại khi quay lại cuộc sống bình thường. "Tôi không cho là điều này đồng nghĩa với việc những biến thể mới (của virus SARS-CoV-2) sẽ không tiếp tục xuất hiện. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ sống mà không cần đến vắc xin. Tất cả đều phải chờ xem" - CEO của Pfizer nói thêm.

    Theo ông Bourla, kịch bản có khả năng nhất là virus sẽ tiếp tục có những biến thể mới bởi vì nó đã lây lan khắp thế giới. "Chúng ta sẽ có những vắc xin có tác dụng ít nhất một năm, và kịch bản có khả năng nhất là chủng ngừa hằng năm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chưa biết chắc về điều này mà phải chờ các dữ liệu thực tế" - lãnh đạo Pfizer nêu.

    Bình luận của ông Bourla tương tự với nhận định cuối tuần trước của ông Stephane Bancel - CEO của Moderna. Ông Bancel cũng dự đoán đại dịch sẽ kết thúc "trong một năm tới".

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Sanofi ngừng phát triển vaccine mRNA dù sinh kháng thể tới 100%?

    Hãng dược phẩm Pháp Sanofi đã quyết định ngừng phát triển vaccine mRNA và tập trung vào loại vaccine phòng Covid-19 khác. 

    Sanofi cho hay: Mặc dù vaccine mRNA đem lại kết quả tích cực trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 nhưng hãng sẽ không tiếp tục tiến hành giai đoạn 3 và 4 bởi họ tin rằng vaccine sẽ xuất hiện quá muộn để đưa ra thị trường. 

    Sinh kháng thể tới 100%, vaccine mRNA của Pháp vì sao đột ngột dừng thử nghiệm? 3 nước bình chân như vại không tiêm liều vaccine nào - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: RTE

    Phản ứng miễn dịch từ vaccine mRNA của Sanofi "rất mạnh", phó chủ tịch mảng vaccine của Sanofi - Thomas Triomphe nói. 

    Tuy nhiên, ông thừa nhận: "Điều cần làm không phải tạo thêm 1 loại vaccine Covid-19 mRNA mới mà là trang bị cho Pháp và châu Âu một kho vaccine mRNA để đối phó với đại dịch kế tiếp, với những căn bệnh khác".

    Ông cho rằng: "Y tế cộng đồng không cần thêm một loại vaccine mRNA nữa". 

    Theo Sanofi, kết quả ban đầu cho sản phẩm vaccine mRNA cho thấy lượng kháng thể được tạo ra lên tới 91-100% ở những người tham gia thử nghiệm - 2 tuần sau mũi tiêm thứ hai. 

    Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 của 1 loại vaccine khác mà Sanofi phát triển cùng GlaxoSmithKline dự kiến sẽ có trước khi năm 2021 kết thúc. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Vẫn còn 3 nước chưa tiêm liều vắc xin Covid-19 nào

    Theo tờ The Times of Israel dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ), hiện vẫn còn 3 quốc gia chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào là Burundi, Eritrea và CHDCND Triều Tiên . 

    Thế giới đã tiêm tổng cộng hơn 6 tỉ mũi vắc xin Covid-19, trong đó các nước thu nhập cao đã tiêm trung bình 124 mũi/100 người, so với chỉ 4 mũi/100 người tại các nước thu nhập thấp.

    Về số lượng, gần 2,18 tỉ mũi vắc xin, tương đương 40% trên toàn cầu, đã được tiêm ở Trung Quốc , tiếp theo là Ấn Độ (826,5 triệu liều) và Mỹ (386,8 triệu liều).

    Về tỷ lệ tính trên đầu người, trong số các nước có dân số trên 1 triệu người, Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) thống nhất dẫn đầu với 198 mũi/100 người, với hơn 81% dân số đã tiêm 2 mũi.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ Biden "làm nên lịch sử" khi tiêm mũi 3 vắc xin, trực tiếp trên truyền hình

    Ông Biden là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử có buổi tiêm phòng vắc xin phát trực tiếp trên truyền hình.

    Buổi tiêm mũi thứ 3 vắc xin Covid-19 của Tổng thống Biden được phát trực tiếp từ bên trong tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower. Nói với các phóng viên, ông Biden cho hay ông tiêm mũi tăng cường là do các cơ quan chức năng đã tuyên bố mũi tiêm thứ 3 của vắc xin Pfizer là "an toàn và hiệu quả".

    Một phóng viên CNN nhấn mạnh ông Biden đã làm lên lịch sử khi trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tiêm vắc xin ngay trước máy quay. Dù trước đây, ông Biden từng được ghi hình tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, nhưng là vào thời điểm trước khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.

    Người tiền nhiệm của ông Biden là cựu Tổng thống Donald Trump từng mắc Covid-19 vào tháng 10/2020, cũng đã tiêm phòng vắc xin trước khi rời khỏi Nhà Trắng. Tuy nhiên, hình ảnh ông Trump tiêm phòng lại không được công khai.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kết quả tích cực sau khi tiêm kết hợp vaccine AstraZeneca và vaccine Sputnik Light

    Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga vừa công bố kết quả một nghiên cứu nhỏ về việc kết hợp vaccine AstraZeneca và vaccine Sputnik Light.

    Một nghiên cứu lâm sàng quy mô nhỏ về việc sử dụng kết hợp vaccine AstraZeneca và vaccine Sputnik Light đã cho thấy những kết quả tích cực, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho biết hôm 27/9.

    Nước láng giềng tạo điều kiện cho AstraZeneca xuất vaccine sang Việt Nam; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Một phụ nữ được tiêm vaccine Sputnik V (Gam-COVID-Vac) phòng COVID-19 tại một trung tâm mua sắm ở Saint Petersburg, Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2021. Ảnh: REUTERS / Anton Vaganov

    Theo nghiên cứu, phần lớn những người được tiêm mũi một của vaccine AstraZeneca và mũi hai của vaccine Sputnik Light đều ghi nhận sự tăng trưởng kháng thể mạnh mẽ.

    "Theo kết quả của phân tích tạm thời, 85% tình nguyện viên đã có mức kháng thể trung hòa đối với protein gai (S-protein) của SARS-CoV-2 gia tăng gấp bốn lần hoặc hơn vào ngày thứ 57 của nghiên cứu", RDIF cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuốc viên trị COVID-19 như thuốc cảm giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường

    Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh, hai vợ chồng Miranda Kelly, một trợ lý điều dưỡng ở Seattle (Mỹ) đã đồng ý tham gia một thử nghiệm lâm sàng tại trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutch gần đó nhằm thử nghiệm một phương pháp điều trị kháng virus có thể ngăn chặn bệnh COVID sau khi sớm phát hiện.

    WHO lập nhóm mới điều tra nguồn gốc Covid-19: Tìm bằng chứng mới ở Trung Quốc?; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả của vắc xin Covid-19 - Ảnh 1.

    Đến ngày hôm sau, hai vợ chồng đã uống bốn viên thuốc, hai lần một ngày. Mặc dù không được biết mình được uống thuốc thật hay giả dược, nhưng trong vòng một tuần, Kelly cho biết, các triệu chứng của họ giảm đi nhiều. Trong vòng hai tuần, hai vợ chồng đã bình phục. "Tôi cảm thấy mình phục hồi rất nhanh chóng", Miranda Kelly nói.

    Hai vợ chồng Kelly nằm trong số những người góp phần phát triển thứ dược phẩm có thể là cơ hội tiếp theo của thế giới trong ngăn chặn đại dịch COVID-19: một chế độ thuốc uống hàng ngày trong thời gian ngắn để ngăn bệnh COVID-19 phát hiện sớm và có thể ngăn chặn các triệu chứng diễn biến nặng hơn sau khi nhiễm virus.

    Timothy Sheahan, một nhà virus học tại Đại học North Carolina – Chapel Hill (Mỹ), người đi tiên phong trong dự án, cho biết: "Thuốc kháng virus đường uống không chỉ có khả năng làm giảm thời gian mắc hội chứng COVID-19 mà còn hạn chế lây nhiễm cho những người trong gia đình bạn nếu bạn bị bệnh".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO lập nhóm mới điều tra nguồn gốc Covid-19

    Tổ chức Y tế Thế giới dự kiến lập nhóm mới gồm khoảng 20 chuyên gia để khởi động lại cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19.

    Theo tờ Wall Street Journal đưa tin cuối tuần qua, nhóm chuyên gia mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ gồm khoảng 20 nhà khoa học và các chuyên gia về an toàn sinh học, an toàn phòng thí nghiệm, các nhà di truyền học cùng các chuyên gia về bệnh động vật.

    Nhóm Cố vấn Khoa học mới về Nguồn gốc của Các mầm bệnh mới này sẽ hoạt động như một hội đồng thường trực giúp WHO điều tra các đợt bùng phát dịch trong tương lai và xác định các hoạt động của con người có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh mới.

    Nhóm này cũng phụ trách cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19. Họ được cho là sẽ tìm bằng chứng mới ở Trung Quốc và các nơi khác. Phát ngôn viên WHO cho biết "ưu tiên của nhóm mới là được cung cấp dữ liệu và được vào các quốc gia đã báo cáo những ca nhiễm đầu tiên".

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer thử nghiệm thuốc uống ngăn nguy cơ mắc COVID-19 sau khi phơi nhiễm

    Hãng dược Pfizer của Mỹ bắt đầu thử nghiệm một loại thuốc uống có khả năng ngăn nguy cơ mắc COVID-19 sau khi phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2.

    Trong thông báo ngày 27-9, Pfizer cho biết sẽ thử nghiệm loại thuốc có tên PF-07321332 trên 2.660 người trưởng thành khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên và sống cùng nhà với những người được xác định mắc COVID-19 có triệu chứng.

    Nước láng giềng tạo điều kiện cho AstraZeneca xuất vaccine sang Việt Nam; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Dạng thuốc uống của Pfizer được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 - Ảnh: REUTERS

    Trong thử nghiệm, những tình nguyện viên này sẽ được chỉ định ngẫu nhiên uống thuốc PF-07321332 kết hợp với thuốc kháng HIV Ritonavir, hoặc uống giả dược 2 lần/ngày trong 5 hoặc 10 ngày.

    Mục đích của cuộc thử nghiệm là đánh giá độ an toàn và hiệu quả của PF-07321332 trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và sự phát triển của các triệu chứng bệnh trong 14 ngày.

    Theo Pfizer, PF-07321332 sẽ ngăn chặn các enzyme chủ chốt cần thiết để virus có thể nhân lên, trong khi Ritonavir có tác dụng kéo dài thời gian hoạt động của PF-07321332.

    "Nếu thành công, chúng tôi tin liệu pháp này có thể ngăn virus sớm trước khi nó có cơ hội nhân lên mạnh, qua đó có khả năng ngăn mắc bệnh có triệu chứng ở những người đã phơi nhiễm và ức chế khởi phát lây nhiễm ở những người khác", ông Mikael Dolsten - nhà khoa học phụ trách nghiên cứu, phát triển và y tế toàn cầu của Pfizer - nhận định.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan tạo điều kiện cho AstraZeneca xuất vaccine sang Việt Nam

    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul khẳng định Chính phủ Thái Lan luôn tạo điều kiện thuận lợi để AstraZeneca - hãng đặt nhà máy tại Thái Lan - sản xuất tối đa công suất và bàn giao vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam.

    Chiều 27/9, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đã đến chào Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul. Cuộc gặp nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong lĩnh vực y tế trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19.

    Nước láng giềng tạo điều kiện cho AstraZeneca xuất vaccine sang Việt Nam; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Y tế Anutin đánh giá cao quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

    Phó Thủ tướng Anutin đề nghị tăng cường hơn nữa phối hợp giữa hai nước trong chia sẻ kinh nghiệm chống dịch Covid-19, bao gồm thông tin, số liệu về thuốc và phác đồ điều trị Covid-19, kinh nghiệm đẩy nhanh tiêm chủng, tiêm kết hợp và rút ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm nhằm sớm đạt miễn dịch cộng đồng, cũng như hỗ trợ về trang thiết bị, vật tư y tế. Phó Thủ tướng Anutin khẳng định Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục chủng tiêm chủng mở rộng cho người nước ngoài, trong đó có hàng ngàn người Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập tại Thái Lan. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ Thái Lan luôn tạo điều kiện thuận lợi để AstraZeneca - hãng đặt nhà máy tại Thái Lan - sản xuất tối đa công suất và bàn giao vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam, đúng hạn theo hợp đồng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ tiêm liều vaccine tăng cường

    Tổng thống Biden tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường, kêu gọi người dân tiêm vaccine trong bối cảnh 23% dân số chưa tiêm mũi nào.

    "Liều vaccine tăng cường là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là tăng số lượng người được tiêm vaccine", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hôm 27/9 sau khi tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường với hy vọng làm gương cho người dân Mỹ, trong bối cảnh hàng triệu người vẫn chưa tiêm chủng.

    Đề nghị của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về vaccine cho Việt Nam và thỏa thuận khủng chưa từng thấy với Nga - Ảnh 1.

    Ông chủ Nhà Trắng cho biết Đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ sớm được tiêm mũi vaccine thứ ba, đồng thời bác bỏ chỉ trích rằng Mỹ cần phân phối thêm vaccine cho thế giới trước khi triển khai tiêm liều tăng cường trong nước. "Chúng tôi đang giúp đỡ và làm nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng lại", Biden cho hay.

    Bài viết được tham khảo từ Vnexpress.net. Bấm link để đọc bài viết nguồn https://vnexpress.net/tong-tho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer tiết lộ "sốc" về hiệu quả của vắc xin Covid-19

    Công ty Pfizer của Mỹ, cùng với BioNTech của Đức đã tạo ra vắc xin mRNA ngừa Covid-19, mới đây đã công bố dữ liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin đã giảm đáng kể theo thời gian.

    Theo đó, hiệu quả của vắc xin chống lại biến chủng Delta giảm từ 93% xuống 53% sau 4 tháng hoặc hơn sau lần tiêm chủng thứ hai. Đối với phần còn lại của các biến chủng của virus SARS-CoV-2, các con số này là 97% và 67%.

    WHO lập nhóm mới điều tra nguồn gốc Covid-19: Tìm bằng chứng mới ở TQ?; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả của vắc xin Covid-19 - Ảnh 1.

    Pfizer đưa ra dữ liệu cho thấy tiêm liều vắc-xin Covid-19 thứ 3 giúp tăng mức bảo vệ trước biến thể Delta. (Ảnh: Reuters)

    Các số liệu tương ứng được đưa ra trong một báo cáo do Pfizer chuẩn bị cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA), tuy nhiên cơ quan này cần xem xét tính khả thi của việc sử dụng liều vắc xin thứ 3 để tăng cường biện pháp bảo vệ chống lại Covid-19 hay không.

    Đặc biệt, dữ liệu từ một nghiên cứu của Tổ chức phi lợi nhuận Kaiser Permanente ở Nam California (Mỹ) về hiệu quả của vắc xin dựa trên các mẫu bệnh phẩm và số lần nhập viện do mắc Covid-19, từ ngày 14/12/2020 đến ngày 8/8/2021 được trích dẫn.

    Từ thông tin này, hiệu quả của vắc xin Pfizer/BioNTech chống lại biến chủng Delta vẫn ở mức cao sau 1 tháng kể từ khi tiêm cả 2 liều và lên tới 93% (97% so với các biến chủng khác).

    Tuy nhiên, 4 tháng sau khi tiêm chủng, các chỉ số này giảm xuống còn 53% đối với biến chủng Delta và 67% đối với các biến chủng còn lại.

    Đồng thời, theo các nghiên cứu, vắc xin sẽ vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các đợt bệnh cần nhập viện khác lên tới 93%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm 1/4 liều vaccine Moderna và kết quả bất ngờ: Mở ra triển vọng thêm nhiều người được tiêm vaccine COVID-19

    Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy hiệu quả của 25 ug vaccine Moderna tương ứng với 1/ 4 liều cũng có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ.

    Trong bối cảnh nguồn cung vaccine đang khan hiếm, việc giảm liều lượng vaccine có thể là một phương án tiềm năng. Mặc dù không đạt được miễn dịch đầy đủ nhưng miễn dịch một phần vẫn tốt hơn là không có gì.

    Ví dụ, theo WHO, một trận dịch sốt vàng da ở miền nam châu Phi năm 2016 đã được kiểm soát nhờ vào việc chỉ tiêm 1/5 liều vaccine cho mỗi người. Hiện tại, việc giảm liều vaccine vẫn đang được áp dụng đối với vaccine bại liệt bất hoạt (IPV), vaccine dại và vaccine BCG (lao).

    Liệu có khả năng việc giảm liều vaccine COVID-19 cũng tạo được hiệu quả giống với miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh hay không?

    Các nhà nghiên cứu đã so sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch của vaccine Moderna ở những người được tiêm 1/4 liều bình thường và những người đã lành bệnh. Kết quả cho thấy việc giảm liều vaccine cũng có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch gần giống với miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nga ưu tiên giao vaccine cho Việt Nam

    Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga nói với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn rằng ông sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy nhanh hơn việc cung cấp vaccine Sputnik V cho Việt Nam.

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đang có chuyến thăm chính thức Nga theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Vào sáng 27/9, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

    Nước láng giềng tạo điều kiện cho AstraZeneca xuất vaccine sang Việt Nam; Pfizer tiết lộ sốc về hiệu quả vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp với Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev vào sáng 27/9. Ảnh: Vụ Thông tin Báo chí.

    Tại cuộc gặp, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Nga trong mọi lĩnh vực, trên tất cả kênh, trong đó có kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Nga.

    Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là nước duy nhất Tổng thống Nga Putin đã thăm 5 lần, đây là minh chứng cho quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

    Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga khẳng định sẽ nỗ lực hết mình trong việc đẩy nhanh hơn nữa việc cung cấp vaccine Sputnik V cho Việt Nam.

    Về phần mình, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố qua tất cả kênh.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

    Cùng ngày, hãng thông tấn Ria Novosti đăng tải thông tin cho biết: Tập đoàn T&T đã đạt thỏa thuận với Nga về cung cấp 40 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam.

    RIA dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Moskva Đặng Minh Khôi cho biết Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và tập đoàn T&T của Việt Nam đã đạt được thỏa thuận việc cung cấp cho Việt Nam 40 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021.

    Trước đó, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) hồi tuần trước thông báo chính thức về việc sản xuất thành công lô vaccine phòng Covid-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam.

    Theo ông, tại Việt Nam, Sputnik V là vaccine duy nhất đã có thành công bước đầu trong việc chuyển giao công nghệ. Qua đó, tạo tiền đề cho việc không những bảo đảm nhu cầu vaccine trong nước, mà còn từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine Sputnik V trong khu vực Đông Nam Á.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Quốc gia số 1 EU viện trợ lớn cho Việt Nam - 2,6 triệu liều AstraZeneca đến TP.HCM

    Ngày 27/9/2021, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca phòng COVID-19 do Chính phủ Đức viện trợ cho Việt Nam.

    Tham dự buổi Lễ về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại diện Bộ Y tế và các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế. Về phía Đức có ông Guildo Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam và một số cán bộ Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

    Tin vui: Quốc gia số 1 EU viện trợ lớn cho Việt Nam  - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (phải) và Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner

    Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Đức về khoản hỗ trợ y tế gồm 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca qua kênh song phương, hơn 850 ngàn liều vắc-xin qua cơ chế COVAX và nhiều trang thiết bị vật tư y tế.

    Đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ Đức đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đồng thời, đây cũng là minh chứng sinh động cho tình hữu nghị gắn bó giữa hai nước, hai dân tộc, trong bối cảnh Việt Nam và Đức đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (11/10/2011 - 11/10/2021).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới vượt 232,7 triệu ca nhiễm; dịch vẫn lây lan mạnh ở châu Á

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 232,72 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,76 triệu người không thể qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 209,36 triệu người.

    Tại châu Á, "điểm nóng" của dịch COVID-19 hiện nay, trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Philippines, Thái Lan vẫn là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 10.000 đến 26.000 ca. Trong khi đó, dịch bệnh cũng có dấu hiệu lây lan mạnh tại Singapore, Campuchia, Lào và Hàn Quốc.

    Đề nghị của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về vaccine cho Việt Nam và thỏa thuận khủng chưa từng thấy với Nga - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

    Singapore ngày 26/9 ghi nhận gần 2.000 ca nhiễm mới COVID-19, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 tại nước này. Cụ thể, nước này ngày 26/9 có 1.939 ca, trong đó có 1.536 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 398 ca trong các khu nhà ở của lao động nhập cư và 5 ca nhập cảnh. Đáng lưu ý, trong số các ca nhiễm mới có tới 417 ca là người trên 60 tuổi. Nhà chức trách cho biết đa số ca nhiễm mới đã tiêm vaccine, đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và có thể điều trị tại nhà.

    Cùng ngày, Trung Quốc ghi nhận 13 ca nhiễm mới lây trong cộng đồng. Theo báo cáo hằng ngày của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong số ca nhiễm mới này, 11 ca ghi nhận tại tỉnh Hắc Long Giang và 2 ca tại Phúc Kiến. Ngoài ra, có 22 ca nhập cảnh và không ghi nhận thêm ca tử vong nào.

    Trong khi đó, một số nước như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan trong ngày 27/9 đều đề cập khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và các biện pháp hạn chế đi lại trong nỗ lực khôi phục trạng thái"bình thường mới".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại