Cập nhật lúc

Việt Nam nhận tin vui từ Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris; Vaccine Sinopharm TQ có gì đặc biệt?

Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Việt Nam nhận tin vui từ Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris; Vaccine Sinopharm TQ có gì đặc biệt?
24
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Trung Quốc phản ứng báo cáo của đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ về nguồn gốc Covid-19

    Vào ngày 2/8 (giờ địa phương), nghị sĩ Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, công bố báo cáo nói rằng có nhiều bằng chứng virus corona mới (SARS-Cov-2) gây bệnh Covid-19 bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) vào khoảng trước tháng 9/2019.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/8 đáp trả rằng báo cáo trên "hoàn toàn dựa trên những lời dối trá bịa đặt và sự thật bị bóp méo, mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào, là không đáng tin cậy hay có cơ sở khoa học".

    Bắc Kinh cáo buộc nghị sĩ McCaul "bôi nhọ Trung Quốc hoàn toàn vì lý do lợi ích chính trị" và tuyên bố "phản đối mạnh mẽ" bản báo cáo.

    "Vào năm 2003, Mỹ đã dùng một lọ bột giặt làm 'chứng cứ' buộc tội Iraq sở hữu vũ khí sát thương quy mô lớn. Bài học còn trước mắt, xã hội quốc tế không nên để sự kiện như thế tái hiện," đại diện Trung Quốc nói, châm biếm bằng câu chuyện Mỹ dựng lên để làm căn cứ cho việc phát động cuộc tấn công nhằm vào Iraq năm 2003.

    Việt Nam nhận tin vui từ Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris; Vaccine Sinopharm TQ có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Nghị sĩ Cộng hòa Michael McCaul trong một phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ ngày 10/3/2021 (Ảnh: AP)

    Trong báo cáo kể trên, đội ngũ Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tin rằng Covid-19 rò rỉ vào thời gian trước ngày 12/9/2019. Trong báo cáo nói rằng đây là ngày mà cơ sở dữ liệu công khai của WIV về các mẫu và chuỗi virus bị "gỡ xuống" vào giữa đêm. Cùng ngày, WIV thông báo gói thầu 1.2 triệu USD để thuê đội ngũ bảo vệ và gác cửa, lắp đặt hệ thống camera giám sát và tuần tra an ninh trong cơ sở nhằm xử lý công việc "đăng ký và tiếp nhận nhân sự nước ngoài".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Biden gay gắt với lãnh đạo Texas, Florida: Không giúp đỡ thì tránh ra

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/8 (giờ địa phương) thúc giục các lãnh đạo phe Cộng hòa ở Florida và Texas - những vùng ghi nhận đến 1/3 tổng số ca mắc Covid-19 mới ở Mỹ - hãy tuân theo hướng dẫn y tế công cộng về dịch bệnh hoặc "tránh đường".

    Thông điệp đưa ra giữa bối cảnh Mỹ vất vả ứng phó với số ca mắc Covid-19 tăng nhanh do biến thể Delta hoành hành. 

    "Một số thống đốc không sẵn sàng làm điều đúng đắn để chiến thắng đại dịch, và họ cần phải cho phép các doanh nghiệp hay trường đại học muốn làm việc đúng đắn có thể làm việc đó," ông Biden tuyên bố.

    "Tôi nói với các vị thống đốc này... rằng nếu các vị không giúp đỡ, thì ít nhất hãy tránh sang một bên."

    Việt Nam nhận tin vui từ Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris; Vaccine Sinopharm TQ có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: USA Today)

    Thống đốc bang Florida Ron DeSantis là người phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Ông đã ban hành sắc lệnh hôm 30/7 nhằm chặn quy định đeo khẩu trang bắt buộc trong các trường học công lập. 

    Thống đốc bang Texas Greg Abbott cũng từng ban hành quy định phạt đối với việc bắt buộc đeo khẩu trang.

    Tính đến ngày 31/7, Mỹ ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 mỗi ngày ở mức 72.000 trường hợp, tăng 44% so với 1 tuần trước đó - theo CDC Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan phá kỷ lục về ca mắc và ca tử vong mới do COVID-19

    Bộ Y tế Thái Lan ngày 4/8 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 20.200 ca nhiễm mới COVID-19 và 188 ca tử vong. Đây là số ca mắc và tử vong trong ngày cao nhất ở Thái Lan kể từ khi đại dịch bùng phát.

    Cơ quan phụ trách ứng phó tình hình COVID-19 của Thái Lan cho biết các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đang được áp dụng tại 29 khu vực, bao gồm thủ đô Bangkok, sẽ được gia hạn đến ngày 31/8. Các biện pháp này gồm hạn chế đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm và áp đặt lệnh giới nghiêm.

    Chính phủ Thái Lan ngày 3/8 đã thông quan ngân sách bổ sung 30 tỉ baht (khoảng 906 triệu USD) để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vtv.vn/the-gioi/thai-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Phó TT Mỹ, USAID, CDC Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam phòng, chống Covid-19

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 4/8 đã có hai cuộc trao đổi với đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ.

    Trong các cuộc họp, USAID và CDC Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống COVID-19.

    Đại diện USAID đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức và Bộ Y tế Việt Nam trong thời gian qua. Chính phủ Mỹ đã hoàn tất hợp đồng với công ty Pfizer và cam kết hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer để thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu.

    Đại diện USAID sẽ cố gắng vận động để Chính phủ Mỹ ưu tiên viện trợ vaccine Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

    Đồng thời, Chính phủ Mỹ đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam khoản kinh phí 4,5 triệu USD nhằm hỗ trợ thực hiện tiêm chủng vaccine và nâng cao năng lực hệ thống y tế trong phòng chống dịch COVID-19.

    Tại cuộc làm việc với Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị hai bên tiếp tục phát huy mối quan hệ chặt chẽ trong công cuộc phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đại dịch COVID-19.

    Đánh giá tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam trong thời gian gần đây tăng nhanh, đại diện CDC Mỹ cho biết đây là cơ sở quan trọng để cơ quan này thúc đẩy, vận động các tổ chức khác giúp Việt Nam có thêm vaccine. Ông cũng tin tưởng vaccine khi về Việt Nam sẽ được sử dụng nhanh chóng, hiệu quả.

    Hiện nay, biến thể Delta thật sự khó khăn trong kiểm soát, Đại diện CDC mỹ sẵn sàng phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế trong trao đổi kỹ thuật, chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong phòng chống đại dịch.

    Những thông tin mới về kết quả hợp tác, hỗ trợ tốt đẹp giữa USAID và CDC Mỹ với Việt Nam được đưa ra trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, dự kiến diễn ra trong tháng 8.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia thành nước châu Á thứ 2 vượt 100.000 ca tử vong do Covid-19

    Indonesia vừa lập kỷ lục buồn khi có hơn 100.000 người tử vong vì mắc Covid-19, trở thành nước thứ hai ở châu Á chạm ngưỡng này.

    Quốc gia Đông Nam Á ngày 4/8 báo cáo 1.747 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 lên 100.636.

    Indonesia cùng 11 quốc gia khác, gồm Brazil và Ấn Độ, đang là những nước có hơn 100.000 người chết vì dịch bệnh kể từ khi Covid-19 bùng lên vào năm ngoái. Dù Indonesia ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày ít hơn so với Mỹ, song tỉ lệ tiêm chủng ở nước này thấp hơn và hệ thống y tế kém hiện đại hơn được cho là một phần nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong cao hơn.

    Mới chỉ 8% trong tổng số 270 triệu dân của Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, so với tỷ lệ tiêm chủng ở hơn một nửa dân số Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine của Sinopharm - một nguồn cung hiệu quả cho cuộc chiến chống COVID-19

    Trong bối cảnh số ca lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 gia tăng trở lại với sự xuất hiện của biến thể Delta, có nguy cơ phá hỏng những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh trên thế giới, việc tiêm chủng vaccine vẫn được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như giảm tải cho hệ thống y tế đang có nguy cơ sụp đổ tại một số quốc gia.

    Trong số 6 loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp, vaccine bất hoạt của Sinopharm, do Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh, công ty con của Tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất, đang là một trong những nguồn cung quan trọng.

    Trung Quốc: Cụ bà làm cả thành phố thủng lưới; Vai trò của vaccine Sinopharm trong cuộc chiến chống Covid - Ảnh 1.

    Sản phẩm vaccine Vero Cell do hãng Sinopharm sản xuất (Ảnh: CGTN)

    Tháng 5 vừa qua, WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine bất hoạt của Sinopharm. 

    Theo thống kê, trong số 6 loại vaccine của các hãng gồm Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, Moderna, AstraZeneca, Sinopharm và một phiên bản của vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất, được WHO cấp phép đến nay, mức độ an toàn và tác dụng bảo vệ đều được khẳng định đạt hiệu quả từ gần 70-95%. Với quyết định của WHO, vacine của Sinopharm trở thành sinh phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ virus bất hoạt được cấp phép sử dụng khẩn cấp

    Trước đó, WHO mới thông qua những vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer/BioNTech và Moderna; công nghệ virus vetor như Johnson & Johnson và AstraZeneca.

    Đặc biệt vaccine bất hoạt đầu tiên được WHO thông qua hiện được giới chức y tế nhiều nước khẳng định vẫn có hiệu quả với biến thể Delta, đang chiếm phần lớn số ca lây nhiễm trên thế giới. 

    Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Phùng Tử Kiện cho hay: "Các phát hiện mới nhất cho thấy biến thể Delta có thể phần nào giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19, nhưng các mũi tiêm hiện tại vẫn có tác dụng phòng ngừa và bảo vệ tốt đối với chủng này."

    Ông Dương Hiểu Minh, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc, một chi nhánh của Sinopharm, giải thích rằng không có vaccine COVID-19 nào trên thế giới có thể đảm bảo 100% khả năng chống nhiễm bệnh. 

    Tuy nhiên, với tiêu chí ngăn ngừa tử vong và tình trạng bệnh nghiêm trọng, giảm số ca lây nhiễm trong cộng đồng, vaccine của Sinopharm, một trong số những vaccine bất hoạt được tiêm cho 1,7 tỷ người dân Trung Quốc đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp tái áp đặt một số hạn chế để đối phó với làn sóng dịch thứ 4

    Chưa đầy 2 tháng sau khi Pháp bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời, một số khu nghỉ dưỡng ven biển ở nước này lại vừa áp đặt trở lại quy định này để ứng phó làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19.

    Khu vực Finistere thuộc vùng Brittany, gồm các thị trấn Quimper, Morlaix và Brest, là khu vực mới nhất yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Vùng Brittany, Tây Bắc nước Pháp, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Pháp. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh kể từ đầu kỳ nghỉ Hè. Theo giới chức Finistere, tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân tại đây đã tăng hơn 4 lần - từ 19 lên 90 ca - trong thời gian từ ngày 30/6 - 30/7.  

    Trung Quốc: Cụ bà làm 1 thành phố thủng lưới; Campuchia được khen vì 1 điều xuất sắc - Lọt top 17 thế giới - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Strasbourg, miền đông nước Pháp. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Tuần trước, các khu vực Morbihan và Cotes-d'Armor cũng áp dụng trở lại quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Trước đó, những khu vực khác cũng có động thái tương tự bao gồm đảo Corsica ở Địa Trung Hải, chân dãy núi Pyrenees, khu vực giáp giới với Tây Ban Nha và Hồ Annecy, chân dãy núi Alps.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới và tử vong do Covid-19 trong ngày tại Thái Lan ở mức kỷ lục

    Hôm nay (4/8), Thái Lan đã ghi nhận 20.200 trường hợp mắc mới và 188 trường hợp tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua.

    Đây đều là những mức tăng theo ngày cao nhất từ đầu dịch ở Thái Lan trong bối cảnh nhiều vùng nguy cơ cao, trong đó có thủ đô Bangkok, đang được gia hạn thời gian phong tỏa.

    Trong số các ca nhiễm Covid-19 mới được giới chức y tế xác nhận, có 20.013 trường hợp trong cộng đồng và 187 ca trong các trại giam. Cho tới nay, Thái Lan đã có hơn 672.385 ca mắc Covid-19 trên cả nước, trong đó có 455.806 ca đã bình phục và 5.503 người tử vong.

    Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Thái Lan cũng gây căng thẳng cho các chốt biên phòng ở nước láng giềng Campuchia khi xảy ra hiện tượng nhiều người lao động Campuchia ở Thái Lan đã vượt biên trái phép về nước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Ổ dịch COVID-19 từ… điểm chơi mạt chược

    Một phụ nữ họ Mao đến từ Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, đang bị cảnh sát điều tra ở Dương Châu (cách Nam Kinh khoảng 100 km ) vì đã che giấu hành trình của mình và gây bùng phát dịch COVID-19 ở Dương Châu, nơi có tổng cộng 94 ca COVID-19 được xác nhận tính đến ngày 3/8.

    Công an Dương Châu thông báo hôm thứ Ba rằng, bà Mao bị nghi ngờ vi phạm các quy định của luật chống dịch và phòng chống dịch bệnh vì đã không báo cáo với cộng đồng về hành trình của mình. Em gái của bà sống cùng ở Dương Châu cũng bị nhiễm COVID-19.

    Mao rời khỏi nơi cư trú của mình ở Nam Kinh và đi đến Dương Châu ngày 21/7. Mặc dù, chính quyền địa phương đã ban hành thông báo yêu cầu người dân địa phương báo cáo hành trình cá nhắn cho chính quyền địa phương từ ngày 21/7 đến 27/7, nhưng bà Mao không thực hiện.

    Trong khi đó, bà Mao thường xuyên lui tới một số địa điểm công cộng ở Dương Châu như nhà hàng, cửa hiệu, phòng khám, điểm chơi mạt chược và chợ nông sản, dẫn đến sự lây lan của dịch trong thành phố. Theo thống kê điều tra dịch tễ học, 64 % các ca mắc COVID-19 được xác nhận ở Dương Châu có liên quan đến các điểm chơi mạt chược.

    Sau khi ở Dương Châu khoảng một tuần, bà Mao có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó bà được chuyển đến trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng Nam Kinh để điều trị.

    Cảnh sát đã quyết định tạm giữ bà Mao từ ngày 4/8 và vụ việc đang được điều tra thêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UNICEF đánh giá cao chương trình tiêm phòng vaccine của Campuchia

    Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 4/8 đăng trên mạng xã hội đánh giá rằng Campuchia là một trong những quốc gia triển khai tốt chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

    Trung Quốc: Cụ bà làm 1 thành phố thủng lưới; Campuchia được khen vì 1 điều xuất sắc - Lọt top 17 thế giới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Báo Khmer Times cùng ngày cũng dẫn nhận định này của UNICEF, cho biết Campuchia là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất cho người trưởng thành tại khu vực Tây Thái Bình Dương và nằm trong số 17 quốc gia đứng đầu thế giới về ưu tiên tiêm chủng đầu tiên cho giáo viên.

    Theo UNICEF, tính đến ngày 3/8 đã có 7,6 triệu người tại Campuchia được tiêm mũi vaccine thứ nhất và 5,03 triệu người được tiêm đủ 2 mũi. Với mục tiêu tiêm chủng cho 10 triệu người trưởng thành, chiến dịch tiêm chủng của nước này đã đạt 74,84%, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên độ tuổi 12-17 đạt 6,31%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam trong nhóm 7 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất

    Theo số liệu vaccine phân bổ toàn cầu do Mỹ viện trợ tính đến ngày 3/8, Việt Nam nằm trong số 7 quốc gia mà Mỹ chia sẻ nhiều vaccine Covid-19 nhất, với 5 triệu liều.

    Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ đạt được cột mốc quan trọng trong nỗ lực tiêm chủng toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19, khi hơn 110 triệu liều vaccine mà Mỹ chia sẻ cho 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được phân bổ, tính đến ngày 3/8.

    Trong số này, 10 quốc gia được Mỹ hỗ trợ nhiều vaccine nhất gồm Indonesia, Philippines, Colombia, Nam Phi, Bangladesh, Pakistan, Việt Nam, Guatemala, Mexico và Nigeria, theo thông báo của Nhà Trắng.

    Mỹ viện trợ Việt Nam hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, trong tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước/vùng lãnh thổ châu Á.

    Ngày 24/7 vừa qua, Việt Nam tiếp nhận lô hàng thứ hai gồm 3.000.060 liều vaccine của chính phủ Mỹ thông qua Cơ chế COVAX.

    Việt Nam là 1 trong 7 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; Dân Vũ Hán lại vội vã vét sạch hàng hóa ở siêu thị: Điềm xấu? - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết gốc tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Vũ Hán lo lắng khi Covid-19 trở lại sau một năm

    Nỗi lo ngại có thể sẽ phải ở nhà một lần nữa khi Covid-19 xuất hiện trở lại sau hơn một năm đã khiến nhiều người dân Vũ Hán, Trung Quốc đổ tới các siêu thị và cửa hàng để mua sắm hàng hóa.

    Theo News.com.au, cảnh tượng mua hàng tích trữ đã xuất hiện ở Vũ Hán, khi thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ghi nhận ca Covid-19 xuất hiện trở lại sau hơn một năm.

    Vũ Hán, tâm dịch đầu tiên của thế giới, đã trải qua đợt phong tỏa nghiêm ngặt, kéo dài tới 76 ngày hồi năm ngoái, nhưng đã thành công trong việc kiểm soát được mầm bệnh và đưa cuộc sống của người dân trở về gần như bình thường trong hơn một năm qua.

    Tuy nhiên, Trung Quốc trong những ngày qua đã ghi nhận đợt bùng dịch được xem là nghiêm trọng nhất kể từ sau Vũ Hán do biến chủng nguy hiểm Delta. Mầm bệnh hiện đã lây lan với tốc độ nhanh, khiến quốc gia Đông Á kích hoạt phản ứng chống dịch quyết liệt.

    Theo Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc có 328 ca lây nhiễm cộng đồng kể từ khi dịch bùng lại tháng trước. Trong khi đó, theo AP, các ca Covid-19 mới đã xuất hiện tại hơn 35 thành phố tại Trung Quốc.

    Dân Vũ Hán lại vội vã quét sạch hàng hóa ở siêu thị: Chuyện gì đang xảy ra tại ổ dịch đầu tiên của thế giới? - Ảnh 1.

    Một số kệ hàng gần như trống trơn ở Vũ Hán (Ảnh: AFP).

    Bài viết được dẫn lại từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh: Người tiêm vaccine giảm ba lần nguy cơ nhiễm COVID-19

    Những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp ba lần so với nhóm đã tiêm đủ hai liều vaccine – một nghiên cứu tại Anh cho biết.

    Mỹ sẽ viện trợ tiếp 500 triệu liều vaccine cho các nước; Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều thuốc điều trị Covid - Ảnh 1.

    Nhịp sống tại London sau khi Anh dỡ bỏ các quy định hạn chế vào ngày 19/7. Ảnh: Reuters

    Các chuyên gia tại Đại học Imperial College London nhận thấy số ca nhiễm mới đang giảm ở Anh, nhưng mức độ lây nhiễm vẫn cao gấp 4 lần so với nghiên cứu trước đó được công bố trong tháng 5.

    Nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Anh trong giai đoạn từ 24/6-12/7, trước khi Anh dỡ bỏ các lệnh hạn chế ngừa COVID-19 cuối cùng vào hôm 19/7. Kết quả cho thấy, trung bình trong 120 người đã tiêm đủ liều có một người dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng ở nhóm chưa tiêm ngừa, tỉ lệ này là một người nhiễm trên 40 người chưa tiêm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bi kịch của những bệnh nhân Covid-19 từng nói “không” với vaccine

    Họ đáng lẽ ra đã không chết vì Covid-19. Đây là sự thật khủng khiếp ở Mỹ, khi biến thể Delta có khả năng lây lan cao hơn đang khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhất là những người không tự bảo vệ mình bằng các loại vaccine an toàn, hiệu quả và miễn phí.

    Michael Freedy, cha của 5 người con ở Las Vegas, đáng lẽ vẫn có thể là ánh sáng trong cuộc đời các con của mình. Thế nhưng, giờ đây chúng sẽ luôn bị ám ảnh bởi một trong những tin nhắn chia ly cuối cùng trước khi người cha qua đời hôm 29/7: "Cha lẽ ra nên tiêm vaccine".

    Kim Maginn, 63 tuổi, ở Arkansas, lẽ ra có thể tận hưởng những năm tháng tuổi già cùng với gia đình và nhìn những đứa cháu trưởng thành. Thế nhưng, con gái bà, Rachel Rosser, một y tá, giờ lại dằn vặt với câu hỏi vì sao cô không thể thuyết phục bà tiêm vaccine ngừa Covid-19 .

    "Tôi rất giận khi bà không tiêm vaccine. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã không cố thuyết phục mẹ tôi", Rosser nói.

    Mỹ sẽ viện trợ tiếp 500 triệu liều vaccine cho các nước; Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều thuốc điều trị Covid - Ảnh 1.

    Theo CDC, 97% số ca phải nhập viện và 99,5% các ca tử vong do Covid-19 gần đây tại Mỹ là những người chưa tiêm chủng. Ảnh: AZ Central

    Người thân của Michael Freedy hay Kim Maginn không phải là những trường hợp cá biệt với nỗi đau mất người thân vì Covid-19 như vậy.

    Một số bệnh nhân Covid-19 đã bình phục sau nhiều ngày chiến đấu trên giường bệnh với những cơn khó thở và kiệt sức vì tác dụng phụ, cũng tự hỏi tại sao họ không thực hiện một bước đơn giản để bảo vệ chính mình và những người thân khỏi cơn ác mộng Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19

    Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết, một triệu liều thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được Ấn Độ cam kết cung cấp cho Việt Nam trong 30 ngày tới.

    Đây là kết quả làm việc tích cực của "nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vaccine" của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các công ty dược phẩm lớn như Hetero, Dr. Reddy, Cipla, Jubilant, Mylan, Zydus và Cadila... Theo đó, các doanh nghiệp này cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều thuốc điều trị Covid 19 Remdesivir trong vòng 30 ngày tới.

    Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Dược phẩm và Bộ Công Thương Ấn Độ trong các buổi tiếp xúc gần đây với "Nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vaccine" đã khẳng định sẽ xem xét tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp Ấn Độ hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu do mặt hàng này vẫn nằm trong danh sách bị hạn chế xuất khẩu.

    Nhóm này huy động Thương vụ, Phòng Chính trị trong đó có cán bộ phụ trách kinh tế của Đại sứ quán, Phòng khoa học công nghệ và Lực lượng chủ chốt của ĐSQ vào cuộc đàm phán với các hãng dược phẩm Ấn Độ về việc cung cấp thuốc điều trị Covid-19 cho Việt Nam.

    Trước đó, hôm 2/8, Tập đoàn Vingroup cũng công bố tặng Bộ Y tế 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19. Dự kiến, tất cả đơn hàng sẽ chuyển về Việt Nam ngay trong tháng 8. Lô đầu tiên gồm 105.000 lọ Remdesivir do tập đoàn này mua sẽ về TP Hồ Chí Minh trước ngày 5/8 để phục vụ công tác điều trị khẩn cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ vận chuyển 500 triệu liều vaccine viện trợ từ cuối tháng này

    Trong bài phát biểu về phòng chống Covid-19, Tổng thống Joe Biden cho biết, trong chuyến thăm châu Âu hồi tháng 6, ông đã tuyên bố Mỹ sẽ viện trợ 500 triệu liều vaccine cho gần 100 nước thu nhập thấp và trung bình. Những liều này sẽ bắt đầu được vận chuyển tới các nước cuối tháng này.

    Theo Liên Hợp Quốc, đến nay, số liều vaccine Mỹ đã viện trợ số liều vaccine nhiều hơn tổng số liều mà 24 nước khác đã viện trợ, trong đó có Nga và Trung Quốc.

    "Tất cả số vaccine từ Mỹ là miễn phí. Chúng ta không bán. Không có yêu cầu, không có điều kiện, không ép buộc. Và không có chủ nghĩa thiên vị và không có ràng buộc đi kèm", ông Biden nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ viện trợ hơn 110 triệu liều vaccine cho 65 nước, Việt Nam là một trong những nước được nhận nhiều nhất

    Ngày 3/8, Nhà Trắng cho biết Mỹ đã tài trợ và vận chuyển hơn 110 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này trên toàn cầu.

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, động thái trên diễn ra 2 tháng sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên toàn cầu trong bối cảnh áp lực từ cộng đồng y tế công cộng và một số nhà lập pháp ở Mỹ về việc tặng vaccine có sẵn.

    Nhà Trắng cho biết phần lớn trong số 110 triệu liều nói trên được chia sẻ thông qua COVAX. Các quốc gia nhận được số lượng vaccine lớn nhất bao gồm Indonesia (8 triệu liều), Philippines (hơn 6,2 triệu liều), Colombia (6 triệu liều), Nam Phi (hơn 5,6 triệu liều), Pakistan (5,5 triệu liều), Bangladesh (5,5 triệu liều) và Việt Nam (5 triệu liều). Phần còn lại của vaccine được chia sẻ trực tiếp với các đối tác khu vực do chính quyền lựa chọn, chẳng hạn như Mexico và Canada.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York là thành phố đầu tiên tại Mỹ áp chứng nhận vaccine với nhiều hoạt động

    Quy định này được Thị trưởng New York Bill de Blasio công bố hôm 3/8, nằm trong chương trình có tên gọi "Chìa khóa thông hành ở thành phố New York" (Key to NYC Pass). Mục đích chính là để hối thúc người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Malaysia từ hình mẫu trở thành phiên bản thu nhỏ của Ấn Độ; Thành phố đầu tiên của Mỹ áp dụng chứng nhận vaccine - Ảnh 1.

    Quy định mới sẽ được áp dụng tại thành phố New York từ giữa tháng này. Ảnh: Getty Images

    Theo đó, một số hoạt động thuộc không gian trong nhà như ăn uống nhà hàng, đến phòng tập gym sẽ chỉ dành cho nhóm đối tượng đã tiêm vaccine. Yêu cầu trên sẽ được áp dụng từ ngày 16/8 và ít nhất là đến giữa tháng 9. Người đến địa điểm trong nhà để hưởng các dịch vụ ăn uống, thể thao sẽ phải trình chứng nhận tiêm ít nhất một liều vaccine, thông qua thẻ tiêm chủng hoặc là ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử cài đặt trên các ứng dụng điện thoại.

    Trước đó, ông Bill de Blasio cũng yêu cầu nhân viên làm việc trong chính quyền thành phố phải tiêm ngừa vaccine, với thời hạn chót là cuối tháng 9. Nếu không, số này sẽ phải trình các xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hàng tuần.

    Hiện 66% người trưởng thành ở New York đã tiêm vaccine, một trong những nơi có tỉ lệ phủ xanh vaccine cao nhất tại Mỹ. Nhưng bang này vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ đại dịch. New York là bang đầu tiên của nước Mỹ triển khai "hộ chiếu vaccine", với tên gọi "Excelsior Pass" (EP). "Hộ chiếu vaccine" của New York là một ứng dụng trên điện thoại di động, cho phép người dân trong bang chứng minh tình trạng tiêm vaccine, lịch sử xét nghiệm COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel áp dụng các hạn chế mới trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trở lại

    Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới tại Israel tăng nhanh trở lại trong những ngày gần đây do sự lây lan của biến thể Delta, hôm qua (3/8), nước này đã quyết định áp đặt một số hạn chế mới.

    Các quy tắc y tế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 8/8 tới, bao gồm việc bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời cho các sự kiện có trên 100 người tham gia, giảm tỷ lệ công chức làm việc tại văn phòng xuống 50% và khuyến nghị khu vực tư nhân cho phép nhân viên làm việc tại nhà.

    Trước đó, ngày 29/7, Israel cũng thông báo khôi phục sử dụng hệ thống Thẻ Xanh nhằm siết chặt kiểm soát việc đi lại của người dân trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm biến thể Delta đang gia tăng tại quốc gia này. Thẻ được cấp cho những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 hoặc đã phục hồi sau khi mắc bệnh, để có thể tham gia các sự kiện có trên 100 người, cả trong nhà và ngoài trời.

    Ngoài ra, Israel cũng quyết định áp dụng cách ly bắt buộc 14 ngày đối với du khách hoặc người Israel trở về từ 18 quốc gia, bắt đầu từ ngày 11/8 tới, bất kể họ đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 hay chưa. Trong số các quốc gia bị hạn chế bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Hy Lạp, Tunisia…

    Hôm 2/8, Israel ghi nhận trên 3.800 trường hợp mắc Covid-19 mới với tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính là 3,79%. Tính trên cả nước, Israel hiện có hơn 22.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó 420 trường hợp phải nhập viện và 221 bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bi kịch của những bệnh nhân Covid-19 từng nói “không” với vaccine

    Họ đáng lẽ ra đã không chết vì Covid-19. Đây là sự thật khủng khiếp ở Mỹ, khi biến thể Delta có khả năng lây lan cao hơn đang khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhất là những người không tự bảo vệ mình bằng các loại vaccine an toàn, hiệu quả và miễn phí.

    Michael Freedy, cha của 5 người con ở Las Vegas, đáng lẽ vẫn có thể là ánh sáng trong cuộc đời các con của mình. Thế nhưng, giờ đây chúng sẽ luôn bị ám ảnh bởi một trong những tin nhắn chia ly cuối cùng trước khi người cha qua đời hôm 29/7: "Cha lẽ ra nên tiêm vaccine".

    Malaysia từ hình mẫu trở thành phiên bản thu nhỏ của Ấn Độ; Bi kịch của những bệnh nhân Covid-19 từng nói “không” với vaccine - Ảnh 1.

    Theo CDC, 97% số ca phải nhập viện và 99,5% các ca tử vong do Covid-19 gần đây tại Mỹ là những người chưa tiêm chủng. Ảnh: AZ Central

    Kim Maginn, 63 tuổi, ở Arkansas, lẽ ra có thể tận hưởng những năm tháng tuổi già cùng với gia đình và nhìn những đứa cháu trưởng thành. Thế nhưng, con gái bà, Rachel Rosser, một y tá, giờ lại dằn vặt với câu hỏi vì sao cô không thể thuyết phục bà tiêm vaccine ngừa Covid-19 .

    "Tôi rất giận khi bà không tiêm vaccine. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã không cố thuyết phục mẹ tôi", Rosser nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bi kịch của những bệnh nhân Covid-19 từng nói "không" với vaccineVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia từ hình mẫu chống dịch trở thành phiên bản thu nhỏ của Ấn Độ

    Năm 2020, Malaysia từng được khen ngợi với kết quả chống dịch COVID-19 tốt. Nhưng đến nay, quốc gia chỉ có 32 triệu dân đã ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp mắc COVID-19.

    Vũ Hán (Trung Quốc) sắp xét nghiệm COVID-19 cho toàn dân - Malaysia từ hình mẫu trở thành phiên bản thu nhỏ của Ấn Độ - Ảnh 1.

    Một gia đình cầu nguyện cho người thân mất vì COVID-19 tại nhà tang lễ ở bệnh viện thuộc Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters

    Tại các bệnh viện ở Malaysia đã xảy ra nhiều cảnh tượng đau lòng. Hệ thống y tế quá tải trong khi nhân viên y tế làm việc đến kiệt sức phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng theo cấp số nhân số người nhập viện do mắc COVID-19.

    Những chiếc giường vải đặt trong bãi đậu xe của bệnh viện, một số bệnh nhân phải dùng chung bình oxy. Nhiều thủ thuật cấp cứu thậm chí phải thực hiện trên sàn bệnh viện. Các bác sĩ đã thông báo rằng có những gia đình cùng nhau nhập viện và một số đã tử vong cùng nhau. Các tình nguyện viên đã xử lý nhiều thi thể hơn gấp 30 lần so với năm ngoái.

    Một nhân viên y tế tuyến đầu chia sẻ với tờ Malaysiakini (Malaysia): "Hiện giờ, tôi không còn cảm xúc, quá nhiều trường hợp tử vong khiến bạn trở nên tê liệt".

    Nỗi lo lớn nhất của Malaysia là trở thành phiên bản Ấn Độ thu nhỏ và dường như điều này đã trở thành sự thật. Kênh Al Jazeera cho biết số ca mắc mới mỗi ngày và trường hợp tử vong bình quân đầu người của Malaysia đã vượt qua cả mức cao nhất của Ấn Độ.

    Cuối tháng 7, số ca mắc mới mỗi ngày/1 triệu người ở Malaysia là 515,9 trường hợp và tỷ lệ tử vong mỗi ngày/1 triệu người là 4,95. Trong khi đó, ở giai đoạn cao điểm, số ca mắc mới mỗi ngày/1 triệu người tại Ấn Độ là 283,50 và 3.04 trường hợp tử vong.

    Đây được coi là điều không may mắn với một quốc gia từng được coi là hình mẫu trong xử lý dịch. Chỉ một năm trước, Malaysia đã ăn mừng khi không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng qua vài ngày. Khi đó, các chuyên gia nước ngoài, Tổ chức Y tế (WHO) đều ca ngợi thành công này. Chính phủ Malaysia đã có hành động nhanh chóng triển khai giãn cách xã hội toàn diện, đầu tư mạnh vào nhữn cơ sở xét nghiệm và y tế, triển khai thông tin liên lạc chủ động với người dân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta bắt đầu lây nhiễm trong cộng đồng tại Campuchia

    Ngày 3/8, Bộ Y tế Campuchia cảnh báo biến thể mới Delta (B.1.617.2) bắt đầu lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này.

    Phát biểu với báo giới ngày 3/8, Quốc vụ khanh kiêm phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia bà Or Vandine cho biết, trong thời gian gần đây Campuchia liên tục phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể mới Delta và hiện nay loại biến thể này đã lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến ngày 2/8, Campuchia đã phát hiện hơn 220 trường hợp nhiễm biến thể mới Delta, trong đó có 5 trường hợp tại Thủ đô Phnom Penh.

     - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Bà Or Vandine khẳng định, mặc dù hiện nay loại biến thể mới Delta chưa lây nhiễm rộng rãi, nhưng nếu như người dân tiếp tục di chuyển từ nơi này tới nơi khác thì khả năng bùng phát loại biến thể này là rất cao. Các trường hợp tại Thủ đô Phnom Penh vẫn chưa phát hiện được nguồn lây nhiễm, vì vậy công tác ngăn chặn dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

    Quốc vụ khanh kiêm phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia bà Or Vandine kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch và hạn chế tối đa việc di chuyển từ vùng này sang vùng khác để Campuchia không rơi vào thảm kịch y tế cộng đồng.

    Tính đến 3/8, Campuchia ghi nhận thêm 577 ca mắc mới, nâng tổng số ca Covid-19 của nước này lên 79.051 trường hợp, trong đó có 1.471 trường hợp tử vong và 72.145 trường hợp đã bình phục.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/bien-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Thành phố Vũ Hán sẽ xét nghiệm cho toàn bộ 11 triệu dân

     - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Thành phố 11 triệu dân Vũ Hán - tâm dịch đầu tiên được xác nhận tại Trung Quốc vào đầu năm ngoái - dự định sẽ tiến hành xét nghiệm toàn bộ dân cư để tìm ra các ca bệnh - hãng tin Channel News Asia dẫn lời giới chức địa phương hôm 3/8. 

    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi thành phố này lần đầu tiên - kể từ mùa xuân năm ngoái - ghi nhận ca nhiễm mới.

    Vũ Hán đã cho thế giới thấy những thiệt hại nặng nề do virus SARS-CoV-2 gây ra cho cộng đồng. Sau 2 tháng rưỡi phong thành, nơi này đã duy trì con số 0 ca nhiễm mới trong cộng đồng từ tháng 5 năm ngoái cho đến nay.

    Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số ổ dịch mới khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 xâm nhập nước này - những nơi đã phát hiện ca nhiễm mới bao gồm Nam Kinh, Trương Gia Giới, và một số địa điểm khác ở miền Nam Trung Quốc./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới ghi nhận trên 199,87 triệu ca nhiễm COVID-19

    Vũ Hán (Trung Quốc) sẽ xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố - Malaysia từ hình mẫu trở thành phiên bản thu nhỏ của Ấn Độ - Ảnh 1.

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 23h10' ngày 3/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 199.870.484 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.253.953 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 180.291.745 người.

    Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 629.913 ca tử vong trong tổng số 35.900.045 ca nhiễm. Điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên ở các bang có tỷ lệ lây nhiễm cao. Theo ông Zient, tại các bang có tỷ lệ ca mắc cao nhất, tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày đã tăng hơn 2 lần. Theo đó, 8 bang có tỷ lệ mắc ca bệnh COVID-19 cao nhất hiện nay đã ghi nhận mức tăng trung bình 171% về số người mới tiêm vaccine mỗi ngày trong ba tuần qua.

    Quốc gia đứng thứ 2 về số ca mắc là Ấn Độ với 31.732.703 ca bệnh, trong khi đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong với 425.388 ca. Với 19.953.501 ca mắc và 557.359 ca tử vong, Brazil đứng thứ 3 về số ca mắc nhưng đứng thứ 2 thế giới về trường hợp không qua khỏi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại