Cập nhật lúc

Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại TP Hồ Chí Minh; Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ có thể cao gấp 4 lần so trong 4-6 tuần nữa

Người nhiễm chủng Delta có nồng độ virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc. Hiện đây vẫn là biến thể phổ biến, đặc biệt là ở các tâm dịch châu Á như Indonesia, Malaysia.

Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại TP Hồ Chí Minh; Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ có thể cao gấp 4 lần so trong 4-6 tuần nữa
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Sáu tuần nữa, Mỹ sẽ có 200.000 ca mắc Covid-19/ngày?

    Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden cảnh báo số ca mắc Covid-19 hằng ngày ở Mỹ có thể cao gấp 4 lần so với hiện tại trong vòng 4-6 tuần nữa

    Trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên đài CNN hôm 27-7, ông Frieden nói: "Chúng ta đang ở vào một thời điểm khó khăn. Có khả năng nếu quỹ đạo của chúng ta tương tự như ở Anh, chúng ta có thể ghi nhận tới 200.000 ca mắc Covid-19/ngày. Biến thể Delta được cho là lây lan nhiều hơn các chủng khác".

    Dữ liệu của Trường ĐH Johns Hopkins cho thấy lần gần đây nhất Mỹ báo cáo hơn 200.000 ca mắc Covid-19/ngày là vào tháng 1 năm nay.

    Ông Frieden cho rằng vắc-xin Covid-19 đang giúp giảm thiểu tác động của đại dịch. Và sẽ có hàng trăm người chết trong những tuần tới nếu họ không tiêm phòng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại TP Hồ Chí Minh; Việt Nam ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine - Ảnh 1.

    Bà Marie Damour, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chụp ảnh cùng vắc xin Moderna mRNA trong kho chứa. Trước đó, bà Damour nói rằng: "Chúng tôi tự hào khi có thể hỗ trợ thêm vaccine của Mỹ cho Việt Nam, đặc biệt là việc vận chuyển gần 1,5 triệu liều trong tổng số 3 triệu liều đến thẳng Thành phố Hồ Chí Minh". Ảnh: ĐSQ Mỹ

    Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại TP Hồ Chí Minh; Việt Nam ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine - Ảnh 2.

    1,5 triệu liều vắc xin này nằm trong số 3 triệu liều vắc xin mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam trong đợt này thông qua cơ chế COVAX. Chỉ vài giờ sau khi 1,5 triệu liều vắc xin tới TP Hồ Chí Minh, 1,5 triệu liều còn lại đã được đưa tới Hà Nội. 3.000.060 liều vắc xin Mỹ sẽ được sử dụng khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia phòng COVID-19. Ảnh: ĐSQ Mỹ

    Cận cảnh kho chứa 1,5 triệu liều vắc xin Moderna Mỹ tại TP Hồ Chí Minh; Việt Nam ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine - Ảnh 3.

    Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vắc xin Moderna cần điều kiện bảo quản, vận chuyển với nhiệt độ âm sâu, khoảng -20oC đến -80oC. Sau khi về tới TP Hồ Chí Minh, 1,5 triệu liều vắc xin Mỹ được bảo quản tại kho chứa của Công ty Cổ phần Dược Mỹ Phẩm May để chuẩn bị phân phối. Ảnh: ĐSQ Mỹ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan đưa người mắc COVID-19 hồi hương bằng tàu hỏa

    Giới chức Thái Lan đã bắt đầu đưa những người mắc COVID-19 từ Bangkok trở về quê hương họ để cách ly và điều trị.

    Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết động thái này được triển khai từ ngày 27/7 nhằm mục đích giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế tại Bangkok. Giới chức y tế tại Bangkok ngày 26/7 thông báo giường chăm sóc đặc biệt cho người mắc COVID-19 tại các bệnh viện công đều đã kín chỗ. Họ cũng xác nhận đã đề nghị quân y hỗ trợ tại các bệnh viện dân sự.

    Một chiếc tàu hỏa chở theo hơn 100 người mắc COVID-19 và nhân viên y tế đã rời thủ đô Bangkok hướng về phía Đông Bắc. Chuyến tàu này sẽ dừng tại 7 tỉnh nơi bệnh nhân mắc COVID-19 được nhân viên y tế địa phương đưa đến bệnh viện điều trị.


    Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thái Lan đưa người mắc COVID-19 hồi hương bằng tàu hỏabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia cho phép lĩnh vực tư nhân tham gia cung ứng vaccine Covid-19

    Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia chiều nay (27/7), Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia ông Mam Bunheng cho biết, nhằm góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế sẽ cấp phép cho các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm nhập khẩu vaccine Covid-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận để phân phối trong nước.

    Bộ trưởng Mam Bunheng cũng nêu rõ, các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn kỹ thuật về vận chuyển, bảo quản nhằm đảm bảo các loại vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả.

    Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Y tế Campuchia đã cho phép các cơ sở kinh doanh dược phẩm được bán dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia nhận định đại dịch tại Anh có thể kết thúc trong vài tháng tới

    Nhà dịch tễ học Neil Ferguson thuộc trường Đại học Imperial của Anh ngày 27/7 cho rằng đại dịch COVID-19 tại nước này có thể sẽ kết thúc trong vòng vài tháng tới vì vaccine phát huy tác dụng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử vong.

    Phát biểu với hãng tin BBC, nhà dịch tễ học Neil Ferguson nhận định: "Tác dụng của vaccine rất lớn trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Tôi lạc quan cho rằng đến cuối tháng 9 và sang tháng 10, chúng ta có thể sẽ thấy phần lớn đại dịch ở phía sau".

    Những số liệu mới nhất về dịch bệnh COVID-19 của Anh cho thấy sự gia tăng mạnh các ca lây nhiễm trong đầu tháng 7 này cho đến nay chưa dẫn đến gia tăng số ca tử vong. 

    Số người không vượt qua được đại dịch ghi nhận ngày 26/7 ở Anh là 14 ca, mặc dù số bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện đã tăng lên 5.238.

    Quyết định của Thủ tướng Johnson dỡ bỏ các quy định chống dịch tại Anh từ ngày 19/7 đã tạo thuận lợi cho việc khởi động lại nền kinh tế vốn bị thiệt hại nặng nề sau nhiều đợt phong tỏa kể từ tháng 3/2020.

    Nếu thành công, Anh sẽ trở thành một quốc gia điển hình thoát khỏi đại dịch. Tuy nhiên, "canh bạc" của ông Johnson có thể rủi ro do nguy cơ xuất hiện một biến thể mới có khả năng kháng vaccine hoặc hệ thống y tế quá tải.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine với Nga, Mỹ, Nhật

    Theo Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Ngô Quang, Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cùng Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19.

    Công nghệ vaccine được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein (BaculovirusExpression Vector System), tức công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp. Hiện nay, các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vaccine và công nghệ.

    Đối với dự án hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Tập đoàn AIC, Công ty Shionogi và vaccine theo công nghệ mARN, hiện Bộ Y tế đã ký thỏa thuận hợp tác và đang chuẩn bị kế hoạch triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam (đầu mối là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), làm các thủ tục chuyển giao công nghệ (đầu mối là Vabiotech). 

    Dự kiến tháng 6/2022, sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.

    Dự án chuyển giao công nghệ giữa Công ty DS-Bio, Công ty Vabiotech và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga cũng đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine Sputnik-V từ bán thành phẩm.

    Vabiotech đã đóng ống và gửi mẫu sang Nga để kiểm định chất lượng. Dự kiến, đến 10/8 tới sẽ có kết quả kiểm định, sau đó có thể đóng ống với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8/2021 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

    Đối với dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ với Mỹ, hiện Bộ Y tế đã cử nhóm chuyên gia phối hợp cùng WHO hỗ trợ đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2-3 theo quy trình rút gọn. Dự kiến, nghiên cứu sẽ khởi động vào ngày 1/8 và kết thúc cuối tháng 12 năm nay.

    Việc chuyển giao công nghệ và hoàn thiện nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu giám đốc CDC: Mỹ có thể tăng đến 200.000 ca Covid-19/ngày trong 4-6 tuần

    Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ có thể tăng gấp 4 lần so với mức hiện tại trong vòng 4-6 tuần khi chủng Delta lan rộng và kế hoạch tiêm chủng bị chững lại, cựu giám đốc CDC nói với CNN. 

    "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn khó khăn. Nhiều khả năng, nếu quỹ đạo của chúng ta tương tự với nước Anh, thì chúng ta có thể sẽ gặp tới 200.000 ca một ngày", bác sĩ Tom Frieden nói thêm rằng có thể tình trạng "số lượng người tử vong kinh hoàng" như thời điểm đầu sẽ không lặp lại ở Mỹ nhờ tiêm chủng.

    Dù vậy, ông Frieden khẳng định: "Các bạn sẽ thấy số ca tử vong tăng dần và đó đều là những ca đáng ra có thể ngăn chặn được". 

    Lần cuối cùng Mỹ ghi nhận 200.000 ca mới mỗi ngày là vào tháng 1 năm nay, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Nếu chuyện này xảy ra, số ca mắc Covid-19 của Mỹ sẽ cao gấp 7 lần so với con số hiện tại ở tâm dịch Indonesia (số ca mắc mới hôm 26/7 ở Indonesia là 28.228), nơi biến chủng Delta đang hoành hành.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Việt Nam

    Vabiotech cùng Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

    Thông tin được tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, chia sẻ với VnExpress ngày 27/7. Công nghệ vaccine được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein (BaculovirusExpression Vector System), tức công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vaccine và công nghệ.

    Công nghệ BaculovirusExpression Vector System đã được Shionogi ứng dụng vào nghiên cứu và sản xuất một loại vaccine Covid-19 ở Nhật Bản, theo NHK. Họ sản xuất nhân tạo các phần protein nCoV thông qua tái tổ hợp gene virrus, từ đó tạo ra vaccine và kích thích tạo kháng thể trên người.

    Japan Times ngày 7/7 dẫn lời một lãnh đạo công ty, cho biết vaccine Covid-19 của Shionogi có thể là vaccine nội địa Nhật đầu tiên được sản xuất. Hiện, vaccine vẫn thử nghiệm lâm sàng, công ty đang lên kế hoạch mở rộng các thử nghiệm, xem xét tiến hành tại các vùng có dịch ở Đông Nam Á và châu Phi.

    ----------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn Vnexpress:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Mỹ ngừng sử dụng xét nghiệm PCR?

    Sau ngày 31/12/2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh sẽ rút yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với phương pháp chẩn đoán Covid-19 RT-PCR (gọi tắt là PCR), hình thức xét nghiệm được giới thiệu lần đầu vào tháng 2/2020 nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2.

    CDC hiện đang gửi thông báo tới các phòng thí nghiệm để sắp xếp thời gian lựa chọn và tiến hành một trong những phương án thay thế được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. 

    Để chuẩn bị cho sự thay đổi này, CDC đề xuất với các phòng thí nghiệm và địa điểm xét nghiệm cân nhắc áp dụng một phương pháp đa tín hiệu để có thể phát hiện và phân biệt SARS-CoV-2 với virus cúm influenza. Những phương pháp kiểu như vậy có thể tạo điều kiện xét nghiệm cho cả hai loại virus và giúp tiết kiệm thời gian, lẫn nguồn lực trong thời điểm Mỹ sắp bước vào mùa cúm influenza. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một quốc gia gần Trung Quốc có rất ít bác sĩ nhưng đi đầu thế giới về tiêm chủng: Vì sao thành công?

    Một trong những quốc gia xa xôi nhất trên thế giới có lẽ đã tìm được đáp án cho vấn đề tiêm chủng vaccine COVID-19, theo ABC Australia. Chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Bhutan đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ca ngợi là một "câu chuyện thành công".

    Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tuần qua, Bhutan đã tiêm 454.000 liều vaccine - tương đương hơn 85% dân số trưởng thành đủ điều kiện tiêm chủng (trong tổng số hơn 530.000 người). Bhutan đạt được thành công này phần lớn nhờ các đợt viện trợ vaccine của nước ngoài.

    Đại diện của UNICEF tại Bhutan, Will Parks, đã ca ngợi chiến dịch tiêm chủng thần tốc của vương quốc này là một "thành công lớn của Bhutan".

    Trả lời AFP từ thủ đô Thimpu, ông Parks nhận định: "Chúng ta thực sự cần một thế giới mà ở đó những quốc gia dư thừa vaccine sẽ quyên góp cho những quốc gia chưa được tiêm chủng".

     

    Và nếu có một điều mà tôi hy vọng thế giới có thể học hỏi từ Bhutan, đó là một đất nước nhỏ bé với rất ít bác sĩ và y tá như vậy đã có một vị quốc vương thực sự tận tâm và lãnh đạo chính phủ vận động xã hội - việc tiêm chủng cho toàn quốc là hoàn toàn có thể.

    Đại diện của UNICEF tại Bhutan, Will Parks

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta "chọc thủng" cố đô Trung Quốc, nguy cơ lây mạnh

    Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết trong ngày 26/7, Trung Quốc đã báo cáo 71 trường hợp nhiễm COVID-19 mới khi một đợt bùng phát của biến thể Delta đang đe dọa thành phố Nam Kinh, miền Đông Trung Quốc.

    Tất cả các trường hợp nhiễm trong cộng đồng đều ở Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô.

    Dựa trên kết quả xét nghiệm các bệnh nhân, chủng virus gây ra đợt bùng phát COVID-19 ở Nam Kinh là chủng Delta - một quan chức chính quyền thành phố Nam Kinh phát biểu trong một cuộc họp báo hôm nay (27/7).

    Nam Kinh hiện đã xác định 4 khu vực có nguy cơ cao và hơn 30 khu vực có nguy cơ trung bình trong thành phố, đồng nghĩa với việc thắt chặt hơn các quy định giãn cách xã hội đối với cư dân ở những khu vực này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại học Washington: Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người mắc Covid-19

    Mô hình mới do Đại học Washington lâu đời của Mỹ công bố mới đây cho thấy khoảng 60% số ca mắc Covid-19 tại nước này không được báo cáo, và cứ 5 người Mỹ thì có 1 người đã nhiễm virus SARS-Cov-2.

    Nghiên cứu ước tính có đến 65 triệu người - tương đương 19.7% dân số Mỹ - đã mắc Covid, tính đến ngày 7/3/2021. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng Mỹ không thể đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng nếu không thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng đầy tham vọng.

    "Những gì chúng ta đang chứng kiến bây giờ là biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao và nó đang tấn công những nhóm người chưa được tiêm vaccine. Vẫn có rất nhiều nguy cơ dẫn đến nhiều ca tử vong hơn nếu chúng ta không thận trọng và không cố gắng tiêm chủng nhiều nhất có thể", chủ nhiệm nghiên cứu trên, ông Nicholas Irons, cho hay.

    Tổng số ca mắc trên thực tế hiện có thể cao hơn mặc dù không cao hơn quá nhiều do chiến dịch tiêm chủng đã được tiến hành, ông Irons nhận định.

    Theo dữ liệu theo dõi Covid-19 của Bloomberg, có hơn 24 triệu ca mắc và gần 611.000 ca tử vong ở Mỹ tính tới ngày 26/7, tương tự như dữ liệu từ CDC Hoa Kỳ. 

    Tuy nhiên, theo CDC, số ca Covid-19 thực sự cao hơn nhiều. 

    Từ tháng 2/2020 - 3/2021, có khoảng 114.6 triệu ca mắc, trong đó 97.1 triệu ca có triệu chứng và 5.6 triệu ca phải nhập viện, CDC ước tính.

    Mời độc giả theo dõi nội dung tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/60-so-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Kinh khoe lãnh đạo 30 nước tiêm vaccine Trung Quốc: Tất cả đều tham gia Vành đai, Con đường

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 22/7 nói Bắc Kinh đã cung cấp hơn 500 triệu liều vaccine cho hơn 100 quốc gia và tổ chức trên khắp thế giới, trong đó "lãnh đạo ở 30 nước đã công khai tiêm vaccine của Trung Quốc".

    Theo Thời báo Hoàn Cầu, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 của nhà sản xuất Trung Quốc Sinopharm vào tháng 4.

    Dân Thái Lan phát cuồng vì 1 loại thuốc - Việt Nam cũng có; Kết quả bất ngờ khi tiêm trộn vacccine Pfizer và AstraZeneca - Ảnh 1.

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tiêm mũi vaccine đầu tiên của hãng Sinovac (Trung Quốc), ngày 14/1/2021 (Ảnh: Reuters)

    Bên cạnh trường hợp Tổng thống Vucic được tờ Hoàn Cầu đề cập trong báo cáo ngày 22/7, các thông tin công khai cũng cho thấy lãnh đạo nhiều nước đã tiêm chủng bằng vaccine của Trung Quốc, như Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed,... và lãnh đạo các nước Cộng hòa Seychelles, Pakistan, Gambia, Sierra Leone, Comoros, Uruguay, Chile,...

    Đáng chú ý, các quốc gia kể trên đều đã ký kết những thỏa thuận tham gia sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng, hoặc có liên hệ với sáng kiến cơ sở hạ tầng khổng lồ này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệu quả bất ngờ khi tiêm hỗn hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer: Nền tảng để lựa chọn vaccine linh hoạt

    Reuters ngày 26/7 đưa tin, nghiên cứu thực hiện trên 499 nhân viên y tế tại Hàn Quốc, gồm 100 người được tiêm hỗn hợp vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer, 200 người tiêm 2 mũi Pfizer và những người còn lại tiêm 2 mũi vacccine AstraZeneca.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêm hỗn hợp 2 loại vaccine của Pfizer và AstraZeneca có khả năng làm tăng mức độ kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần so với việc tiêm 2 mũi AstraZeneca, trong khi lượng kháng thể trung hòa khi tiêm trộn tương tự với nhóm tiêm 2 liều Pfizer.

    Nghiên cứu này được coi là nền tảng giúp các nước đưa ra phương án lựa chọn vaccine linh hoạt hơn, hay tìm kiếm vaccine thay thế cho AstraZeneca trong mũi tiêm thứ hai.

    Trước đó, nghiên cứu ở 850 tình nguyện viên từ 50 tuổi trở lên tại Anh do Đại học Oxford thực hiện cũng kết luận việc phối hợp sử dụng 1 liều vaccine AstraZeneca và 1 liều vaccine Pfizer theo thứ tự bất kỳ đều mang lại sự bảo vệ tốt cho cơ thể trước virus corona.

    Hôm 22/6, chính phủ Đức xác nhận Thủ tướng Angela Merkel đã tiêm 2 loại vaccine là AstraZeneca và Moderna. Thủ tướng Italia Mario Draghi cũng tiêm 2 mũi vaccine lần lượt của AstraZeneca và Pfizer. Thủ tướng Canada Justin Trudeau tiêm vaccine Moderna sau mũi đầu tiên của AstraZeneca.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin tại đây

    https://soha.vn/tiem-tron-vacc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba báo cáo số ca tử vong kỷ lục từ đầu dịch

    Cuba ngày 25/7 ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 ở mức cao nhất trong ngày.

    Theo Bộ Y tế Cuba, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 8.853 ca mắc mới và 80 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 332.968 ca và 2.351 ca tử vong cho đến nay. 

    Trong số các ca mắc mới, La Habana - thành phố đông dân nhất Cuba với 2 triệu dân ghi nhận 1.481 ca, tiếp đó đến các tỉnh Matanzas với 1.461 ca, Santiago de Cuba 735 ca.

    Bộ Y tế Cuba lo ngại tỉ lệ mắc bệnh rất cao ở trên toàn đảo quốc này, ngoại trừ vùng đô thị đặc biệt Isla de le Juventud, nơi các biện pháp hạn chế sẽ sớm bắt đầu được nới lỏng hơn nhờ số ca nhiễm thấp.

    Đến nay, khoảng 3,4 triệu người Cuba đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 do nước này tự bào chế trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân Thái Lan phát sốt vì xuyên tâm liên

    Người dân Thái Lan đang tích trữ xuyên tâm liên cùng một số thảo dược dự phòng trước tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng nhanh ở nước này, do sự hoành hành của biến thể Delta.

    Bệnh viện Chao Phraya Abhaibhubejhr ở tỉnh Prachin Buri là một trong những đơn vị sản xuất thuốc đông y từ thảo dược hàng đầu của Thái Lan đã kêu gọi người dân tránh tích trữ bột xuyên tâm liên, khiến giá mặt hàng này tăng cao trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thảo dược để điều trị bệnh nhân Covid-19 gia tăng.

    Bệnh viện thừa nhận trên Facebook hồi tuần trước rằng nguồn cung xuyên tâm liên đang không đáp ứng được nhu cầu và chỉ có 200 người được mua sản phẩm vào sáng mỗi ngày, mỗi người được mua 3 chai chiết xuất. 

    Dân Thái Lan phát cuồng vì 1 loại thuốc - Việt Nam cũng có; Tin vui  - Ảnh 1.

    Bệnh viện Chao Phraya Abhaibhubejhr là cơ sở chiết xuất và phân phối xuyên tâm liên cho những nơi phát hiện các chùm ca nhiễm Covid-19, thông qua điều phối của chính phủ, các tổ chức và các nhóm tình nguyện.

    Nghiên cứu của Cục Y học cổ truyền và dược phẩm thay thế, thuộc Bộ Y tế Thái Lan, hồi tháng 4 nói rằng bột xuyên tâm liên có khả năng tiêu diệt và ức chế virus SARS-Cov-2 trong ống nghiệm. 

    Dù vậy, đang có những hiểu nhầm về tác dụng của loại thuốc này khi nhiều người tin rằng uống xuyên tâm liên sẽ giúp phòng ngừa mắc Covid-19, hay cho rằng có thể uống thuốc tùy ý. 

    Nhu cầu mua củ riềng, quả lý gai Ấn Độ hay bồng nga truật (thuộc họ gừng) để chống Covid-19 cũng tăng vọt tại Thái Lan sau khi có những thông tin về các nghiên cứu liên quan. 

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế ngày 26/7 đã thu hồi công văn về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, kèm theo danh mục 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19 (gồm có xuyên tâm liên và 11 sản phẩm khác).

    Báo Lao động tối 26/7 đưa tin, giá thuốc xuyên tâm liên được ghi nhận tăng lên tại nhiều nhà thuốc ở Hà Nội và phải đặt hàng trước.

    PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết dự kiến 1 triệu viên thuốc này sẽ được chuyển vào TP HCM để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.

    Ông Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, người dân không nên tự ý mua thuốc xuyên tâm liên để sử dụng, đặc biệt với mục đích phòng ngừa Covid-19. Chỉ sử dụng thuốc xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam kêu gọi Hội đồng Bảo an thúc đẩy tiếp cận vaccine Covid-19 công bằng

    hiều 26/7 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức tham vấn theo đề nghị của Anh, nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2565 về vaccine ngừa Covid-19 và Nghị quyết 2532 về đại dịch Covid-19.

    Các Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách xây dựng hòa bình và nhân đạo Oscar Fernandez-Taranco và Ramesh Rajasingham tham dự cuộc họp. Hai Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình nhân đạo, kinh tế - xã hội tại các khu vực xung đột, nỗ lực của hệ thống Liên Hợp Quốc trong hỗ trợ phân phối vaccine đến các khu vực xung đột và khủng hoảng nhân đạo, cũng như việc bảo đảm tiêm chủng cho nhân viên các phái bộ.

    Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về biện pháp thực hiện các nghị quyết, tập trung vào bảo đảm phân phối vaccine công bằng tại khu vực xung đột và hỗ trợ chương trình COVAX.

    Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cho rằng đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ nhiều bất bình đẳng giữa các quốc gia, trong đó khoảng cách trong tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 có thể đe dọa nỗ lực xây dựng hòa bình và các thành quả phát triển đã đạt được.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta đang làm "phá sản" kế hoạch thoát khỏi Covid-19 của thế giới như thế nào?

    Biến thể Delta có thể khiến mọi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của thế giới thời gian qua quay về vạch xuất phát nếu không nhanh chóng đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp kiểm soát.

    Làm "phá sản" kế hoạch thoát khỏi Covid-19

    Biến thể Delta đang thay đổi tính toán của các chính phủ trên thế giới, làm dấy lên những lo ngại về việc làm thế nào để có thể nhanh chóng thoát khỏi đại dịch, khoảng cách ngày càng rộng giữa những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine cao và phần còn lại, cũng như sự gia tăng số ca mắc ở các quốc gia trước đó từng kiểm soát được dịch bệnh.

    Khả năng lây nhiễm của biến thể Delta dễ dàng hơn so với các chủng virus ban đầu đã nhanh chóng làm tăng số ca Covid-19, thậm chí ở cả những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh và Israel. Tại những quốc gia này, vaccine đã giúp ngăn chặn các ca bệnh nặng và ca tử vong. Tuy nhiên, tại nhiều nơi thuộc phần còn lại của thế giới, đại dịch khiến ít nhất 200 triệu người mắc bệnh và hơn 4 triệu người tử vong này vẫn đang diễn biến nghiêm trọng.

    Tin tốt là vaccine vẫn có hiệu quả cao trước biến thể Delta trong việc ngăn chặn những ca bệnh nặng và ca tử vong ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Đây là sự xác minh cho những ván cược lớn của các chính phủ đặt cược vào vaccine như một cách đảm bảo nhất để quay lại cuộc sống bình thường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 ở Đông Nam Á cao kỷ lục

    Thái Lan hôm 26-7 ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục, với 15.376 ca trong vòng 24 giờ. Chính phủ nước này đã thắt chặt phong tỏa ở thủ đô Bangkok và 12 tỉnh có nguy cơ cao, đồng thời tạm dừng hầu hết chuyến bay nội địa và mở rộng khu vực giới nghiêm. Ngân hàng trung ương Thái Lan dự báo GDP của đất nước hơn 66 triệu dân này sẽ giảm 2% trong năm nay.

    Trong khi đó, Malaysia trở thành một trong số những nước Đông Nam có tỉ lệ mắc bệnh trên đầu người cao nhất. Bất chấp đã phong tỏa từ đầu tháng 6, tổng số ca mắc của Malaysia đã vượt con số 1 triệu và gần 8.000 người tử vong.

    Có số dân đông nhất khu vực (hơn 270 triệu người), Indonesia cũng là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á. Dù đã có hơn 3,1 triệu trường hợp nhiễm và 83.000 người thiệt mạng, giới chức y tế Indonesia hôm 26-7 cho biết một số hạn chế phòng dịch sẽ được nới lỏng tuần này. 

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CH Séc sẽ tặng 250.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam

    Ngày 26/7, chính phủ CH Séc cho biết đã thông qua kế hoạch tài trợ tới 2,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các quốc gia ở khu vực Balkans, châu Phi và châu Á vào cuối năm 2021 trong đó sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 250.000 liều.

    Chính phủ Séc đã chính thức thông qua kế hoạch phân bổ khoảng 2,4 triệu vaccine ngừa Covid-19 cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc này nằm trong kế hoạch tài trợ 100 triệu liều vaccine cho các nước thứ 3đã được Hội đồng châu Âu và lãnh đạo các nước thành viên EU đồng ý.

    Với tình cảm hữu nghị truyền thống lâu năm, chia sẻ với khó khăn của Việt Nam trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát hiện nay, Thủ tướng Séc Babiš sẽ gửi tặng 250.000 liều vaccine cho Việt Nam để chống dịch Covid-19. Theo dự kiến, 250.000 liều vaccine này sẽ được Séc gửi tặng cho Việt Nam từ nay tới cuối năm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau Detla, chuyên gia Indonesia cảnh báo mối nguy từ biến thể Kappa

    Mặc dù biến thể Delta vẫn đang lan rộng trên toàn Indonesia, khiến các ca mắc Covid-19 tăng đột biến, song các chuyên gia Indonesia cảnh báo về mối nguy đến từ biến thể Kappa, một biến thể kép của virus SARS-CoV-2.

    Ông Pratiwi Sudarmono, nhà vi sinh vật học từ Đại học Indonesia cho biết, Indonesia cần chú ý đến sự lây lan của biến thể Kappa đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào danh sách biến thể đáng lưu ý.

    Ông cho rằng, Indonesia sẽ không thể xử lý sự lây lan của loại virus này và đây sẽ trở thành nguyên nhân bùng phát các làn sóng Covid-19 tăng đột biến khác. Hiện nay, 90% virus ở Indonesia là biến thể Delta. Tuy nhiên ông Pratiwi nhận định, biến thể Kappa có thể sẽ đánh bại biến thể Delta trở thành biến thể chủ yếu ở Indonesia với tốc độ lây lan nhanh hơn và gây tác động xấu hơn tới người bệnh.

    ------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc toàn bộ bài viết:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận hơn 195 triệu ca Covid-19, Đông Nam Á tiếp tục là tâm dịch của châu Á

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 0h00 ngày 27/7, toàn thế giới ghi nhận 195.062.342 ca mắc bệnh COVID-19 và 4.179.149 ca tử vong. Trong khi đó có 176.952.599 đã hồi phục.

     - Ảnh 1.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Đông Nam Á vẫn đang là điểm dịch nóng nhất châu Á mặc dù Indonesia đã ghi nhận xu hướng giảm về số ca mắc mới và tử vong. Ngày 26/7, quốc gia này có 28.228 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 1.487 trường hợp tử vong. 

    Trong khi đó, Malaysia lại có những dấu hiệu đáng quan ngại khi trở thành quốc gia Đông Nam Á có tổng số ca Covid-19 đứng thứ hai, chỉ dưới Indonesia (hơn 1 triệu ca). Malaysia cũng ghi nhận xu hướng tăng về số ca mắc mới và tử vong. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại