Cập nhật lúc

Số ca lây nhiễm Covid-19 ở Lào tăng cao

Tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Số ca lây nhiễm Covid-19 ở Lào tăng cao
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Việt Nam tiếp nhận trang thiết bị và vật tư y tế do Chính phủ Ba Lan tặng Chính phủ Việt Nam

    Chiều ngày 11/9/2021, tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đã diễn ra Lễ tiếp nhận lô trang thiết bị và vật tư y tế gồm máy thở, máy theo dõi nhịp tim, kính chống giọt bắn, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế,… trị giá khoảng 4 triệu đô-la Mỹ do Chính phủ Ba Lan tặng cho Chính phủ Việt Nam, được vận chuyển bằng máy bay quân sự của Ba Lan.

    Tham dự buổi trao tặng, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, đại diện một số ban, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Ba Lan, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán tham dự buổi lễ.

    Phát biểu tại lễ trao tặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chân thành cảm ơn Chính phủ Ba Lan đã tặng trang thiết bị và vật tư y tế thiết yếu cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương sớm kiểm soát được dịch bệnh. Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của Chính phủ và nhân dân Ba Lan, nhấn mạnh sự hỗ trợ kịp thời và quý báu của Chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại nhiều tỉnh thành tiếp tục diễn biến phức tạp là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và tình cảm tốt đẹp, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước và hai dân tộc Việt Nam-Ba Lan suốt hơn 70 năm qua. Bộ Y tế khẳng định sẽ phân bổ số trang thiết bị và vật tư y tế này cho các địa phương trong thời gian sớm để kịp thời phục vụ công tác chữa trị cho các bệnh nhân.

    Bày tỏ vui mừng được thay mặt Chính phủ Ba Lan bàn giao số trang thiết bị và vật tư y tế cho Việt Nam, Đại sứ Wojciech Gerwel cho biết, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Ba Lan tại khu vực, là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên mà Ba Lan viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế. Trước đó, lô 501.600 liều vaccine Astra Zeneca do Chính phủ Ba Lan tặng cũng đã về đến Việt Nam ngày 23/08/2021.

    Việc Chính phủ Ba Lan quyết định tặng Việt Nam số trang thiết bị và vật tư y tế trị giá khoảng 4 triệu USD là kết quả của sự nỗ lực vận động, đàm phán của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan của Việt Nam cũng như Đại sứ quán hai nước. Hiện nay, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đang tích cực trao đổi với phía Ba Lan về việc mua lại 3 triệu liều vaccine Covid-19 mà Chính phủ Ba Lan đã cam kết nhượng lại cho Việt Nam./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Lào tăng cao

    Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Y tế Lào ngày 11/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 204 ca mắc mới COVID-19, trong đó ngoài 84 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 120 ca cộng đồng.

    Lào nhận tin cay đắng - Nước thân thiết Việt Nam báo tin vui, tất cả nhờ 1 bí quyết - Ảnh 1.

    Bác sĩ đang lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân Viêng Chăn tại một điểm xét nghiệm dã chiến. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào

    Theo Bộ Y tế Lào, số ca cộng đồng trong một ngày tại nước này đã tăng lên 3 con số. Đáng chú ý, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận gần đây là cán bộ ở các trung tâm y tế, công an, quân đội hoặc người quản lý trung tâm cách ly; một số khác là người lao động từ tỉnh khác về quê, được xác định dương tính sau đó.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại khi Campuchia ra quyết định cho phép học sinh tới trường

    Số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt trở lại trong những ngày gần đây ở Campuchia. Mặc dù một số địa phương vẫn áp dụng các biện pháp hành chính phòng chống Covid-19, nhưng một số trường học đã thông báo mở cửa đón các học sinh quay lại.

    Trong thời gian tháng 8 và đầu tháng 9, Campuchia ghi nhận số ca mắc Covid-19 hàng ngày chỉ khoảng 400 người, nhưng trong mấy ngày gần đây số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt lên hơn 600 người và gần 700 người mỗi ngày, chủ yếu là lây nhiễm trong cộng đồng.

    Lào nhận tin cay đắng - Nước thân thiết Việt Nam báo tin vui, tất cả nhờ 1 bí quyết - Ảnh 1.

    Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại khi Campuchia ra quyết định cho phép học sinh tới trường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hưởng "trái ngọt" vắc xin nội địa, Cuba rục rịch mở cửa lại du lịch

    Nhờ tự chủ vắc xin nội địa, Cuba đang đẩy nhanh tốc độ chương trình tiêm chủng toàn dân, hướng tới việc mở cửa lại du lịch khi mùa cao điểm sắp tới gần.

    Cảnh tượng ở Trung Quốc khiến thế giới ngưỡng mộ - So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam vượt trội hẳn về ngăn ngừa nhập viện - Ảnh 1.

    Cuba tự chủ được vắc xin nội địa để có thể ứng phó với làn sóng bùng dịch liên quan tới chủng Delta (Ảnh: NBC).

    Cuba đang tăng tốc chuẩn bị cho mùa cao điểm du lịch vào tháng 11 bằng cách đẩy mạnh chương trình tiêm chủng với các vắc xin nội địa.

    "Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho hoạt động du lịch. Cuba luôn và sẽ tiếp tục là một điểm đến an toàn", Bộ trưởng Du lịch Cuba Juan Carlos Garcia cho hay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Mẹ đẻ' vaccine AstraZeneca phản đối tiêm tăng cường tràn lan

    Giáo sư Sarah Gilbert, nhà khoa học tạo ra vaccine AstraZeneca, cho rằng việc tiêm tăng cường là không cần thiết với nhiều người.

    Giáo sư Gilbert, Đại học Oxford, hôm 10/9 cho hay khả năng tạo miễn dịch sau tiêm vaccine AstraZeneca vẫn đang rất tốt, kể cả với biến chủng Delta. Người già và người suy giảm miễn dịch có thể cần tiêm tăng cường, nhưng liều tiêm hai mũi AstraZeneca hiện nay là đủ để cung cấp bảo vệ lâu dài cho đa số người dân.

    "Chúng tôi sẽ cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể. Người già và người suy giảm miễn dịch sẽ được tiêm bổ sung", bà nói. "Nhưng tôi cho rằng không nên tiêm tăng cường cho tất cả. Khả năng miễn dịch vẫn được duy trì tốt trong thời gian dài với đa số người tiêm".

    Cảnh tượng ở Trung Quốc khiến thế giới ngưỡng mộ - So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam vượt trội hẳn về ngăn ngừa nhập viện - Ảnh 1.

    Sarah Gilbert, người tạo ra vaccine AstraZeneca, trong khuôn viên Đại học Oxford ở Oxfordshire, Anh, ngày 11/6. Ảnh: PA

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ngưỡng mộ nhìn Trung Quốc: Hơn 2 tỷ liều vaccine đã được tiêm, sạch bong F0 cộng đồng, người dân đổ xô đi du lịch dịp Trung thu

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở khắp nơi trên thế giới thì tại Trung Quốc, cuộc sống của người dân đang dần trở lại trạng thái bình thường.

    Vào ngày 23/8, quốc gia tỷ dân này chính thức tuyên bố đã thành công khống chế đại dịch Covid-19 một lần nữa khi đưa số ca nhiễm cộng đồng mới trong lần bùng phát này xuống con số 0. Và kể từ đó đến nay (dữ liệu tính tới ngày 9/9) Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ được thành quả sạch bong F0 trong cộng đồng.

    Cảnh tượng ở Trung Quốc khiến Thế giới ngưỡng mộ - So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam vượt trội hẳn về ngăn ngừa nhập viện - Ảnh 1.

    Việc dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát giúp cuộc sống của người dân Trung Quốc gần như trở về trạng thái bình thường. Dữ liệu từ Trip.com cho thấy, người Trung Quốc đang đổ xô đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Trung thu sắp tới, với lượng đặt tour tăng lên khi các hạn chế về di chuyển liên tỉnh bắt đầu được dỡ bỏ.

    Sự gia tăng về lượng đặt phòng khách sạn dự kiến ​​sẽ giúp phục hồi thị trường du lịch nội địa của Trung Quốc, vốn đã bị gián đoạn vào mùa hè khi biến thể Delta gây ra đợt bùng phát mới, dẫn đến tình trạng bị phong tỏa và hạn chế giao thông trên khắp đất nước.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích và điều hành tour du lịch cho biết hầu hết du khách vẫn tránh đặt các chuyến đi đường dài và thay vào đó chủ yếu chọn những kỳ nghỉ ngắn ngày, gần nhà hơn. Lý do là bởi nhiều người vẫn do dự sau các vụ hủy tour liên quan đến dịch Covid trong những tháng gần đây.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi

    Trung Quốc vừa triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi tại Nam Phi.

    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đầu tiên trên thế giới đối với vaccine Covid-19 dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đã chính thức khởi động tại Nam Phi. Đây là thông tin vừa được công ty chế phẩm sinh học Trung Quốc Sinovac và đối tác Numolux Group có trụ sở tại Nam Phi công bố hôm qua (10/9).

    So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam đứng đầu về ngăn ngừa nhập viện - TQ thử nghiệm vaccine cho trẻ từ 6 tháng tuổi - Ảnh 1.

    Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Ảnh minh họa: Reuters

    Thử nghiệm này nhằm đánh giá tính an toàn, khả năng tạo miễn dịch của vaccine bất hoạt của Sinovac đối với các đối tượng từ 6 tháng đến 17 tuổi, cũng như hiệu quả đối với các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 có triệu chứng, nhập viện và các trường hợp mắc Covid-19 thể nặng.

    Được biết, nghiên cứu toàn cầu này sẽ tiến hành trên 2.000 tình nguyện viên tại Nam Phi và 12.000 tình nguyện viên ở Kenya, Philippines và Chile...

    Người đứng đầu Tập đoàn Numolux nói với Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc rằng, Nam Phi và Trung Quốc đều là các nước thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Tập đoàn này mong muốn hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ về vaccine để nhiều người hơn có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19.

    Vaccine bất hoạt do Sinovac sản xuất được Trung Quốc khẳng định là cơ bản an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 3-17 tuổi và nước này đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine này cho nhóm đối tượng trên vào tháng 5 năm nay./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ sẽ cung cấp vaccine cho COVAX sau khi hoàn thành tiêm chủng trong nước

    So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam đứng đầu về ngăn ngừa nhập viện - Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chủng chưa từng có - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, hồi tháng 3/2021, Ấn Độ tạm thời đình chỉ tất cả các lô vaccine ngừa COVID-19 xuất khẩu chính, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho cơ chế chia sẻ vaccine COVAX.

    Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) có trụ sở tại Pune, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp chính cho COVAX. Vào tháng 5 năm nay, khi các ca COVID-19 tăng mạnh ở Ấn Độ, Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla cho biết SII sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất vaccine và ưu tiên Ấn Độ, nhưng ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ khởi động lại việc cung cấp vaccine cho COVAX và các quốc gia khác vào cuối năm 2021.

    Tuy nhiên, một quan chức chính phủ cấp cao tiết lộ rằng trong các cuộc thảo luận gần đây của chính phủ, Ấn Độ đã quyết định sẽ "tiếp tục đình chỉ việc cung cấp vaccine cho COVAX cho đến khi tất cả những người trưởng thành (ở Ấn Độ) được chủng ngừa đầy đủ".

    Tính đến sáng 10/9, Ấn Độ đã tiêm tổng cộng 723,78 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó có 172 triệu liều được sử dụng để tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19 Abdala của Cuba

    Ngày 10.9, Bộ Y tế cho biết Việt Nam sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19 Abdala của Cuba.

    Ngày 10.9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.

    Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin với đối tác Cuba để tiếp cận hồ sơ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Abdala.

    Bộ Y tế đã giao Công ty TNHH MTV vaccine Pasteur Đà Lạt thảo luận với đối tác Cuba về các điều khoản trong dự thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ và lập kế hoạch làm việc với đoàn chuyên gia của Cuba sang khảo sát tại Việt Nam.

    Liên quan đến vaccine Abdala do Cuba sản xuất, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu các cơ quan sớm hoàn thiện đề án nhận chuyển giao công nghệ vaccine này.

    Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh lại yêu cầu các đơn vị liên quan (như Cục Quản lý Dược, Hội đồng cấp phép) ngay khi nhận đủ hồ sơ, cần sớm thẩm định, cấp phép vaccine này trong thời gian sớm nhất (dự kiến khoảng 3 ngày).

    Với các loại vaccine đã bàn bạc hợp tác chuyển giao công nghệ (như vaccine của Nga, Cuba hay Tây Ban Nha), Thứ trưởng cũng yêu cầu khẩn trương tiến hành các nội dung theo tinh thần rút ngắn quy trình nhưng phải đảm bảo chặt chẽ, khoa học.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy sát cánh và ủng hộ nỗ lực chống dịch COVID-19 của Việt Nam

    Từ nay đến cuối năm 2021, Italy quyên góp 15 triệu liều vaccine cho cơ chế COVAX, 4 triệu liều vaccine trong số đó sẽ được chuyển đến những nước có nhu cầu, trong đó có Việt Nam, trong vài tuần tới.

    So sánh 3 vaccine Mỹ: 1 vaccine đang có ở Việt Nam đứng đầu về ngăn ngừa nhập viện - Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chủng chưa từng có - Ảnh 1.

    812.600 liều vaccine AstraZeneca mà Chính phủ Italy quyết định tài trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào ngày 13/9 tới.

    Nhân dịp số vaccine trên được vận chuyển sang Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN tại Rome ngày 10/9, bà Gabriella Biondi, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Italy, khẳng định tinh thần đoàn kết của Chính phủ và người dân Italy đối với người dân Việt Nam đang phải chống chọi với làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19.

    Theo bà, Italy không bao giờ quên sự giúp đỡ của Việt Nam, khi Việt Nam hỗ trợ Italy hơn 300.000 khẩu trang vào lúc Italy cần nhất. Giờ đây, đến lượt Italy sát cánh với Việt Nam.

    Bà Biondi đánh giá Việt Nam đã rất thành công khi kiểm soát được sự lây lan của dịch COVID-19 trong hơn một năm rưỡi, trước khi làn sóng lây nhiễm hiện nay bùng phát. Việt Nam khá thuận lợi khi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm phòng chống COVID-19 từ những quốc gia bị đại dịch tấn công trước như Italy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    So sánh 3 vaccine COVID-19, phát hiện vaccine Moderna đứng đầu về ngăn ngừa nhập viện

    Một báo cáo mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa cho biết vaccine COVID-19 cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại nguy cơ nhập viện và tử vong, ngay cả khi đối mặt với biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, Reuters đưa tin.

    Đây là bản báo cáo hàng tuần về tử vong và bệnh tật của CDC Mỹ. Trong báo cáo tuần này, CDC Mỹ trích dẫn kết quả của nhiều nghiên cứu y học, trong đó có một nghiên cứu so sánh hiệu quả nhập viện của ba loại vaccine đang được sử dụng tại Mỹ.

    Nghiên cứu này xem xét dữ liệu về số ca nhập viện vì COVID-19 tại 9 tiểu bang Mỹ trong thời kỳ mà biến thể Delta chiếm ưu thế. Nó cho thấy vaccine Moderna hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhập viện so với vaccine Pfizer / BioNTech hoặc vaccine Johnson & Johnson ở mọi lứa tuổi.

    Nghiên cứu này đã xem xét hơn 32.000 lượt đến khám tại các trung tâm chăm sóc khẩn cấp, phòng cấp cứu và bệnh viện. Kết quả là vaccine Moderna có hiệu quả ngăn ngừa nhập viện là 95%, so với 80% của vaccine Pfizer và 60% của vaccine Johnson & Johnson.

    Nhìn chung, báo cáo cho thấy vaccine tiếp tục cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ trước COVID-19, Reuters viết.

    Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trong báo cáo cho thấy hiệu quả của vaccine COVID-19 giảm ở những người từ 75 tuổi trở lên. Theo đó, hiệu quả của vaccine nói chung là 89% ở người trưởng thành dưới 75 tuổi, nhưng giảm còn 76% ở những người trên 75 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tiếp nhận 8 tấn trang thiết bị y tế viện trợ của Ba Lan

    Ngày 10/09, khoảng 8 tấn trang thiết bị y tế trị giá gần 4 triệu USD đã đến TP.HCM bằng máy bay quân sự. Đây là bước tiếp theo trong các hoạt động viện trợ của Ba Lan đối với Việt Nam.

    Theo thông tin cập nhật, lô hàng bao gồm các thiết bị y tế như máy thở, bơm khối và bơm điện, máy theo dõi tim và các trang bị bảo hộ cá nhân như kính chống giọt bắn, găng tay và khẩu trang. 8 tấn thiết bị y tế này được đưa lên máy bay cất cánh ngày 8/9/2021 từ Ba Lan.

    Việt Nam tiếp nhận 8 tấn trang thiết bị y tế viện trợ của Ba Lan - Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chủng chưa từng có - Ảnh 1.

    Lô hàng các trang thiết bị y tế hỗ trợ Việt Nam.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ba Lan công bố: "Trong thời điểm khó khăn của đại dịch, đây là minh chứng cho tình hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia. Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết bị bảo hộ và các bộ dụng cụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân sở tại kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, do đó sự hỗ trợ của Ba Lan chính là kết quả của của mối quan hệ dựa trên cơ sở đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau".

    Trước đó, Chính phủ Ba Lan đã tặng vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam, đồng thời lên kế hoạch viện trợ nhiều trang thiết bị y tế thiết yếu trị giá gần 4 triệu USD. Việt Nam cũng là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên mà Ba Lan viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm hơn 400.000 mũi vaccine COVID-19/ngày, Hà Nội đạt kỉ lục chưa từng có

    Sáng 11.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết thống kê từ 18h00 ngày 10.9 đến 6h00 ngày 11.9, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 đều đã được cách ly tại Thanh Xuân (1) và Đống Đa (1). Ngày hôm qua, toàn thành phố đã tiêm chủng hơn 400.000 mũi tiêm, đạt kỉ lục chưa từng có.

    Tính từ 18h ngày 9.9 đến 18h ngày 10.9, ngành Y tế Thủ đô đã triển khai tiêm được 360.690 mũi vaccine phòng COVID-19 (tăng hơn 100.000 mũi so với những ngày trước đó). Đây là ngày có số lượng người tiêm tăng kỷ lục kể từ khi thành phố tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân vào tuần đầu của tháng 9 này.

    Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chủng chưa từng có - Láng giềng Việt Nam sắp mở cửa thủ đô đón khách đã tiêm vaccine - Ảnh 1.

    Cán bộ y tế tiêm vaccine VeroCell cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

    Như vậy, đến nay riêng ngành Y tế thành phố đã tiêm được 3.495.145 mũi (gồm: 3.131.257 mũi 1; 430.778 mũi 2).

    Trong khi đó, theo dữ liệu được trích từ Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia lúc 7h sáng nay, nếu tính thêm số vaccine được tiêm bởi các viện, bệnh viện, đơn vị trên địa bàn TP, tổng số mũi tiêm ngày 10.9 TP đạt được là hơn 400.000 liều.

    Hơn 66% người dân Thủ đô từ 18 tuổi trở lên, tương đương với khoảng 3,83 triệu người, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Đây là kỉ lục chưa từng có trong chiến dịch tiêm chủng ở thủ đô.

    Để tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế Hà Nội cho biết thành phố yêu cầu các điểm tiêm tổ chức tiêm 3 ca/ngày. Với tốc độ như hiện nay, thành phố sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 100% người dân trong độ tuổi được tiêm mũi 1 trước ngày 15.9.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bangkok mở cửa cho du khách đã tiêm phòng vào tháng 10

    Thái Lan có kế hoạch mở cửa thủ đô Bangkok cho du khách đã được tiêm phòng đầy đủ vào tháng 10, nhằm tìm cách vực dậy ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

    Láng giềng Việt Nam sắp mở cửa thủ đô đón khách đã tiêm vaccine - Quốc gia đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ biện pháp hạn chế - Ảnh 1.

    Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, du lịch chiếm 1/5 thu nhập quốc dân của Thái Lan. Các biện pháp phòng dịch sau đó đã khiến ngành du lịch rơi vào cơn khủng hoảng gần như tệ nhất trong suốt 20 năm qua.

    Theo đó, Thái Lan dự định kể từ ngày 1-10, những du khách nước ngoài đủ điều kiện có thể tới Bangkok và 4 tỉnh khác, bao gồm Chiang Mai, Chon Buri, Phetchaburi và Prachuap Khiri - mà không phải cách ly 2 tuần trong khách sạn.

    Việc tái mở cửa này được thực hiện theo mô hình "hộp cát", du khách phải ở trong một khu vực nhất định trong vòng 7 ngày sau khi đến và định kỳ xét nghiệm COVID-19.

    Tới cuối tháng 10, 21 địa điểm khác sẽ mở cửa, bao gồm Chiang Rai, Sukhothai và Rayong.

    Điều đáng lo ngại là làn sóng COVID-19 thứ ba và là làn sóng nguy hiểm nhất cho tới nay vẫn chưa lắng xuống. Các nhà chức trách cảnh báo kế hoạch có thể thay đổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không tiêm vaccine có nguy cơ tử vong vì COVID-19 gấp 11 lần người đã tiêm

    Nghiên cứu lớn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chỉ ra, những người không tiêm vaccine có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 11 lần so với những người đã tiêm chủng.

    Nghiên cứu của CDC Mỹ đã xem xét các ca COVID-19 nhập viện và tử vong ở 13 tiểu bang "và tìm thấy thêm bằng chứng về sức mạnh của tiêm chủng" - CNBC dẫn lời giám đốc CDC Rochelle Walensky ngày 10.9.

    Hơn 600.000 ca COVID-19 từ tháng 4 đến giữa tháng 7 đã được phân tích và liên kết với tình trạng tiêm chủng.

    Quốc gia đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ biện pháp hạn chế - Việt Nam đón tin vui trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc - Ảnh 1.

    Những người không tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ nhiễm virus cao hơn 4,5 lần, nhập viện vì virus cao hơn 10 lần và nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn 11 lần.

    Một nghiên cứu trước đây cũng do CDC Mỹ thực hiện dựa trên dữ liệu từ 43.127 ca COVID-19 ở hạt Los Angeles từ tháng 5 đến tháng 7 chỉ ra, những người không tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 5 lần và khả năng nhập viện vì virus cao hơn 29 lần.

    Khoảng 54% dân số Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ, theo CDC. "Tiêm chủng phát huy tác dụng. Chúng ta có các công cụ khoa học cần thiết để xoay chuyển tình thế của đại dịch này" - giám đốc Walensky nhấn mạnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia quyết tâm biến khó khăn do Covid-19 thành cơ hội để phát triển

    Campuchia đã trở thành một trong những quốc gia trong khu vực và trên thế giới đạt được thành tích cao trong chiến dịch tiêm chủng.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, mặc dù Campuchia được coi là quốc gia có nguồn lực hạn chế, nhưng chính phủ Hoàng gia Campuchia cam kết sẽ biến khó khăn do đại dịch Covid-19 thành cơ hội để cải cách sâu rộng hơn nhằm xây dựng hệ thống kinh tế và xã hội mạnh mẽ, có khả năng chống chọi với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

    Quốc gia đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ biện pháp hạn chế - Việt Nam đón tin vui trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen ( ảnh FB nhân vật)

    Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 18 (CAEXPO 2021) qua hình thức trực tuyến vào hôm nay (10/9), Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết trong thời gian hơn một năm qua, chính phủ vừa chống dịch Covid-19 vừa thực hiện các chính sách cân bằng cuộc sống người dân và hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực.

    Với mục tiêu vừa đẩy nhanh quá trình tái khởi động các hoạt động kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, ngày 1/8 vừa qua, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã quyết định phát động chiến dịch tiêm chủng mới cho trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 12 tuổi tới dưới 18 tuổi và liều bổ sung cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Kết quả của những nỗ lực này, Campuchia đã trở thành một trong những quốc gia trong khu vực và trên thế giới đạt được thành tích cao trong chiến dịch tiêm chủng.

    Tính đến ngày 9/9, Campuchia đã hoàn thành 96,85% kế hoạch tiêm cho 10 triệu người dân trên 18 tuổi và hoàn thành 86,46% kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 12 -18 tuổi trên cả nước. Đặc biệt, Campuchia cũng đã tiêm mũi nhắc lại (mũi thứ 3) cho hơn 726. 000 người.

    Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh, Campuchia có thể sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng trên cả nước và có cơ hội khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai gần. Nhận thức được cơ hội này với tinh thần chủ động, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Campuchia thông qua việc đưa ra và thực hiện một loạt các biện pháp cải cách mạnh mẽ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Canada khuyến nghị tiêm vaccine liều thứ ba cho người suy giảm miễn dịch

    Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada (NACI) ngày 10/9 đã khuyến nghị tiêm liều thứ ba vaccine phòng COVID-19 cho một số người bị suy giảm miễn dịch, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có nên tiêm liều bổ sung cho bộ phận dân số rộng hơn hay không.

    Quốc gia đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ biện pháp hạn chế - Việt Nam đón tin vui trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ontario, Canada ngày 26/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN


    Theo các khuyến nghị mới của NACI, những người bị suy giảm miễn dịch từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng nên được chủng ngừa ba liều vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA, gồm vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna.

    Đối với những người đã tiêm hai liều, NACI khuyến nghị tiêm liều thứ ba, lý tưởng nhất là tiêm vaccine công nghệ mRNA, nhưng NACI nhấn mạnh đây không nên được coi là "liều tăng cường". Tiến sĩ Shelley Deeks, Chủ tịch của NACI, giải thích: "Điều này không có gì lạ. Đối với các nhóm bị suy giảm miễn dịch, chúng tôi thường đề xuất lịch tiêm chủng khác (so với người khỏe mạnh), để giúp các đối tượng này được bảo vệ tốt hơn. Điều này khác với liều tăng cường - vốn được sử dụng để tăng cường phản ứng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian".

    Các khuyến nghị trên của NACI được đưa ra khi nhiều nước trên thế giới đang tranh luận về giá trị của liều vaccine bổ sung cho các nhóm đối tượng khác nhau.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cán mốc 73% dân số tiêm vaccine COVID-19, Đan Mạch dỡ bỏ toàn bộ biện pháp hạn chế

    Hãng thông tấn AFP đưa tin ngày 10/9, chính phủ Đan Mạch đã xoá bỏ yêu cầu xuất trình "hộ chiếu vaccine" để vào các câu lạc bộ đêm. Biện pháp này được ban hành hồi tháng 3/2020 khi Copenhagen từ từ nới lỏng các lệnh giới hạn đề phòng virus SARS-CoV-2 lây lan.

    Người dân không cần phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng khi muốn đến đa số địa điểm từ ngày 1/9, ngoại trừ các câu lạc bộ đêm. Và từ ngày hôm nay, quy định cuối cùng này cũng không còn cần thiết.

    Việt Nam đón tin vui trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc - Lý giải hiện tượng miễn nhiễm mọi biến thể SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Một quán rượu ở Copenhagen vào đêm 2/9. Ảnh: AFP


    Ông Ulrik Orum-Petersen, nhà quảng bá tại công ty tổ chức sự kiện Live Nation, cho biết: "Chúng tôi chắc chắn đi đầu ở Đan Mạch vì chúng tôi không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào. Chúng ta đang ở đầu bên kia của đại dịch nhờ chương trình tiêm chủng".

    Ngày 11/9, tại Copenhagen sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc chào đón 50.000 khán giả. Đây là sự kiện tập trung quy mô lớn 50.000 người đầu tiên ở châu Âu kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Trước đó, vào ngày 4/9, Live Nation đã tổ chức một lễ hội ngoài trời đầu tiên, được đặt tên đầy ý nghĩa là "Back to Live", quy tụ 15.000 người ngay tại thủ đô Copenhagen.

    "Được hoà mình ca hát giữa đám đông như trước đây khiến tôi gần như quên mất dịch COVID-19 cùng mọi thứ chúng ta đã trải qua trong những tháng gần đây", cô Emilie Bendix, 26 tuổi, chia sẻ.

    Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Đan Mạch đã diễn ra nhanh chóng, đạt tỷ lệ 73% trong nền dân số 5,8 triệu người đã tiêm đủ hai liều, trong đó có 96% người từ 65 tuổi trở lên.

    Chuyên gia dịch tễ học Lone Simonsen trả lời AFP: "Chúng tôi đang hướng đến mục tiêu đi lại tự do. Điều xảy ra ngay bây giờ là virus sẽ lưu hành và nó sẽ nhắm vào những người không tiêm chủng".

    Tiến sĩ Simonsen, người làm việc tại Đại học Roskilde, cho biết: "Giờ đây, nhờ vaccine, virus SARS-CoV-2 không còn là mối đe dọa xã hội nữa".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý giải hiện tượng miễn dịch "siêu phàm" chống lại mọi biến thể SARS-CoV-2

    Deseret News đưa tin, các chuyên gia đang lý giải hiện tượng một số người có khả năng miễn dịch "siêu phàm" đối với mọi loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

    Theo National Public Radio (NPR), một loạt các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, một số người đạt được "phản ứng miễn dịch rất mạnh mẽ" đối với virus SARS-CoV-2.

    "Cơ thể của những người này sản sinh ra rất nhiều kháng thể. Đồng thời, họ cũng tạo ra các kháng thể có khả năng thay đổi nhanh chóng, không những có thể chống lại các biến thể đang lưu hành trên thế giới mà còn có khả năng chống lại các biến thể có thể xuất hiện trong tương lai", NPR cho biết.

    Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam - Lý giải hiện tượng miễn nhiễm mọi biến thể SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy, một số người đã tạo ra kháng thể có thể ngăn chặn 6 biến thể đáng lo ngại cùng một lúc, trong đó có cả biến thể Delta. Những người này cũng có kháng thể ngăn chặn các chủng virus corona khác.

    Paul Bieniasz, nhà virus học tại Đại học Rockefeller, cho biết, những người này vẫn sẽ được bảo vệ trong tương lai nếu nhiều biến thể hơn xuất hiện.

    "Có thể dự đoán một cách hợp lý rằng những người này sẽ được bảo vệ khá tốt trước hầu hết, hoặc có thể là tất cả, các biến thể SARS-CoV-2 có khả năng xuất hiện trong tương lai gần", ông Bieniasz nói.

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điểm mấu chốt của hiện tượng này. Nhiều người trong số những người có khả năng miễn dịch mạnh mẽ đã từng nhiễm SARS-CoV-2 và sau đó được tiêm vaccine mRNA vào đầu năm nay. Vì vậy, những người này đã có kháng thể chống lại virus do từng mắc bệnh và sau đó tiếp tục có kháng thể nhờ tiêm vaccine.

    Các nghiên cứu trước đây cũng ủng hộ lý thuyết này. Dữ liệu thực tế gần đây của Anh chỉ ra rằng, khả năng được bảo vệ trước biến thể Delta sẽ cao hơn khi một người từng mắc Covid-19 và sau đó được tiêm chủng.

    Sarah Walker, tác giả chính của nghiên nói với Business Insider rằng, sẽ "hoàn toàn vô trách nhiệm" nếu mọi người cố tình để bị mắc Covid-19 sau khi đã tiêm vaccine vì họ vẫn có nguy cơ phải nhập viện.

    "Dù khả năng miễn dịch của bạn có ở mức độ nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể lây truyền virus. Mặc dù tiêm vaccine làm giảm nguy cơ mắc Covid-19, nhưng không loại trừ hoàn toàn khả năng lây nhiễm", các nhà nghiên cứu nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam

    Ngày 10/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

    Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam - Campuchia huấn luyện đội quân đặc biệt - Ảnh 1.

    Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: VGP/Hải Minh

    Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công bố Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của Trung Quốc lên 5,7 triệu liều; một số địa phương của Trung Quốc cũng viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho các địa phương Việt Nam. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc.

    Hai bên nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa; tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh.

    Hai bên nhất trí sớm hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam; đẩy nhanh nâng cấp hoặc mở mới các cặp cửa khẩu như Hoành Mô - Động Trung, Tà Lùng - Thủy Khẩu, Trà Lĩnh - Long Bang, Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà, Lý Vạn - Thạc Long.... để tăng cường giao thương ở khu vực biên giới; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; tích cực phối hợp, giải quyết một số khó khăn tồn tại trong một số dự án hợp tác như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ đô của Thái Lan sẽ mở cửa với người tiêm đủ liều vaccine

    Ngày 10/9, các quan chức Thái Lan cho biết nước này đang lên kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và một số tỉnh du lịch nổi tiếng đối với người đã tiêm phòng đủ liều vaccine ngừa COVID-19, trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

    Tổng cục Du lịch Thái Lan thông báo từ ngày 1/10/2021, tất cả du khách nước ngoài đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ có thể đến thăm Bangkok và bốn tỉnh khác mà không phải cách ly 2 tuần.

    Theo đó, Bangkok và các tỉnh Chiang Mai, Chon Buri, hai tỉnh Phetchaburi và Prachuap Khiri Khan dự kiến sẽ áp dụng mô hình du lịch "Hộp cát" (Sandbox) được thí điểm từ tháng 7 năm nay tại đảo nghỉ dưỡng Phuket. Theo mô hình này, khách du lịch phải ở trong một khu vực nhất định trong vòng 7 ngày sau khi đến nơi và phải làm các xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

    Theo kế hoạch trên, đến cuối tháng 10, thêm 21 điểm đến khác sẽ được bổ sung vào danh sách mở cửa đón du khách quốc tế trở lại, trong đó có Chiang Rai, Sukhothai và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Rayong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận trên 224,2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 23h00' ngày 10/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 224.277.107 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.624.414 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 200.858.958 người.

    Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam - Lý giải hiện tượng miễn nhiễm mọi biến thể SARS-CoV-2 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại