Cập nhật lúc

Nga phong tỏa toàn bộ lưu thông biên giới từ ngày 30/3; COVID-19 tấn công lưỡng viện Quốc hội Mỹ

Thống kê của Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, cho thấy tính đến 6h sáng ngày hôm nay (28/3 - theo giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã làm hơn 591.000 người bị lây nhiễm trên toàn thế giới, và gần 27.000 người tử vong.

undefined
45
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nhóm nghiên cứu Vũ Hán: 3-10% bệnh nhân Covid-19 sau khi xuất viện đã dương tính lại với virus nhưng không lây nhiễm cho người khác

    Để làm rõ việc bệnh nhân Covid-19 có bị tái nhiễm virus sau khi xuất viện hay không, các bác sĩ ở Vũ Hán đã tiến hành một số nghiên cứu.

    Giới khoa học toàn cầu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về chủng virus mới gây bệnh Covid-19. Trong đó, mối quan tâm hàng đầu là bệnh nhân sau khi xuất viện có tồn tại nguy cơ lây nhiễm cho người khác hay không. Và liệu họ có phát triển kháng thể để tạo nên khả năng miễn dịch với căn bệnh này?

    Các bác sĩ ở Bệnh viện Đồng Tế, thành phố Vũ Hán cũng tiến hành nghiên cứu đối với 147 bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi. Kết quả, có 5 người dương tính trở lại trong kết quả xét nghiệm axit nucleic, tương đương với 3% số đối tượng nghiên cứu.

    Ngoài ra, nhóm bác sĩ ở Đồng Tế khẳng định với đài CCTV rằng không có bằng chứng cho thấy những bệnh nhân dương tính lại với virus là đối tượng truyền nhiễm - dựa theo quan sát các thành viên trong gia đình họ không bị nhiễm bệnh và theo kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

    Mặc dù phạm vi nghiên cứu tương đối nhỏ (147 người), nhưng kết luận của Bệnh viện Đồng Tế cũng tương xứng với tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đại lục. Dịch đã bùng phát tại đây vào tháng 12/2019, khiến ít nhất 81.000 người mắc bệnh và hơn 3.200 người tử vong. Nhưng hiện giờ, có đến 90% bệnh nhân đã xuất viện. Điều đó cho thấy số người phục hồi cao hơn số người nhiễm mới, vì vậy bác bỏ giả thiết những người xuất viện vẫn còn nguy cơ truyền nhiễm.

    Bên cạnh Bệnh viện Đồng Tế, một nghiên cứu khác cũng được công bố trên tạp chí sức khỏe Life Times (liên kết với tờ Nhân dân Nhật báo), cho biết chỉ 5-10% bệnh nhân Covid-19 đã dương tính lại với virus sau khi xuất viện.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thiếu hụt máy thở, Tổng thống Trump và các bang đấu khẩu

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng cho rằng các bang không cần quá nhiều máy thở như những gì họ yêu cầu chính phủ liên bang cung cấp để đối phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).

    Nhà lãnh đạo Mỹ dường như nhằm đến yêu cầu của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo về 30.000 máy thở trước đó.

    Đáp lại, ông Cuomo hôm 27-3 nhấn mạnh ông hy vọng bang New York không cần đến 30.000 máy thở nhưng yêu cầu trên được đưa ra dựa trên dữ liệu của các chuyên gia. Theo ông Cuomo, các dự báo cho thấy New York sẽ cần số máy thở nói trên trong vòng 2 tuần tới khi dịch bệnh dự kiến đạt đỉnh tại bang này.

    Tính đến ngày 26-3, theo ông Coumo, bang New York đã có thể thu thập được phân nửa số máy thở cần thiết, trong đó chỉ có 4.000 máy đến từ chính phủ liên bang.

    Máy thở đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 vì nó giúp bệnh nhân nặng có thêm thời gian chiến đấu với căn bệnh và hồi phục.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    86 nhân viên Liên hợp quốc mắc COVID-19

    Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric xác nhận 86 nhân viên của tổ chức này đã bị nhiễm COVID-19, phần lớn trong đó là những người đến từ châu Âu và một số ít ở châu Phi, châu Á, Mỹ và Trung Đông.

    LHQ đã chuyển sang làm việc từ xa để ngăn chặn tình trạng virus corona lây lan. Trụ sở LHQ ở New York, với 11.000 lượt nhân viên ra vào hàng ngày, thì ngày 27/3 chỉ còn 140 người làm việc.

    Số lượng nhân viên tại trụ sở Geneva giảm từ 4.000 người còn 70 người trong ngày 27. Trong khi đó, hơn 97% nhân viên LHQ tại Vienna, Áo, đã làm việc từ xa. 99% nhân viên văn phòng LHQ tại Addis Ababa, Ethiopia cũng đã làm việc từ xa. 

    LHQ cũng quyết định hoãn Hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân do tình hình dịch bệnh.

    Trước đó, ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong LHQ được xác định là một nhà ngoại giao Philippines tại New York.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga phong tỏa toàn bộ lưu thông qua biên giới từ ngày 30/3 để ngăn chặn COVID-19

    Sputnik News đưa tin, thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 28/3 ra lệnh, do diễn biến của dịch COVID-19, kể từ ngày 30/3 Nga sẽ hạn chế tạm thời di chuyển quá cảnh tại các cửa khẩu bằng đường bộ, đường sắt,...

    Theo đó, toàn bộ trạm kiểm soát ô tô, đường sắt, người đi bộ và trên sông dọc đường biên giới Liên bang Nga sẽ phong tỏa từ ngày thứ Hai, 30/3. Sắc lệnh của chính phủ Nga cho biết biện pháp này là "tạm thời", nhưng không thông báo thời hạn áp đặt quy định mới cũng như thời điểm tái khởi động lưu thông qua biên giới.

    RT cho hay, gần đây Nga đã thực thi những nỗ lực quy mô lớn nhằm ứng phó với tính chất dễ lây lan của dịch COVID-19. Các biện pháp được áp dụng bao gồm hủy bỏ toàn bộ chuyến bay theo tuyến và chuyến bay thuê bao trong/ngoài nước.

    Ngoài ra, tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố toàn dân Nga được nghỉ 1 tuần hưởng nguyên lương, đồng thời người dân được khuyến cáo ở trong nhà. 

    Các nhà hàng, công viên, rạp chiếu phim, cùng những địa điểm công cộng - ngoại trừ những cơ sở thiết yếu - sẽ phải đóng cửa.

    Tổng số ca nhiễm của Nga tính đến ngày 28/3 là 1.264, với 228 ca được xác nhận mới trong vòng 24 giờ. 7 bệnh nhân đã tử vong ở Nga do nhiễm dịch COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: 15 bang đã được tổng thống Trump phê chuẩn ban bố tình trạng thảm họa

    Đài CNN đưa tin, tính đến lúc nay, Mỹ đã có 15 bang và hai lãnh thổ xác nhận ban bố tình trạng thảm họa, sau khi hai bang Michigan và Massachusetts được tổng thống Donald Trump phê chuẩn ban bố tình trạng này.

    Ngoài hai bang nói trên, các bang khác đã ban bố tình trạng thảm họa gồm: South Carolina, Missouri, Maryland, Illinois, New Jersey, North Carolina, Texas, Florida, Louisiana, Iowa, California, Washington, và New York. Hai lãnh thổ thuộc Mỹ là Guam và Puerto Rico.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh: Số ca tử vong do COVID-19 vượt ngưỡng 1.000

    Báo cáo của Bộ Y tế Anh ngày 28/3 cho hay, tính đến 17h ngày 27/3 (giờ GMT), nước này đã có thêm 260 ca tử vong do dịch COVID-19 so với số liệu một ngày trước đó, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 1.019.

    Tính đến 9h sáng (giờ GMT) ngày 28, Anh có 17.089 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [VIDEO] Dân Ukraine đổ về từ châu Âu ùn ứ tại biên giới trước giờ đóng cửa

    Video người dân Ukraine xếp hàng tại biên giới với Ba Lan (nguồn: RT):

    Sau khi Ukraine thông báo đóng cửa biên giới từ ngày 28/3 để ngăn chặn COVID-19, hàng nghìn người dân nước này làm việc tại châu Âu đã đổ dồn về các khu vực biên giới trở về nước.

    Phóng viên RT (Nga) ghi nhận, hàng dài người nối đuôi nhau chờ đợi tại cửa khẩu biên giới giữa Ukraine và Ba Lan. Người đứng chờ chủ yếu là nam giới, trong đó một số không đeo khẩu trang.

    Cảnh tượng đông đúc tương tự cũng xảy ra tại các cửa khẩu biên giới khác. Hình ảnh này đối lập hoàn toàn với biện pháp "giãn cách xã hội" mà toàn thế giới đang kêu gọi người dân thực hiện.

    Vào 14h ngày 27/3 (giờ địa phương) tại tỉnh Podkarpackie (Ba Lan), có khoảng 3.500 người xếp hàng để chờ qua biên giới. Ước tính thời gian để hoàn tất quá trình cho những người dân Ukraine này qua biên giới lên tới 15 tiếng. Điều đó có nghĩa là một số người có thể mắc kẹt tại đây.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Người Ukraine trở về từ châu Âu ùn ứ tại biên giới trước giờ đóng cửabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đã có 8 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Lào

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải dập bằng được ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai

    Ngày 28/3, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (SARS-CoV-2) đã họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ TT&TT, UBND TP. Hà Nội, BV Bạch Mai và các chuyên gia để triển khai công tác phòng, chống dịch.

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc dập các ổ dịch có tính quyết định khi dịch đã lây lan vào cộng đồng. Chúng ta đã làm tốt với ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), ổ dịch ở Bình Thuận và chuyến bay VN0054…, hiện chúng ta có hai ổ dịch cần đặc biệt lưu ý là ổ dịch ở quán bar Buddah (TPHCM) và ổ dịch tại BV Bạch Mai (Hà Nội).

    BV Bạch Mai là BV tuyến cuối, mỗi ngày có hàng chục nghìn người qua lại và trong những ngày qua UBND TP Hà Nội đã rất chủ động, tích cực, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chỉ đạo BV Bạch Mai thực hiện các biện pháp cần thiết. Tới đây, nhất định chúng ta phải quyết liệt hơn, lên danh sách toàn bộ những người đã đến BV Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay. Tỉnh thành nào có người đến BV Bạch Mai đều phải vào cuộc quyết liệt chứ không chỉ TP. Hà Nội. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được ổ dịch này.

    Dịch COVID-19 tấn công vào Quốc hội Mỹ: Lưỡng viện đều có nghị sĩ dương tính với SARS-Cov-2 - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tập trung lực lượng dập bằng được ổ dịch tại BV Bạch Mai. Ảnh: VGP/Đình Nam

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Dồn lực dập dịch tại Bệnh viện Bạch MaiBáo Chính phủ
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội ra công điện khẩn: Cách ly ngay người từng đến BV Bạch Mai từ 10/3 đến nay

    19h ngày 28/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có công điện khẩn gửi các đơn vị chức năng, quận, huyện..., liên quan đến diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.

    Theo đó, tại Hà Nội, đến 17h ngày 28/3 đã ghi nhận 59 ca mắc Covid-19, số ca mắc có xu hướng tăng trong những ngày gần đây.

    Đăc biệt, tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 18/3 đến nay liên tiếp ghi nhận những ca mắc Covid-19. Trong đó, ngày 28/3, có thêm 6 ca nhiễm mới là nhân viên đưa nước cho các khoa chữa bệnh của BV Bạch Mai. Đồng thời, Bộ Y tế đã xác định, Bệnh viện Bạch Mai là ổ dịch.

    Trước diễn biến ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo một số nội dung, cụ thể:

    Yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường thành lập các tô công tác rà soát toàn bộ các trường hợp (trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 đến nay); bệnh nhân nội trú của BV Bạch Mai đã ra viện, bệnh nhân ngoại trú, đến khám điều trị, người đến thăm, chăm sóc bệnh nhân tại BV Bạch Mai.

    Dịch COVID-19 tấn công vào Quốc hội Mỹ: Lưỡng viện đều có nghị sĩ dương tính với SARS-Cov-2 - Ảnh 1.

    Sinh viên, học sinh thực tập tại Bệnh viện; các y bác sỹ và nhân viên BV Bạch Mai; bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại BV Bạch Mai cư trú hoặc tạm trú tại các xóm trọ trên địa bàn; các đối tượng khác liên quan đến BV Bạch Mai.

    Cùng với đó, lập tức ra quyết định cách ly y tế đối với các đối tượng trên theo quy định. Phối hợp với Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã lấy mẫu bệnh phẩm với các trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của Sở Y tế để gửi CDC Hà Nội xét nghiệm.

    Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội khẩn trương xét nghiệm mẫu bệnh phẩm do Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã gửi đến.

    Công an thành phố chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị chức năng triển khai thực hiện nhiệm vụ trên.

    Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về các trường hợp (trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 đến nay) gồm:

    Bệnh nhân nội trú của bệnh viện Bạch Mai đã ra viện; bệnh nhân ngoại trú đến khám điều trị; người đến thăm, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai; sinh viên, học sinh thực tập tại bệnh viện; các y bác sĩ và nhân viên bệnh viện Bạch Mai; bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai cư trú hoặc tạm trú tại các xóm trọ trên địa bàn; đối tượng khác liên quan đến bệnh viện Bạch Mai, cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố.

    Cùng với đó, lập danh sách người nhà bệnh nhân hiện đang ở trong bệnh viện để chuyển đến khu cách ly tập trung của thành phố theo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 28/3.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Hà Nội ra công điện khẩn: Cách ly ngay người từng đến BV Bạch Mai từ 10/3 đến naysoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: FDA cấp phép bộ kit xét nghiệm COVID-19 cho kết quả dương tính sau 5 phút

    Phòng thí nghiệm Abbot của Mỹ đã ra mắt một thiết bị xét nghiệm cầm tay có thể thông báo kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 5 phút và thông báo kết quả âm tính trong 13 phút.

    Cơ quan Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp giấy phép khẩn cấp cho phòng thí nghiệm trên bắt đầu sản xuất các thiết bị xét nghiệm này để cung cấp cho các cơ sở chăm sóc y tế ngay từ tuần tới. FDA không phê chuẩn hay phủ nhận thiết bị trên, nhưng được quyền cho phép các phòng thí nghiệm và cơ sở chăm sóc y tế sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Thiết bị xét nghiệm trên chỉ có kích cỡ tương đương một lò nướng nhỏ và sử dụng công nghệ phân tử, cho phép thiết bị này được triển khai ở ngoài "4 bức tường của bệnh viện tại các điểm nóng dịch".

    Chủ tịch Abbot Robert Ford khẳng định: "Đại dịch COVID-19 sẽ bị đánh bại trên nhiều mặt trận, và một thiết bị xét nghiệm cầm tay dùng công nghệ phân tử cho kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào loạt giải pháp chẩn đoán cần thiết để tiêu diệt virus". 

    Ông Ford cho biết Abbott đang phối hợp với FEA để gửi bộ thiết bị xét nghiệm này đến các vùng tâm dịch COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Phòng thí nghiệm Mỹ ra mắt thiết bị xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 5 phútbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân Hồng Kông kéo nhau đi tập gym, xem phim trước giờ lệnh đóng cửa tụ điểm giải trí có hiệu lực

    Người dân Hồng Kông ngày hôm nay, 28/3, đã đổ xô đi tận dung "cơ hội cuối cùng" để xem phim tại các rạp chiếu hay tập thể dục ở phòng gym, vài giờ trước khi lệnh cấm các cơ sở giải trí hoạt động - do chính quyền đặc khu ban hành - có hiệu lực từ 18h tối.

    Nhằm siết chặt quản lý thành phố để ứng phó với dịch COVID-19, các rạp chiếu phim, phòng gym, trung tâm thể hình, nhà tắm hơi, cửa hàng game,... cùng các loại hình tụ điểm giải trí khác nằm trong nhóm đối tượng được nhà chức trách yêu cầu đóng cửa trong vòng 14 ngày để bảo đảm thực thi cách ly xã hội.

    Biến pháp cứng rắn mới được đưa ra giữa bối cảnh ngày hôm nay xác nhận thêm 42 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở đặc khu lên 560. Đã có 4 trường hợp tử vong ở Hồng Kông do dịch bệnh này.

    Tại rạp chiếu phim Cinema City nằm trong khu mua sắm ở Causeway Bay, chỉ còn hai bộ phim có suất chiếu sau 15h. Ít nhất ba người được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) phỏng vấn cho biết họ quyết định đi xem phim trước khi lệnh đóng cửa tụ điểm giải trí có hiệu lực.

    Nhân viên rạp chiếu nói rằng tình hình kinh doanh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và mỗi suất chiếu trong tháng này chỉ có khoảng 10 khách xem.

    Dịch COVID-19 tấn công vào Quốc hội Mỹ: Lưỡng viện đều có nghị sĩ dương tính với SARS-Cov-2 - Ảnh 1.

    Người dân Hồng Kông tranh thủ đi tập gym, vài giờ trước khi các cơ sở giải trí phải đóng cửa 2 tuần theo quy định mới của chính quyền đặc khu (Ảnh: Xiaomei Chen)

    Trong khi đó, khoảng 50 người được ghi nhận đến tập thể dục tại một phòng gym gần rạp chiếu nêu trên. Các thành viên được kiểm tra thân nhiệt và phải khai báo lịch sử di chuyển quốc tế trong vòng 2 tuần qua, trước khi được phép vào tập.

    Theo quy định mới, các quán bar và nhà hàng sẽ chỉ được phép hoạt động nửa công suất, và khoảng cách giữa các bàn tối thiểu phải là 1.5m. Ngoài ra, lệnh cấm tập trung theo nhóm trên 4 người cũng sẽ có hiệu lực từ nửa đêm nay (giờ Hồng Kông).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 tấn công Quốc hội Mỹ: Loạt nghị sĩ dương tính với SARS-Cov-2

    Nhiều nhà lập pháp ở cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã bị xác nhận lây nhiễm COVID-19.

    Thượng viện

    Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul cho đến nay đang là thượng nghị sĩ duy nhất xét nghiệm dương tính với virus corona mới. Ông thông báo về kết quả chẩn đoán của mình vào ngày 22/3 vừa qua, với thông báo cho biết "không có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với bất kỳ cá nhân bị nhiễm bệnh nào".

    Thượng nghị sĩ bang Kentucky này khẳng định ông không có triệu chứng nào trước khi xét nghiệm dương tính, song hứng chỉ trích vì vẫn đến nhiệm sở và khu thể dục của Thượng viện trong quá trình chờ kết quả, thay vì tự cách ly.

    Dịch COVID-19 tấn công vào Quốc hội Mỹ: Lưỡng viện đều có nghị sĩ dương tính với SARS-Cov-2 - Ảnh 1.

    (Ảnh: Getty)

    Hạ viện 

    Theo The Hill, ít nhất 4 nhà lập pháp đã được ghi nhận lây nhiễm COVID-19, gồm các hạ nghị sĩ Joe Cunningham và Ben McAdams của đảng Dân chủ, Mario Diaz-Balart và Mike Kelly từ đảng Cộng hòa.

    Nghị sĩ 37 tuổi Cunningham, người trẻ nhất trong số 4 nhà lập pháp nêu trên, thông báo tự cách ly vào ngày 19/3 sau khi xác định có tiếp xúc với một đồng nghiệp ở Hạ viện dương tính với virus corona. Hạ nghị sĩ bang South Carolina nói ông được xét nghiệm sau khi không thể nhìn hay ngửi được - 2 dấu hiệu được các chuyên gia Mỹ cho là có liên quan đến COVID-19.

    Trước đó, Diaz-Balart - 58 tuổi - là nhà lập pháp Mỹ đầu tiên thông báo có tiếp xúc virus, và văn phòng của ông xác nhận nghị sĩ Florida này dương tính với SARS-Cov-2 hôm 18/3.

    Hạ nghị sĩ bang Pennsylvania, ông Mike Kelly, thông báo dương tính với virus corona không lâu sau khi Hạ viện thông qua gói cứu trợ mới nhất 2.000 tỉ USD hôm 27/3.

    Hạ nghị sĩ Dân chủ Ben McAdams của bang Utah bắt đầu có triệu chứng lây nhiễm từ hôm 14/3, sau đó được bác sĩ tư vấn xét nghiệm và thông báo kết quả dương tính trong thông cáo ngày 18/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Bộ Y tế công bố thêm 5 ca bệnh Covid-19 mới, 3 ca có liên quan tới bệnh viện Bạch Mai, tổng 174 ca

    Tới 18h00 chiều nay, đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 174.

    Ca bệnh 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao).

    Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 4 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt.

    Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở).

    Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai.

    Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Ca bệnh 171 (BN171):Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được yêu cầu cách ly tại nhà.

    Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà.

    Ca bệnh 172 (BN 172): nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở.

    Ca bệnh 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độcC, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện.

    Ca bệnh 174 (BN 174):nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha có thêm 832 ca tử vong, 8.819 ca nhiễm COVID-19, tổng số vượt 70.000 ca

    Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 28/3 thông báo, nước này xác nhận thêm 8.189 ca lây nhiễm COVID-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 72.248 trường hợp.

    Số ca tử vong mới xác nhận trong ngày 28 là 832 trường hợp. Tổng số người tử vong ở Tây Ban Nha do COVID-19 là 5.690 người.

    Hiện có 40.630 bệnh nhân đang điều trị trong các cơ sở y tế, và 12.285 người đã được điều trị khỏi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức báo cáo gần 6.300 ca COVID-19 mới, tăng 15% trong 24 giờ

    Thống kê do Viện Robert Koch (RKI), Đức, công bố ngày 28/3 cho thấy nước này ghi nhận 6.294 ca nhiễm mới COVID-19 trong vòng 24 giờ, tăng gần 15%. Như vậy, theo báo cáo chính thức, Đức đã xác nhận tổng cộng 48.582 trường hợp nhiễm bệnh và 325 ca tử vong.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel, hiện trong thời gian tự cách ly, nói rằng các biện pháp cách ly xã hội hiện nay sẽ tiếp tục được duy trì và kêu gọi người dân Đức kiên nhẫn.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel

     

    Tôi muốn đảm bảo với mọi người rằng tôi hiểu rõ những hạn chế trong liên hệ cá nhân là khó khăn như thế nào, và hiện đang xảy ra cho tất cả. Mỗi người và mọi người là mảnh ghép then chốt trong cuộc chiến chống lại virus.

    Theo bà Merkel, tại thời điểm này số ca lây nhiễm ở Đức đang tăng gấp đôi sau mỗi 5.5 ngày. Đây là tiến triển đáng kể so với số ca gấp đôi sau mỗi 2 ngày vào giai đoạn đầu bùng phát dịch. Dù vậy, chu kỳ này cần phải là 10 ngày nếu hệ thống y tế Đức không bị quá tải.

    Thủ tướng Đức cho biết bà hiểu rõ những lo lắng về tình hình kinh tế đất nước. 

    "Không ai dám nói chắc chắn rằng thời gian khó khăn này sẽ kéo dài bao lâu. Tôi buộc phải yêu cầu mọi người kiên nhẫn," bà nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh tiếp tục ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày vì COVID-19

    Con số do Cơ quan Y tế quốc gia Anh công bố vào cuối giờ chiều ngày 27/3 cho thấy, nước Anh đã có thêm 181 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong vòng 24 giờ. 

    Đây tiếp tục là số tử vong lớn nhất trong ngày tại Anh từ trước đến nay và nước này hiện đã có tổng cộng 759 bệnh nhân thiệt mạng trên tổng số 14.579 ca nhiễm bệnh được thống kê chính thức.

    Tuy nhiên, hai thông tin được dư luận Anh quan tâm nhất trong ngày là các quan chức cấp cao hàng đầu nước Anh cũng đã nhiễm bệnh. Sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố mình nhiễm virus Sars-CoV-2 trong sáng ngày 27/3, đến chiều cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cũng thông tin cho biết ông dương tính với virus Sars-CoV-2.

    Việc các nhân vật quan trọng nhất trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 tại Anh là Thủ tướng, Bộ trưởng Y tế và cách đây 2 tuần là Thứ trưởng Y tế Nadine Dorries cùng nhiễm virus Sars-CoV-2 đang gây nên rất nhiều lo ngại trong dư luận nước này. 

    Thông báo tin tức qua một đoạn video phát trên blog Twitter của mình, ông Matt Hancock cho biết mình chỉ có các triệu chứng rất nhẹ và vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh để làm việc từ xa. Cố vấn trưởng Y tế của chính phủ Anh, Chris Whitty cũng cho biết đang tự cách ly do lo ngại nhiễm bệnh.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội các Anh, Michael Gove tuyên bố, điều này càng cho thấy là toàn bộ người dân Anh phải cảnh giác cao độ: "Việc cả Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế đều nhiễm virus nhắc nhở chúng ta rằng virus không phân biệt một ai. Tất cả đều có nguy cơ nhiễm bệnh và vì thế việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội càng vô cùng quan trọng".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York: Mặc kệ lệnh cấm tập trung đông người, dân xúm lại xem thi thể ở công viên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Hà Kim Ngọc nói về việc một số thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt vừa thăm Việt Nam dương tính với SARS-Cov-2

    Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đã thông tin cho báo chí tình hình bảo hộ công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ và hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, để cùng ứng phó đại dịch COVID-19.

    Về vấn đề triển khai công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ tong tình hình dịch COVID-19 ngày càng lan rộng, Đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết: Do dịch bệnh tại Hoa Kỳ diễn biến phức tạp và với các quy định mới của ta và các nước trong khu vực về xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng không, một bộ phận khá đông công dân Việt Nam, nhất là du học sinh, liên tục liên hệ với Đại sứ quán hỏi thông tin và cách thức trở về Việt Nam.

    Để ổn định tình hình, Đại sứ quán đã phối hợp với các Tổng Lãnh sự quán ta tại Houston và San Francisco và Phái đoàn ta tại New York nhanh chóng triển khai vận động học sinh, sinh viên Việt Nam yên tâm ở lại, tránh nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển và tránh gây quá tải ở trong nước. Đồng thời, Đại sứ quán đã triển khai một số biện pháp cụ thể để hỗ trợ công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ.

    Về thông tin một số thủy thủ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ vừa thăm Việt Nam xét nghiệm dương tính với virus corona, Đại sứ Hà Kim Ngọc nói rằng: Liên quan đến công tác đón tàu sân bay Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng từ ngày 5-9/3, Đại sứ quán đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước và sở tại bảo đảm tổ chức chuyến thăm thành công nhằm thiết thực kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 – 2020).

    Trước khi tàu sân bay Theodore Roosevelt vào thăm Việt Nam, Đại sứ quán đã trao đổi, đề xuất các cơ quan trong nước phối hợp với các đối tác Hoa Kỳ về các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn, các quan chức Hoa Kỳ cũng như người dân và quan chức Việt Nam tham gia các hoạt động giao lưu.

    COVID-19: Hình ảnh không khí châu Âu thay da đổi thịt đáng kinh ngạc sau khi dịch bệnh bùng phát - Ảnh 2.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc và tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: vietnamembassy-usa.org)

    Khi tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng Đà Nẵng, các cơ quan chức năng Việt Nam và Hoa Kỳ đã nghiêm túc phối hợp triển khai các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 như giám sát y tế đối với các thủy thủ đoàn, thực hiện khử trùng các địa điểm lưu trú của phái đoàn Hoa Kỳ, các địa điểm diễn ra các hoạt động trao đổi nghiệp vụ và giao lưu... 

    Phía Hoa Kỳ hợp tác, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Việt Nam đối với công tác ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 trong suốt thời gian ở thăm. Chuyến thăm đã diễn ra tốt đẹp, góp phần làm sâu sắc quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ và đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha ghi nhận tỉ lệ nhân viên y tế mắc COVID-19 nhiều kỷ lục: Hơn 14%

    Tính đến sáng 28/3, Bộ Y tế Tây Ban Nha ghi nhận thêm 1.660 trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2 và 280 người tử vong so với số liệu được công bố vào tối qua.

    Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 được ghi nhận tại Tây Ban Nha đã lên tới 65.719, trong đó có 5.138 ca tử vong. 

    Trong số các ca mắc Covid-19 tại nước này, có đến gần 9.500 trường hợp là các nhân viên y tế, chiếm tỉ lệ hơn 14.55% tổng số ca nhiễm. Tây Ban Nha cũng đang là quốc gia có số lượng nhân viên y tế mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" cùng ông Trump sau khi dương tính với virus corona

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     

    Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở.

     "Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

    Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác," ông Trump nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình ảnh thể hiện ô nhiễm không khí giảm đáng kể tại châu Âu sau khi COVID-19 bùng phát

    Người dân nhiều quốc gia châu Âu đang phải sống trong những điều kiện hạn chế nghiêm ngặt, mắc kẹt trong nhà nhiều ngày trời, kinh tế ngưng trệ bên cạnh mong muốn dịch bệnh COVID-19 sớm qua đi.

    Mặt khác, đài CNN cho hay, không khí ở châu Âu trở nên trong sạch hơn sau một thời gian rất dài.

    Sự sụt giảm lưu lượng giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không cùng hầu hết hoạt động kinh doanh sản xuất đã làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố then chốt - thể hiện trong hình ảnh mới được European Space Agency công bố. 

    Ô nhiễm không khí giảm rõ rệt tại châu Âu sau khi COVID-19 bùng phát

    Hiệu ứng tương tự cũng diễn ra ở Trung Quốc và Mỹ, những quốc gia có nền kinh tế xã hội bị đình trệ do dịch bệnh ảnh hưởng. 

    Theo CNN, tác động của những quy định hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là đáng kinh ngạc. Tại nhiều nơi ở châu Âu, mức độ chất ô nhiễm độc hại trong không khí đã bị giảm một nửa.

    Dù hiệu quả ngắn hạn của chính sách hạn chế tại các nước là tích cực, song các chuyên gia môi trường cảnh báo đây không phải là giải pháp lâu dài cho tình trạng ô nhiễm không khí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc: Số ca hồi phục lần đầu vượt số ca nhiễm COVID-19 đang điều trị

    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính đến hôm nay 28/3, Hàn Quốc đã có hơn 4.800 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi và dỡ bỏ cách ly, so với 4.500 người vẫn đang được điều trị cách ly.

    Đây là lần đầu tiên tại Hàn Quốc, số ca điều trị khỏi nhiều hơn số ca bệnh đang điều trị, tính từ ngày 20/1 - khi ca lây nhiễm đầu tiên được xác nhận ở nước này.

    "Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, song tỉ lệ hồi phục 50% là một thành tích nhỏ mà toàn xã hội chúng ta nên ăn mừng cùng với nhau," ông Yoon Tae Ho - giám đốc chính sách y tế công tại Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý do Thụy Sĩ "bình chân như vại" giữa khủng hoảng COVID-19

    Trong tuần, người tiêu dùng châu Âu “càn quét” các kệ hàng siêu thị để mua mỳ ống, thực phẩm đóng hộp, giấy vệ sinh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng virus corona đã đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng phong tỏa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và mua sắm hoảng loạn. Ở Zurich, Thụy Sĩ, tình hình lại trái ngược, siêu thị “khan hiếm” khách hàng.

    Tính đến tối 26/3, Thụy Sĩ có 10.714 ca nhiễm Covid-19 và 161 trường hợp tử vong vì chủng virus corona mới này. Tính theo đầu người, Thụy Sĩ có trung bình 1.365 ca nhiễm/triệu dân, cao hơn cả Italia, 1.333 ca nhiễm/triệu dân, do vị trí gần "tâm dịch của châu Âu" Lombardy, miền bắc Italia. Tuy nhiên, dù chính phủ Thụy Sĩ có nguy cơ đóng cửa, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng ở nước này chỉ ở mức tối thiểu.

    COVID-19: Đội ngũ y tế thiếu trầm trọng, hàng nghìn điều dưỡng ở Mỹ vẫn không thể chống dịch vì... chưa có bằng - Ảnh 1.

    Hình ảnh trong một siêu thị ở Thụy Sĩ ngày 18/3/2020, với hàng hóa đầy đủ và không có tình trạng người dân đổ xô đi tích trữ

    Thụy Sĩ là một trong những kho dự trữ chiến lược lớn nhất thế giới với lượng hàng hóa, thực phẩm dự phòng đủ dùng trong 3 – 6 tháng.

    Năm 2019, Thụy Sĩ có dân số 8,5 triệu người, tích trữ 63.000 tấn đường, 160.000 tấn bột mỳ trắng làm bánh mỳ, 33.700 tấn dầu ăn (20% số này dùng cho mayonnaise và nước chấm salad) và gần 400.000 tấn thức ăn chuyên dụng cho ngành sữa. Ngoài ra, chính phủ nước này còn chú ý đến cả nguồn cung vật tư y tế.

    "Có một số thách thức về logistics do nhu cầu tăng cao đột biến", Werner Meier, trưởng Văn phòng Cung ứng Kinh tế Quốc gia (BWL), cơ quan điều phối các kho dự trữ của Thụy Sĩ với lĩnh vực tư nhân, nói. "Nhưng hiện nay, Thụy Sĩ đủ nguồn cung thực phẩm và thuốc men".

    Lịch sử và vị trí địa lý đã ăn sâu vào tư duy chiến lược của Thụy Sĩ trong vấn đề chuỗi cung ứng suốt hàng chục năm qua, theo ông Meier.

    "Thụy Sĩ phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, khoảng 40 – 50% thực phẩm là ngoại nhập, do đó, duy trì dự trữ một số hàng hóa nhất định là biện pháp đề phòng rất quan trọng". Hệ thống trên đã được thiết kế trong trường hợp thị trường đình trệ vì một cuộc khủng hoảng bất ngờ như đại dịch Covid-19.

    Thụy Sĩ không chỉ dự trữ mặt hàng thiết yếu.

    Tháng 11/2019, sự phản đối mạnh mẽ từ người dân khiến Thụy Sĩ phải dừng kế hoạch tích trữ cà phê. Các nhà kỹ trị lập luận rằng việc không chứa calo đồng nghĩa mặt hàng này "không thiết yếu". Thất bại trong kế hoạch đồng nghĩa Thụy Sĩ hiện chỉ còn 15.000 tấn hạt cà phê trong kho để sử dụng qua thời dịch Covid-19 nếu không thể nhập khẩu cà phê hoặc cà phê trong các kho thương mại hết.

    Ngoài nguồn cung đầy đủ, chính phủ Thụy Sĩ còn thường xuyên triển khai các chiến dịch truyền thông, khuyên người dân cách dự trữ hiệu quả cho hộ gia đình. Niềm tin của công chúng vào năng lực chính phủ cao, rất ít người cảm thấy phải hoảng loạn mua hàng hóa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thống đốc ở Mexico: Người nghèo miễn dịch với virus corona!

    Hôm 26/3, ông Luis Miguel Barbosa, Thống đốc bang Puebla của Mexico, phát biểu với các phóng viên rằng "người nghèo miễn dịch với" virus corona.

    Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên YouTube và Facebook, ông Miguel Barbosa đã đưa ra một câu hỏi với các phóng viên về những đối tượng nhiễm bệnh ở thời điểm này. 

     

    Phần lớn người nhiễm đều là những người giàu có, bạn biết đấy. Nếu bạn giàu thì bạn sẽ gặp nguy cơ, còn nếu bạn nghèo, không, thực ra chúng ta đều nghèo, thì chúng ta miễn dịch.

    Ông Luis Miguel Barbosa - Thống đốc bang Puebla, Mexico

     Ngoài ra, ông Barbosa cũng lưu ý rằng những trường hợp nhiễm bệnh gần đây đều có mối liên hệ giữa sự giàu có và hoạt động du lịch. Trong số 585 ca nhiễm đến nay đã được xác nhận tại Mexico, có khoảng 75% liên quan đến những việc di chuyển ra nước ngoài, theo thống kê y tế liên bang.

    Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến những đối tượng khác nhau do địa vị kinh tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cái chết của cô gái trẻ nhiễm virus corona và lời cảnh tỉnh cho toàn nước Pháp

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hạ viện Mỹ phê chuẩn, ông Trump ký thông qua gói cứu trợ 2.000 tỉ USD

    Hạ viện Mỹ ngày 27/3 (giờ miền Đông) đã bỏ phiếu thông qua gói kích thích kinh tế lịch sử 2.200 tỉ USD và Tổng thống Donald Trump nhanh chóng ký thành luật.

    Đạo luật này bao gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không. 

    Theo gói cứu trợ, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm 600 USD/tuần và những người trước đó không đủ điều kiện được hỗ trợ như những người tự làm chủ cũng sẽ được nhận trợ cấp.

    Trong khuôn khổ gói cứu trợ này, mỗi người Mỹ trung lưu và thu nhập thấp sẽ được nhận một tấm séc trị giá 1.200 USD, một cặp vợ chồng được hỗ trợ 2.400 USD, người có con nhỏ sẽ được nhận thêm 500 USD cho mỗi người con dưới 17 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế lao đao vì COVID-19, Canada nâng mức trợ cấp tiền lương lên đến 75% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) tiếp tục diễn biến phức tạp tại Canada và trên thế giới, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã tuyên bố rằng chính phủ nước này sẽ nâng mức trợ cấp tiền lương tạm thời lên đến 75% đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng Global News đưa tin.

    Trong tuyên bố tuần trước, Thủ tướng Trudeau đã xác nhận việc chính phủ Canada sẽ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một khoản trợ cấp tương đương 10% lương trả cho nhân viên trong vòng 3 tháng, tuy nhiên khi trả lời báo giới hôm 27/3 vừa qua, nhà lãnh đạo này đã thừa nhận khoản tiền trên "không đủ".

    "Chúng tôi cần làm nhiều hơn - nhiều hơn thế nữa - do đó chúng tôi đã quyết định nâng mức trợ cấp lên đến 75% đối với các doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ" - ông Trudeau nói. "Điều này có nghĩa là người lao động sẽ tiếp tục được trả lương, dù chủ doanh nghiệp buộc phải cắt giảm hoặc tạm thời ngừng đóng cửa công ty/cơ sở kinh doanh của họ".

    Được biết, khoản trợ cấp này được tính từ ngày 15/3.

    COVID-19: Đội ngũ y tế thiếu trầm trọng, hàng nghìn điều dưỡng ở Mỹ vẫn không thể chống dịch vì... chưa có bằng - Ảnh 1.

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Toronto Star

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Kinh tế lao đao vì COVID-19, Canada nâng mức trợ cấp tiền lương lên đến 75% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Bộ Y tế kêu gọi người dân hợp tác chống dịch COVID-19

    Ngay sau khi phát hiện ra 4 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, bao gồm 2 nữ điều dưỡng (BN86, BN87) tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, 2 bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần kinh (BN), Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm hơn 5.000 nhân viên y tế, bệnh nhân và người lao động trong bệnh viện.

    Kết quả phát hiện 2 mẫu dương tính với SARS-COV-2. Đó là hai nhân viên đưa nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp xuất ăn và nước sôi cho bệnh viện (BN168, BN169).

    Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành cách ly toàn bộ bệnh viện. Hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hai nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh có kết quả dương tính với SARS-COV-2 đã được cách ly theo dõi sức khỏe.

    Nhận định nguồn lây tại bệnh viện từ nhiều nguồn (từ người nhà bệnh nhân, người đến khám chữa bệnh viện). Hiện các nhân viên của bệnh viện Bạch Mai đã được xét nghiệm và không có trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2 (ngoại trừ 2 trường hợp Bộ Y tế đã thông báo). 

    Để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, Bộ Y tế đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã khám chữa bệnh, thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong thời gian từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

     - Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

    - Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn ). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

    - Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú rong vòng 14 ngày.

    Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo quy định và thực hiện việc sàng lọc với một số bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.

    Bộ Y tế kêu gọi chính quyền các địa phương và nhân dân thực hiện nghiêm những biện pháp mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 được áp dụng từ 0h ngày 28/03/2020, đặc biệt người dân chỉ đi ra ngoài khi có việc thực sự cần thiết; khi ra ngoài cần luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2m với người gần nhất.

    Bộ Y tế kêu gọi đồng bào và các bộ, ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay phối hợp với ngành y tế đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Cơ sở thi lấy bằng giảm hoạt động vì COVID-19, 10.000 điều dưỡng không thể chống dịch vì... không có bằng

    Bất chấp tình trạng báo động thiếu hụt đội ngũ điều dưỡng cùng các nguồn lực tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, có ít nhất 10.000 sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp tại California có thể không được tham gia cuộc chiến chống dịch COVID-19 bởi quy định của bang chưa cho phép họ hành nghề.

    Bang California đòi hỏi điều dưỡng phải vượt qua kỳ thi do Hội đồng Điều dưỡng Quốc gia (National Council of State Boards of Nursing – NCSBN) tổ chức. Tuy nhiên, một vài sinh viên tốt nghiệp nói với CNN rằng họ gặp khó khăn trong việc xác định ngày thi, bởi các cơ sở kiểm tra đã cắt giảm quy mô hoạt động trước lo ngại về dịch COVID-19.

    "Chúng tôi đang mắc kẹt tại nhà cùng những kỹ năng mà lẽ ra có thể là đáng giá đối với bất kỳ ai trong các bệnh viện tại California," sinh viên điều dưỡng Đại học Stanbridge Danielle Kaplan trả lời CNN.

    Kaplan đã đăng một thỉnh nguyện thư gửi thống đốc bang California Gavin Newsom và Hội đồng Điều dưỡng California, kêu gọi cân nhắc nới lỏng quy định để cho phép các sinh viên mới tốt nghiệp tham gia ứng phó làn sóng bệnh nhân COVID-19 gia tăng. Đến tối ngày 27/3 (giờ miền Đông), thỉnh nguyện thư này đã thu thập được hơn 1.500 chữ ký.

    Thống đốc Newsom cho biết, "Chúng tôi đã tiến hành quy trình nhằm mở rộng khả năng cấp phép [cho điều dưỡng] nhằm đáp ứng tình hình hiện nay."

    Các quan chức Cơ quan Y tế và dịch vụ nhân sinh bang California đang làm việc tích cực để tìm ra giải pháp xử lý tình hình dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có hơn 2.100 ca nhiễm COVID-19, Ireland ban bố phong tỏa toàn quốc

    Vào rạng sáng nay, 28/3 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Ireland Taoiseach Leo Varadkar tuyên bố đất nước bước vào giai đoạn phong tỏa toàn quốc kéo dài đến lễ Phục sinh (12/4) nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19. 

    Theo thông báo, "toàn bộ người dân sẽ phải ở yên trong nhà trong mọi tình huống". 

    Thủ tướng Varadkar nhấn mạnh chỉ những lao động thiết yếu, bao gồm nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe mới được di chuyển đến chỗ làm việc. Ireland hiện có 2.121 ca nhiễm bệnh, 22 ca tử vong. 

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 28/3: Thế giới gần 27.000 người tử vong, Mỹ vượt ngưỡng 100.000 ca nhiễmbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    80% hàng viện trợ COVID-19 gửi Italy bị nói "vô dụng", kém hơn Trung Quốc, Nga giận dữ phản ứng

    Đại sứ quán Nga tại Italy ngày 27/3 gửi thư đến báo La Stampa (Italy), chỉ trích nhà báo Jacopo Iacoboni về báo cáo gần đây liên quan đến lô hàng viện trợ chống COVID-19 do Nga gửi đến Italy.

     

    Nhà báo đó (chỉ Iacoboni), trích dẫn 'những nguồn tin chính trị cấp cao', đã khẳng định rằng 80% số hàng hóa mà Nga hỗ trợ Italy được cho là không cần thiết và vô dụng. Tất nhiên, chúng tôi không biết được nguồn tin mà tác giả đề cập, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những tuyên bố công khai và được biết đến rộng rãi của giới chức Italy.

    Đại sứ Nga tại Rome Sergei Razov

     

    La Stampa, được thành lập năm 1867, là một trong những tờ báo uy tín và lâu đời nhất tại Italy.

    Trong bài báo đăng tải hôm thứ Tư, 25/3, ông Jacopo Iacoboni dẫn các nguồn tin cấp cao ẩn danh, nói rằng 80% hàng hóa viện trợ của Nga - gồm các vật tư đặc biệt, hệ thống khử trùng và phòng xét nghiệm - không hữu dụng bằng các lô máy thở và khẩu trang mà Trung Quốc gửi đến Italy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    G20 sẽ bơm ra 5.000 tỷ USD cứu kinh tế toàn cầu khỏi thiệt hại do COVID-19

    Các nước G20 ngày 26/3 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong ứng phó dịch COVID-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tham gia sự kiện này trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.

    Một điểm đáng chú ý tại Hội nghị là nhóm G20 đã quyết định bơm ra 5.000 tỷ USD nhằm hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo tin từ Reuters. Khoản tiền này nhằm vào mục tiêu hạn chế tình trạng mất việc và giảm thu nhập do Coronavirus.

    G20 cũng cam kết làm bất cứ những điều gì cần thiết cùng với Tổ chức WHO và các tổ chức quốc tế khác để vượt qua đại dịch. G20 cũng cam kết sẽ đảm bảo duy trì dòng chảy cung cấp các thiết bị y tế, hàng hoá thiết yếu và giải quyết sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn bộ ca bệnh COVID-19 mới từ nguồn "lây nhiễm ngược", Trung Quốc áp quy định nhập cảnh ngặt nghèo chưa từng thấy

    Báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia (Trung Quốc) cho biết, 31 tỉnh thành Trung Quốc Đại lục ngày 27/3 xác nhận thêm 54 ca nhiễm mới COVID-19, nâng số bệnh nhân đang được điều trị lên 3.128 ca (trong tổng số 81.349 trường hợp xác nhận lây nhiễm kể từ khi dịch bùng phát).

    Đáng chú ý, toàn bộ ca nhiễm mới là những người nhập cảnh vào Đại lục từ các chuyến bay quốc tế. 

    Từ ngày hôm nay, 28/3, Trung Quốc đã áp đặt quy định quản lý ngặt nghèo nhất nhằm kiểm soát nguồn lây nhiễm nói trên, bằng cách cấm nhập cảnh đối với hầu hết công dân nước ngoài - bao gồm những người đã có thị thực Trung Quốc hay giấy phép cư trú trước đó. Chỉ người nước ngoài được cấp thị thực sau ngày 26/3 mới được cho phép nhập cảnh.

    Trong khi tình trạng lây nhiễm trong nước được kiểm soát đáng kể, Trung Quốc đã báo cáo đến 649 ca lây nhiễm từ nguồn nhập cảnh trong những ngày qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ổ dịch đầu tiên của NATO tại Litva

    Ngày 27/3, nhiều quốc gia tham gia sứ mệnh tăng cường sự hiện diện quân sự của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại các nước tiền đồn (vùng Baltic và Ba Lan), đã thông báo về những trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong binh sĩ của họ ở Litva. 

    Hà Lan cho biết một số quân nhân của nước này đóng tại Litva đã mắc COVID-19. Trong khi đó, Đức, quốc gia chỉ huy tiểu đoàn này, thông báo có 66 trường hợp nghi mắc COVID-19. 

    Tiểu đoàn đầu tiên của NATO xuất hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 có quân số 1.200 binh sĩ, với nhiều quốc tịch khác nhau như Croatia, Na Uy, CH Séc, Luxembourg, Hà Lan và Đức.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ổ dịch COVID-19 đầu tiên của NATO tại Litvabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ chính trị Trung Quốc xác nhận sức ép do ca nhiễm COVID-19 từ nước ngoài gia tăng và thách thức kinh tế mới

    Theo Tân Hoa Xã, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 27/3 đã tiến hành cuộc họp phân tích về cách thức ứng phó với đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì phiên họp.

    Tại cuộc họp, Bộ chính trị Trung Quốc công bố một số quyết định mới về các biện pháp ứng phó với dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, cuộc họp cũng xem xét hai báo cáo về xóa đói giảm nghèo.

    Tuyên bố đưa ra sau cuộc họp nêu, Trung Quốc đã ghi nhận nhiều chuyển biến lớn trong nỗ lực  kiểm soát dịch bệnh và kinh tế trong nước và ở nước ngoài. Diễn biến dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu đang tác động nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại của thế giới. 

    Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang chịu áp lực gia tăng từ các ca nhiễm mới từ nước ngoài cũng như những thách thức mới trong phát triển kinh tế, đặc biệt là khôi phục của chuỗi sản xuất hàng hóa cung ứng.

    COVID-19: Quân đội Nga triển khai 4.000 lính trực chiến 24/7; Ca nhiễm ở Mỹ tăng kỷ lục vượt 100.000 - Ảnh 1.

    Ông Tập Cận Bình thị sát bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AP)

    Ban lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản trước mắt là tập trung ứng phó với dịch COVID-19, duy trì xu hướng tích cực hiện nay trong khống chế dịch bệnh. Các khu vực chịu tác động của dịch bệnh cần duy trì các biện pháp kiểm soát, điều trị tích cực cho các bệnh nhân, tiến hành đồng thời với các biện pháp khôi phục cuộc sống thường nhật cho người dân. Các khu vực có nguy cơ thấp cần cảnh giác, thường xuyên kiểm tra y tế để nhanh chóng phát hiện và xử lý các ca nhiễm mới, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Với công dân Trung Quốc ở nước ngoài, Bộ Chính trị Trung Quốc kêu gọi người dân cẩn trọng theo dõi và phân tích diễn biến của dịch bệnh tại nước sở tại, nhanh chóng xác định và kiểm soát mọi nguy cơ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ 0h ngày 28/3, đây là những gì bạn cần biết để chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quân đội Nga chống đại dịch COVID-19: 4.000 binh sĩ trực chiến 24/24 giờ

    Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai khoảng 4.000 binh sĩ trực chiến 24/7 đồng thời tiến hành những bước đi cụ thể để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19.

    Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh trong khoảng thời gian từ 25 - 28/3 phải kiểm tra khả năng sẵn sàng của quân đội trong việc đối phó với kịch bản lây nhiễm trên diện rộng. Tuần qua, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Nga đã tăng gấp 4 lần, vượt mốc 1.000 ca, tính tới thời điểm ngày thứ Sáu (27/3).

    Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, Quân đội Nga đã lập kế hoạch xây dựng 16 trung tâm y tế điều trị bệnh truyền nhiễm mới trên khắp đất nước, từ vùng lãnh thổ Kaliningrad phía Tây tới cảng Petropavlovsk - Kamchatsky ở Thái Bình Dương.

    Thời gian hoàn thành là trước ngày 15/5 và Chính phủ Nga cũng đã cam kết giải ngân 8,8 tỷ Rúp (140,5 triệu USD) cho công tác xây dựng.

    COVID-19: Quân đội Nga triển khai 4.000 lính trực chiến 24/7; Ca nhiễm ở Mỹ tăng kỷ lục vượt 100.000 - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin mặc đồ bảo hộ khi thăm bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở ngoại ô Moskva, ngày 24/03/2020 (Ảnh: Sputnik)

    Quân đội Nga đã thành lập 4 đơn vị đặc biệt gồm các nhân viên y tế, kỹ thuật, quân cảnh, hàng không vũ trụ, phòng không, xe tăng cùng các binh lính hậu cần, lục quân và các lực lượng phòng hóa, sinh học, hoạt nhân. Các đơn vị này bao gồm hơn 1.000 quân nhân và hơn 200 thiết bị tiên tiến.

    Các đơn vị quân sự Nga đã tiến hành các cuộc tập luyện phòng chống đại dịch trên địa bàn 7 quân khu. Tại quân khu phía Tây, Quân cảnh Nga đã sử dụng máy bay không người lái để thực hiện các biện pháp kiểm dịch, các đơn vị bảo vệ xác định tâm dịch theo kịch bản mô phỏng còn lực lượng công binh tập luyện làm sạch nước và đất.

    Tại Quân khu Trung tâm, các đơn vị cũng thực hành huấn luyện ở 4 thao trường được chỉ định làm khu vực cách ly theo kịch bản dự kiến.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người nhiễm, tử vong vì COVID-19 tại Tây Ban Nha tăng kỷ lục trong 1 ngày

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người tị nạn Idlib, Syria tay không trước cơn "sóng thần" COVID-19

    Gia đình Fatima đã nhiều lần thoát chết trong 9 năm nội chiến, nhưng họ không thể chạy trốn khỏi đại dịch toàn cầu. 

    COVID-19 đang hướng tới tỉnh Idlib như một "cơn sóng thần di chuyển chậm", theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới.

    Tất cả những gì Fatima Um Ali cần để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đều nằm ngoài khả năng của cô. Không có nước máy, xà phòng thì đắt, còn nước khử trùng tay là một thứ xa xỉ không thể chối cãi. Fatima thậm chí không thể tưởng tượng sẽ "giãn cách xã hội" thế nào khi cả gia đình 16 người của cô sống trong 3 túp lều của một trại tị nạn tạm bợ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

    "Chúng tôi sẽ cố gắng giữ sạch trong khả năng hạn chế của mình. Tất cả những chất khử trùng, làm sạch mà các bạn đang nói đến, chúng tôi không thể có được", Fatima nói với phóng viên CNN.

    Nơi gia đình Fatima nương náu là một trong nhiều trại tị nạn mọc lúp xúp trên các cánh đồng, những vườn ô liu hay những ngọn đồi thoai thoải ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phiến quân Syria. Hầu hết trẻ em ở đây đều bị sổ mũi do điều kiện sống khắc nghiệt.

    Gia đình họ đã nhiều lần thoát chết trong suốt cuộc xung đột kéo dài 9 năm ở Syria. Họ chạy trốn khỏi các cuộc tấn công ở tỉnh Hama khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2011, rồi cứ thế di chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác khi chiến tranh kéo dài.

    Nhưng họ không thể chạy trốn khỏi đại dịch toàn cầu. COVID-19 đang hướng tới tỉnh Idlib bị chiến tranh tàn phá như một "cơn sóng thần di chuyển chậm", theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, và có thể cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng.

    COVID-19: Ca nhiễm ở Mỹ tăng kỷ lục vượt 100.000, ông Trump kích hoạt luật buộc General Motors sản xuất máy thở - Ảnh 2.

    Thoát chết trong cuộc chiến, nhưng khi hầu như không có nước sạch hay bất kỳ dụng cụ vệ sinh nào, gia đình Fatima sẽ chật vật để thoát khỏi virus SARS-CoV-2. Ảnh: CNN

    3 triệu người dân của tỉnh Idlib, vốn đã oằn mình trong tình cảnh thiếu thực phẩm, thuốc men, giờ đang được coi là một trong những cộng đồng không được phòng vệ nhất trên thế giới trước COVID-19.

    Các cơ sở y tế ở Idlib bị phá hủy nhiều trong các cuộc không kích suốt những năm qua. Các bác sĩ đã quá căng thẳng và giường bệnh thì thiếu. Chiến dịch tấn công phiến quân của quân đội chính phủ Syria và Không quân Nga, từ tháng 12/2019 càng gây thêm áp lực đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe. 

    Làn sóng tấn công mới nhất đã khiến gần 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, lao vào dòng người đang nhồi nhét ở các trại tị nạn ngổn ngang, thiếu thốn và mất vệ sinh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Bộ Y tế công bố 6 ca nhiễm COVID-19 mới, 2 người là nhân viên cung cấp nước sôi tại BV Bạch Mai, tổng số 169 ca

    6 giờ 30 sáng ngày 28/3, Bộ Y tế đã công bố thêm 6 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 169 trường hợp.

    Ca bệnh 164: (BN164): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở Rạch Giá, Kiên Giang. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, về Việt Nam ngày 23/03/2020 trên chuyến bay mang số hiệu VN0054 của Vietnam Airlines (ghế 22K), nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn.

    Bệnh nhân được chuyển về khu cách ly Trung đoàn 855, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/03/2020. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 165 (BN165): Bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội. Bệnh nhân từ Anh về Việt Nam ngày 23/03/2020 trên chuyến bay mang số hiệu VN0054 của Vietnam Airlines (ghế 41C), nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn.

    Bệnh nhân được chuyển về khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/03/2020. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 166 (BN166): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Đông Phú, Lục Nam, Bắc Giang. Bệnh nhân sống tại Thái Lan, về Việt Nam ngày 20/03/2020 trên chuyến bay mang số hiệu TG564 của Thai Airways (ghế 40B).

    Bệnh nhân được chuyển về khu cách ly Sư đoàn 241, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/03/2020. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 167 (BN167): Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, quốc tịch Đan Mạch, lưu trú tại khách sạn ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh nhân là khách du lịch đi cùng bạn 22 tuổi. Ngày 7/3/2020 bệnh nhân và bạn đến Hà Nội trên chuyến bay số hiệu QR0976 (ghế 37K và 37J), nhập cảnh tại sân bay Nội Bài ngày 08/3/2020. Sau đó bệnh nhân lưu trú tại khách sạn trên phố Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm từ ngày 09/03/2020 đến 12/03/2020.

    Ngày 12/3/2020 bệnh nhân đi xe giường nằm của hãng Ngọc Sơn đến thành phố Hà Giang và lưu lại đây đến 15/03/2020. Bệnh nhân ở tại khách sạn Jasmine - Phương Thiện. Về lại Hà Nội bệnh nhân ở khách sạn Kingly, số 8 Lý Thái Tổ. Ngày 17/3, bệnh nhân di chuyển từ Hà Nội vào Huế bằng xe giường nằm. Tại Huế, bệnh nhân và bạn lưu trú khách sạn Sunshine 3, số 10 Võ Thị Sáu đến 19/03/2020, sau đó đi Hội An và lưu trú tại khách sạn Backpacker, 250 Cửa Đại từ ngày 19/03/2020 đến 23/03/2020.

    Ngày 23/3/2020 bệnh nhân di chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay mang số hiệu VJ530 (ghế 19E, hạ cánh xuống Nội Bài lúc 9h sáng), tiếp tục ở tại khách sạn Kingly Hotel.

    Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc COVID-19, ngày 24/3 bệnh nhân và bạn trai đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương làm xét nghiệm, cho kết quả bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2, còn bạn trai của bệnh nhân thì âm tính.

    Bệnh nhân và bạn trai đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Hiện tại tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân ổn định.

    Ca bệnh 168 và BN 169 đều là nữ, 49 tuổi, là nhân viên cung cấp nước sôi của Bệnh viện Bạch Mai. Về 2 ca bệnh này Bộ Y tế thông tin cụ thể sau:

    Ngay sau khi xét nghiệm 5.000 người là nhân viên, người lao động và người nhà bệnh nhân ở các khoa có người nhiễm, đã phát hiện 2 người dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện đã chủ động tiến hành cách ly bệnh nhân và người tiếp xúc gần, tiến hành khử khuẩn khu nhà ăn.

    1- Xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: 5000 mẫu phát hiện 2 ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Riêng 3 khoa phát hiện có người mắc COVID-19: Khoa thần kinh đã tiến hành xét nghiệm tất cả không có nhân viên nào bị nhiễm; toàn bộ 134 nhân viên tại Trung tâm nhiệt đới Bạch Mai có liên quan đến BN 87, BN87 và Khoa tim mạch C4: tất cả kết quả âm tính.

    2- Nhận định có khả năng lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào bệnh viện.

    3- Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành các biện pháp kiểm soát, tạm dừng đón tiếp bệnh nhân và thực hiện việc cách ly toàn bệnh viện để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.

    4- Đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại bệnh viện trong vòng 14 ngày qua thực hiện tự cách ly và liên hệ cơ quan y tế gần nhất để quản lý sức khoẻ.

    5- Nhận định tới đây một số bệnh viện tuyến cuối, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Mình) có thể xuất hiện các ca bệnh nên đòi hỏi phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm và thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc như bệnh viện Bạch Mai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh xây nhà xác sức chứa 12.000 người tại sân bay phòng kịch bản xấu

    Một nhà xác tạm thời đang được dựng lên ngay tại sân bay Birmingham, vùng Trung Tây nước Anh để "chuẩn bị cho khả năng tăng mạnh số ca tử vong vì COVID-19".

    Theo kênh Sky News (Anh), nhà xác tạm thời nói trên ban đầu có thể xử lý 1.500 ca tử vong, sau đó có thể mở rộng công suất lên 12.000 ca trong kịch bản xấu nhất.

    "Sân bay Birmingham có thể xác nhận rằng chúng tôi đang làm việc với chính quyền để cung cấp đất và nhà chứa máy bay làm nhà xác tạm thời gần sân bay Birmingham để hỗ trợ ứng phó với đại dịch COVID-19", phát ngôn viên sân bay Birmingham thông báo.

    Giới chức Anh khẳng định sẽ làm mọi điều có thể để đáp ứng các yêu cầu về tôn giáo liên quan đến nghi lễ với người quá cố và đang làm việc với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau.

    "Chúng tôi hiểu rằng đây là thời gian rất khó khăn với tất cả mọi người và chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để bảo đảm các gia đình tang quyến biết điều gì đang xảy ra với người thân của họ và sẽ làm tang lễ sớm nhất có thể", Thanh tra Birmingham, ông Louise Hunt, khẳng định.

    COVID-19: Ca nhiễm ở Mỹ tăng kỷ lục vượt 100.000, ông Trump kích hoạt luật buộc General Motors sản xuất máy thở - Ảnh 1.

    Nhà xác tạm thời đang được dựng lên tại sân bay Birmingham. Ảnh: Sky

    Thông tin nói trên được đưa ra sau khi Giám đốc Cơ quan Y tế quốc gia Anh, Sir Simon Stevens xác nhận Trung tâm triển lãm quốc gia tại Birmingham và Trung tâm Hội nghị Manchester sẽ được chuyển thành các bệnh viện dã chiến phục vụ bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 27/3 được xác nhận mắc COVID-19 và đang phải cách ly, Giám đốc Y tế Anh – Giáo sư Chris Whitty cũng cho biết ông đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh và đang tự cách ly ở nhà.

    Tới sáng 28/3 (theo giờ VN), Anh đã ghi nhận 14.543 ca mắc COVID-19, trong đó 2.885 ca nhiễm mới trong vòng 24h qua, và tổng số 759 trường hợp tử vong, tăng thêm 181 ca.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Anh xây nhà xác sức chứa 12.000 người tại sân bay phòng kịch bản xấubaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc phát hiện ổ dịch mới tại Daegu, cùng tòa nhà với một ổ dịch khác

    Nhà chức trách Hàn Quốc ngày 27/3 thông báo đã phát hiện thêm một ổ dịch COVID-19 tại bệnh viện Miju, thành phố Deagu. Giới chức Deagu xác nhận có đến 61 trong tổng số 62 ca nhiễm mới xác nhận tại đây là bệnh nhân ở bệnh viện Miju.

    Bệnh viện này đang có 350 bệnh nhân và đội ngũ y tế vào thời điểm phát hiện dịch COVID-19 bùng phát tại đây. Nhà chức trách ngành y tế địa phương dự kiến số ca nhiễm virus corona từ ổ dịch này sẽ còn tăng lên, bởi nhiều người chưa có kết quả xét nghiệm. Công tác truy nguồn lây nhiễm cũng được khẩn trương tiến hành.

    Vào hôm 20/3, Hàn Quốc cũng phát hiện dịch bệnh bùng phát tại viện điều dưỡng Daesil với 90 trường hợp nhiễm virus SARS-Cov-2. Bệnh viện Miju nằm cùng tòa nhà với viện Daesil, nhưng ở khác tầng.

    Đến nay, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 9.332 ca nhiễm COVID-19, và được đánh giá là đang kiểm soát hiệu quả đà lây lan của dịch bệnh này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump kích hoạt đạo luật thời Chiến tranh Triều Tiên với GM để sản xuất máy thở

    Đài CNN đưa tin, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/3 (giờ miền Đông) lần đầu tiên kích hoạt Luật sản xuất quốc phòng (DPA) và yêu cầu hãng sản xuất ô tô General Motors - có trụ sở ở Detroit, bang Michigan - cung ứng máy thở nhằm giúp hệ thống y tế đấu tranh với dịch COVID-19.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     

    Hôm nay, tôi đã ký Bản ghi nhớ tổng thống, chỉ thị Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh dùng toàn bộ và bất kỳ thẩm quyền nào được cho phép theo Luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu hãng General Motors chấp nhận, thực hiện, và ưu tiên các hợp đồng liên bang về cung cấp máy thở.

     Trump cho biết ông "mong rằng sẽ không cần đến sự kích hoạt toàn bộ" DPA đối với hãng GM. Tổng thống tiết lộ ông từng khởi động đạo luật có từ năm 1950 này "3 hay 4 lần trước đó", nhưng đã thu hồi quyết định bởi sau cùng các công ty đã chấp nhận hỗ trợ. Quyết định kích hoạt DPA với GM được thực hiện sau khi một thỏa thuận sắp đạt được với hãng này bị đổ vỡ.

    Thông cáo của Nhà Trắng về quyết định kể trên nêu, "Các đàm phán của chúng tôi với GM liên quan đến khả năng cung ứng máy thở là mang tính xây dựng, song cuộc chiến chống lại virus corona hết sức cấp bách để có thể cho phép quy trình thương thảo hợp đồng tiếp diễn theo lộ trình thông thường."

    "GM đã làm lãng phí thời gian. Hành động ngày hôm nay sẽ bảo đảm việc sản xuất nhanh chóng máy thở để bảo vệ sinh mạng người dân Mỹ."

    COVID-19: Ca nhiễm ở Mỹ tăng kỷ lục vượt 100.000, ông Trump kích hoạt luật buộc General Motors sản xuất máy thở - Ảnh 2.

    Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro được ông Trump bổ nhiệm làm điều phối viên của chính phủ Mỹ về DPA (Ảnh: Alex Brandon/AP)

    Hồi tuần trước, Ford, GM, Toyota và Tesla - các hãng có nhà máy bị đóng cửa tạm thời trong vài tuần qua - đã cam kết sẽ hỗ trợ cung ứng máy thở cho Mỹ, dù chuyển đổi sản xuất từ ô tô sang thiết bị này là công việc tương đối phức tạp.

    Theo ông Trump, chính quyền sẽ tìm cách cung cấp khoảng 100.000 máy thở cho hệ thống y tế trong vòng 100 ngày tới.

    Cùng ngày 27/3, Trump cũng chính thức bổ nhiệm cố vấn Peter Navarro làm điều phối viên của chính phủ liên bang về Chính sách Đạo luật sản xuất quốc phòng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Số người nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục gần 20.000 ca/ngày, vượt mốc 100.000

    Theo thống kê của Đại học John Hopkins, tính đến 19h ngày 27/3 (giờ miền Đông), nước Mỹ đã có 101.657 trường hợp xác nhận dương tính với virus corona mới (SARS-Cov-2) gây dịch COVID-19 và 1.581 ca tử vong.

    Đài CCTV (Trung Quốc) cho hay, số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng gần 20.000 người so với một ngày trước đó.

    Số người nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng kỷ lục gần 20.000 ca/ngày, vượt mốc 100.000 - Ảnh 1.

    Biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Mỹ, từ ngày 7/3 đến 26/3/2020 (Nguồn: Bloomberg)

    Mặc dù năng lực xét nghiệm của Mỹ đã gia tăng đáng kể trong những ngày qua, song tính đến ngày 26/3 chỉ có bang New York đã thực hiện xét nghiệm cho hơn 100.000 người, trong khi 36 bang khác (gồm Washington, D.C.) có số xét nghiệm không vượt quá 10.000.

    Số người nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng kỷ lục gần 20.000 ca/ngày, vượt mốc 100.000 - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại