Cập nhật lúc

Italia trải qua ngày tồi tệ nhất trong đại dịch Covid-19: Ghi nhận 919 ca tử vong/ngày

Số ca nhiễm COVID-19 tăng thêm gần 15.500 người chỉ trong vòng 24h, Mỹ đã chính thức vượt Trung Quốc, Italy và trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm bệnh nhất trên toàn cầu.

Italia đã trải qua ngày tồi tệ nhất trong đại dịch Covid-19 với 919 trường hợp tử vong được ghi nhận trong 24 giờ qua - con số trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo RT.

61
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Italia ghi nhận 919 ca tử vong/ngày

    Italia đã trải qua ngày tồi tệ nhất trong đại dịch Covid-19 với 919 trường hợp tử vong được ghi nhận trong 24 giờ qua - con số trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo RT.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thống đốc New York: "Đây là một khoảnh khắc sẽ thay đổi quốc gia này"

    Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết đại dịch Covid-19 sẽ "thay đổi quốc gia này". Ông nói với người dân New York rằng, một ngày nào đó, họ sẽ kể những câu chuyện về sự bùng phát dịch bệnh cho con cháu của họ.

    "Bạn đang sống một khoảnh khắc trong lịch sử", ông nói trong một cuộc họp báo. "Đây sẽ là một trong những khoảnh khắc họ sẽ viết về nó, họ sẽ nói về nó cho nhiều thế hệ. Đây là khoảnh khắc sẽ thay đổi quốc gia này."

    Hơn 500 cảnh sát New York mắc Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 1.

    Thống đốc New York Andrew Cuomo. Ảnh: CNN

    "Đây là khoảnh khắc rèn giũa tính cách, rèn giũa con người, thay đổi con người. Giúp mọi người mạnh mẽ hơn hoặc khiến mọi người yếu đuối hơn nhưng đây là khoảnh khắc sẽ thay đổi cá tính, và mười năm nữa, bạn sẽ nói về con cái hoặc cháu chắt về ngày hôm nay. Bạn sẽ rơi nước mắt vì bạn sẽ nhớ những sinh mệnh đã ra đi, bạn sẽ nhớ những khuôn mặt, bạn sẽ nhớ những cái tên...".

    "Nhưng bạn cũng sẽ tự hào", ông nói thêm. "Bạn sẽ tự hào về những gì bạn đã làm. Bạn sẽ tự hào rằng bạn đã nỗ lực...".

    Thống đốc Andrew Cuomo cho biết, tỷ lệ nhập viện từ đầu tuần này đã giảm nhưng ông dự đoạn tỷ lệ mắc mới vẫn đang tăng lên ở bang này. Hiện nay, có ít nhất 519 người tử vong vì Covid-19 trên toàn bang New York.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một nhà xác dã chiến sẽ được xây dựng tại Sân bay Birmingham ở Anh

    Một nhà xác dã chiến tại sân bay Birmingham, miền trung nước Anh đang được bắt đầu "để chuẩn bị cho sự gia tăng về số ca tử vong do Covid-19", đại diện cảnh sát vùng West Midlands cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. 

    Nhà xác ban đầu sẽ có thể chứa 1.500 thi thể nhưng sẽ được mở rộng để tiếp nhận nhiều hơn và cuối cùng có thể là tất cả các trường hợp tử vong của vùng West Midlands, bao gồm cả những thi thể không liên quan đến Covid-19, tuyên bố nêu rõ.

    Người phát ngôn của sân bay Birmingham cũng xác nhận rằng họ đang hợp tác với chính quyền để cung cấp đất đai và kho chứa máy bay để hỗ trợ cho đại dịch Covid-19.

     

    Chúng tôi hiểu rằng, đó là một thời gian rất khó khăn cho mọi người và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo các gia đình tang quyến hiểu những gì đang xảy ra với người thân của họ...", Chủ nghiệm pháp y của Birmingham, bà Louise Hunt nói.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc Y tế Anh có triệu chứng nhiễm Covid-19

    Trong thông báo trên twitter, Giám đốc Y tế Anh, Giáo sư Chris Whitty cho biết, ông có các triệu chứng nhiễm Covid-19 và đang tự cách ly tại nhà.

    "Sau khi xuất hiện các triệu chứng giống với COVID-19 vào đêm qua, theo hướng dẫn, tôi sẽ tự cách ly tại nhà trong bảy ngày tới. Tôi sẽ thông qua người đại diện, tiếp tục tư vấn cho Chính phủ về phản ứng y tế đối với dịch bệnh.

     

    Hơn 500 cảnh sát New York mắc Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 2.

    Ông Chris Whitty. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp kéo dài các biện pháp hạn chế cho đến giữa tháng Tư

    Chính phủ Pháp tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa đang được diễn ra, Thủ tướng Edouard Philippe cho biết hôm thứ Sáu.

    Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Paris, ông Philippe xác nhận rằng các hạn chế do chính phủ thực thi đối với phong lệnh phong tỏa sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 15/4.

    Sau 10 ngày phong tỏa, rõ ràng dịch bệnh mới đang bắt đầu.

     Thời gian này có thể được kéo dài [đến khi nào], tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ", ông nói thêm. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh huy động xe cứu hoả chở thi thể, phân phối thực phẩm vì COVID-19

    Cho đến nay, Anh đã ghi nhận 578 ca tử vong vì COVID-19 và số ca nhiễm tăng lên 11.658. Anh trở thành nước có dịch COVID-19 nghiêm trọng thứ bảy thế giới, sau Italy, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Iran, Pháp và Mỹ.

    Theo thoả thuận được ký giữa Liên đoàn cứu hoả (FBU) và Lực lượng cứu hoả và cứu hộ, lính cứu hoả sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cứu hoả và cứu hộ như bình thường, nhưng sẽ đảm trách thêm nhiệm vụ mới.

    "Nhiều người sợ rằng số người chết vì dịch bệnh quá nhiều. Lực lượng cứu hoả thường xử lý những tình huống và sự cố khủng khiếp, giờ sẵn sàng hỗ trợ công việc thu gom thi thể", ông Wrack nói.

    Ngoài việc chở thi thể trong trường hợp xảy ra chết người hàng loạt, lực lượng cứu hoả có thể làm nhiệm vụ chở người đi cấp cứu, phân phát lương thực và thuốc men cho những người dân dễ bị tổn thương.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    21 bệnh nhân Covid-19 đã đủ điều kiện khỏi bệnh, 1 bệnh nhân nặng không còn phải thở máy

    Theo thông tin từ Bộ Y tế hiện 143 bệnh nhân mắc Covid-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước đa số đều có sức khoẻ ổn định.

    Tính đến 19h tối ngày 27/3 đã có 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần.

    Về sức khoẻ của 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (có 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 2 bệnh nhân còn lại thở ô xy), hiện 1 bệnh nhân đã có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy xâm nhập.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19 sẽ buộc chiến tranh, xung đột “đầu hàng“?

    Những điểm nóng về chiến tranh hay xung đột vũ trang trên thế giới đang tạm thời lắng xuống, trước những mối lo lớn hơn từ đại dịch Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để "dồn lực, chống dịch" của Liên Hợp Quốc đưa ra mới đây, nhiều vùng chiến sự căng thẳng như Syria, Libya, Yemen,… đang có những chuyển biến tích cực.

    Lo ngại hệ thống y tế "yếu kém" không đủ để chống dịch tại những quốc gia bị chiến tranh và xung đột tàn phá, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong tuần này đã kêu gọi ngừng bắn trên phạm vi toàn cầu.

    "Thế giới của chúng ta phải đối mặt với một kẻ thù chung, Covid-19. Dịch bệnh không liên quan đến quốc tịch hay sắc tộc, phe phái hay đức tin. Nó tấn công tất cả, liên tục và không ngừng nghỉ. Trong khi đó, xung đột vũ trang vẫn hoành hành ở khắp nơi trên thế giới. Phụ nữ và trẻ em; người khuyết tật, người già là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có nguy cơ phải trả 1 cái giá cao nhất. Vì vậy, hãy chấm dứt chiến tranh và cùng chiến đấu với đại dịch Covid-19, vốn đang tàn phá thế giới của chúng ta", ông Guterres khẳng định.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Mọi thứ trở nên hỗn loạn chưa từng thấy': Các bệnh viện Mỹ đang 'vỡ trận' vì đại dịch virus corona

    "Chúng tôi xác nhận những bệnh nhân dương tính đầu tiên, và đó là khi mọi thứ trở nên hỗn loạn," - trích lời một bác sĩ đang làm việc tại thành phố New York (Mỹ) trả lời phỏng vấn với CNN.

    Vị bác sĩ đề nghị giấu tên do lo ngại ảnh hưởng đến công việc. Ông mô tả, các bệnh viện đã không thể chuẩn bị gì khi làn sóng bệnh nhân nhiễm Covid-19 ập đến vào 2 tuần trước. Mọi thứ hỗn loạn, công cụ và vật tư dần cạn, trong khi số bệnh nhân bắt đầu nhiều hơn lượng máy thở ở đây.

    "Chúng tôi không đủ máy móc, không đủ giường," - vị bác sĩ cho biết. "Nó giống như câu chuyện xảy ra với một đất nước đang phát triển vậy. Nhưng không, đây là Mỹ, và lại còn ở giữa New York."

    Ban đầu, các bệnh nhân chủ yếu rơi vào nhóm trên 70 tuổi. Tuy nhiên trong tuần qua, Mỹ ghi nhận lượng người bệnh dưới 50 đang tăng dần.

    "Tôi nghĩ họ vẫn chưa hiểu được sự nghiêm trọng của dịch bệnh," - vị bác sĩ bình luận về các bệnh nhân trẻ tuổi.

    "Chỉ 2 tuần trước thôi, cuộc sống của chúng tôi khác hẳn."

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân ùn ùn đổ ra bến xe Miền Đông, rời Sài Gòn về quê trước giờ áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển để trách dịch

    Chiều ngày 27/3, hàng trăm người đã đổ về bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP. HCM) để rời TP. HCM về quê trước giờ cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển để tránh dịch Covid-19.

    Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ 0h ngày 28/3 tới 15/4, toàn quốc áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người, hạn chế di chuyển, dừng hoạt động hội họp, nghi lễ tôn giáo, tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ… để chung tay phòng chống dịch .

    Hơn 500 cảnh sát New York mắc Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 1.
    Hơn 500 cảnh sát New York mắc Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 2.

    Các chuyến xe về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên rất đông khách. Nhiều người mang hành lý nhiều hơn để ở quê dài ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bóng ma khủng hoảng 1997 ám ảnh thị trường châu Á

    Châu Á là khu vực dẫn đầu tăng trưởng thế giới trong nhiều năm qua nhờ vay nợ giúp thúc đẩy xây dựng thêm sân bay, cầu đường, chung cư cho hàng triệu người chuyển đến các thành phố. Xu hướng này dẫn đến chi phí vay nợ tăng chưa từng có, những người dồn tiền đầu tư vào khu vực này ngày càng lo lắng.

    "Những hệ quả không mong muốn dần xuất hiện", theo Charles Macgregor, trưởng bộ phận phụ trách châu Á tại Lucror Analytics, đơn vị nghiên cứu độc lập tập trung vào tín dụng lãi suất cao, trụ sở Singapore. Ông có cái nhìn tiêu cực đối với các công ty công nghiệp Trung Quốc và các bên đi vay ở Ấn Độ, Indonesia.

    Tình hình hiện tại khá giống cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khi các công ty vay nợ kỷ lục bằng USD, Xavier Jean, giám đốc cấp cao về xếp hạng doanh nghiệp tại S&P Global Ratings.

    Dịch bệnh buộc nhiều công ty phải hạ hạn mức tín dụng, lo sợ bất ổn kéo dài ở châu Á. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm là tăng trưởng GDP quý I của Singapore giảm 10,6% so với quý IV/2019, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.


    Bài viết được tham khảo từ cafef.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://cafef.vn/bong-ma-khung...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 500 nhân viên NYPD nhiễm Covid-19

    Ít nhất 512 nhân viên của Sở Cảnh sát New York có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới vào sáng thứ Sáu, một quan chức cấp cao của NYPD nói với CNN.

    Trước đó vào tối thứ Năm, cơ quan này xác nhận đã có 161 cảnh sát nhiễm Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 87 tuổi đã hồi phục sau khi gia đình được thông báo "chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất"

    Cụ Percy Ewart Lockton, 87 tuổi, được chẩn đoán mắc Covid-19 sau khi trở về Vương quốc Anh từ một chuyến lịch quanh vùng biển Caribbean với người vợ Phyllis vào tháng trước.

    Tình trạng của cụ ngày càng xấu đi và được nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa North Manchester.

    "Chúng tôi thực sự rất lo lắng cho sức khỏe của ông trong nhiều ngày và chúng tôi được bảo phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất ", cháu gái cụ, Sophie Edwards nói với CNN.

    Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của cụ được cải thiện và sau đó được ra viện.

    Trong một bài đăng trên Facebook, cô Sophie cho thấy khoảnh khắc cụ Ewart xuất viện, chống nạng, đeo khẩu trang đứng cạnh nữ y tá. 

    "Ông nội 87 tuổi của tôi đã nói lời tạm biệt với các nhân viên tại Bệnh viện North Manchester, nơi ông được điều trị Covid-19 tích cực trong hai tuần. Bây giờ ông đã hoàn toàn hồi phục và trở về nhà với bà của tôi".

    Báo Đức ca ngợi Việt Nam chống dịch Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào?

    Đối với Samuel Kopperoinen, được sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới trong bối cảnh đại dịch không phải là hạnh phúc mang tính ngắn hạn. Điều tuyệt vời nằm ở mạng lưới an toàn xã hội và các hệ thống hỗ trợ khác mà đất nước anh sở hữu trước khi đại dịch xảy ra.

    Kopperoinen sống ở Phần Lan, nơi được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc. Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy là những nước có thứ hạng ngay sau đó.

    "Một phần không thể thiếu trong việc mang lại hạnh phúc là chăm sóc sức khỏe cộng đồng chất lượng cao," Kopperoinen, một nhà thầu Helsinki có ba đứa trẻ nói. Người Phần Lan "có ý thức rằng trong trường hợp mắc bệnh và khuyết tật, họ sẽ đều được điều trị tận tình."

    "Chúng tôi tin tưởng vào chất lượng và tính sẵn có của các dịch vụ", ông nói, "và mạng lưới an sinh xã hội của chúng tôi rất quan trọng. Nó giúp chúng tôi nếu chúng tôi mất việc, bị bệnh hoặc con cái của chúng tôi bị bệnh. Chúng tôi sẽ mất thu nhập, nhưng có thể được bồi thường, và điều đó giúp chúng tôi tồn tại và cân đối mức chi tiêu hàng ngày. "

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành viên hoàng gia đầu tiên qua đời do Covid-19

    Truyền thông Tây Ban Nha đưa tin vào ngày 27/3 cho biết, bà Maria Teresa de Borbón (86 tuổi), còn được gọi là "Công chúa đỏ", chị họ của Quốc vương Felipe VI, đã qua đời ở Paris do Covid-19.

    Thông tin được công bố bởi em trai bà, Sixto Enrique de Borbón. 

    "Vào chiều thứ Năm, ngày 26/3, chị gái María Teresa de Borbón Parma nhiễm COVID-19, đã qua đời ở Paris ở tuổi 86", ông chia sẻ trên tài khoản facebook. "Vô cùng thương tiếc", ông cho biết, tang lễ của công chúa Maria sẽ được tổ chức ở Madrid vào thứ Sáu.

    Báo Đức ca ngợi Việt Nam chống dịch Covid-19, thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì dịch bệnh - Ảnh 1.

    Công chúa Maria (váy xanh). Ảnh: revistavanityfair.es

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thực tế số ca mắc Covid-19 tại Indonesia có thể đã lên hơn 70.000

    Hôm nay (27/3), Indonesia ghi nhận 1.046 ca mắc Covid-19, trong đó có 87 người chết và 46 người được chữa khỏi. Người phát ngôn chính phủ Indonesia, ông Achmad Yurianto cho biết, sự gia tăng các ca mắc Covid-19 là do sự không tuẩn thủ của cộng đồng đối với khuyến nghị duy trì khoảng cách xã hội và không thực hiện triệt để việc rửa tay thường xuyên.

    Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm mô hình toán học về các bệnh truyền nhiễm (CMMID) London, Anh, số ca mắc Covid-19 không được phát hiện ở Indonesia thực sự có thể lên tới hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn trường hợp. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đã không được phát hiện do mức độ kiểm tra của chính phủ Indonesia còn rất thấp.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/thuc-te-so-ca-mac-covid19-tai-indonesia-co-the-da-len-hon-70000-1029007.vov

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bất chấp cả thế giới hô hào ở nhà tránh dịch Covid-19, giới tỷ phú và chủ doanh nghiệp Mỹ vẫn khăng khăng kêu gọi nhân viên đi làm

    Trên hiên nhà ở Florida, tỷ phú Tom Golisano – nhà sáng lập và chủ tịch của Paychex (công ty chuyên cung cấp bảng lương và các dịch vụ thương mại khác) đang hút một điếu xì gà. Ông chia sẻ sự lo lắng của mình: "Thiệt hại khi nền kinh tế đóng cửa có thể còn tồi tệ hơn việc thêm vài ca tử vong. Tôi rất lo ngại rằng nếu các doanh nghiệp tiếp tục như vậy thì rất nhiều trong số họ sẽ phá sản."

    Gần đây, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông không muốn phương thức chữa trị Covid-19 sẽ "trở thành một vấn đề tồi tệ hơn". Một số nhân vật giàu có nhất nước Mỹ, cùng các giám đốc điều hành, đã đưa ra ý kiến tương tự. Họ muốn nền kinh tế tiếp tục hoạt động, ngay cả khi phải loại bỏ biện pháp "cách ly xã hội", trong bối cảnh nước Mỹ có thể phải đối diện với đà tăng trưởng thấp nhất theo quý từ trước đến nay.

    Thực ra, họ không muốn mạo hiểm mạng sống để đánh đổi lợi nhuận, họ chỉ muốn mạo hiểm lựa chọn một điều khủng khiếp để có thể tránh được những điều tồi tệ khác. Golisano cho biết: "Bạn đang chọn lựa một thứ tốt hơn trong 2 thứ cùng tồi tệ". Ông muốn người Mỹ quay trở lại văn phòng làm việc – nơi bấy lâu nay đã không có một bóng người vì Covid-19, nhưng tại những "điểm nóng" thì người lao động vẫn nên ở nhà. Ông chia sẻ: "Bạn phải cân nhắc về những ưu và nhược điểm."


    Bài viết được tham khảo từ cafef.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây .

    https://cafef.vn/bat-chap-ca-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19 ở Anh: Địa ngục thực sự với người nghèo mới chỉ bắt đầu

    Vài tuần qua đã chứng minh rằng ngay cả những người giàu có và quyền lực nhất thế giới cũng có khả năng nhiễm virus như bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, sự chú ý lại bị ít đặt lên những đối tượng dễ bị tổn thương nhất - những người nghèo, những người cực kỳ nghèo và những người vô gia cư.

    Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế Anh dương tính với SarCoV-2, báo Đức ca ngợi Việt Nam chống dịch bệnh - Ảnh 1.

    Những người làm việc trong các nhà tạm trú cho người vô gia cư chia sẻ với CNN rằng cơn ác mộng tồi tệ nhất của họ đã trở thành sự thật, với ít nhất một cơ sở buộc phải đóng cửa sau khi một trong những người vô gia cư trú tại đó chết vì COVID-19. Hầu hết những người trong nơi trú ẩn đó hiện đang ngủ ngoài đường và có khả năng tiếp xúc rất cao với những người mắc bệnh.


    Bài viết được tham khảo từ cafef.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://cafef.vn/dai-dich-covi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Đức đánh giá cao Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19

    Tập đoàn truyền thông Deutsche Welle ngày 26/3 đã có bài viết đánh giá cao các biện pháp hiệu quả và kịp thời của Việt Nam trong việc kiềm chế dịch Covid-19.

    Bài viết khẳng định Việt Nam cho đến nay đã làm rất tốt công tác chống dịch trong bối cảnh các ca nhiễm bệnh và tử vong do chủng virus nguy hiểm này tăng cao ở nhiều nước trên thế giới. Bài báo dẫn báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết chỉ riêng ở Đức đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 220 ca tử vong.

    Bài viết cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt, đã "tuyên chiến" với virus SARS-CoV-2 ngay khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc. Trong một cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo virus sẽ sớm bùng phát ở Việt Nam, do vậy phải "chống dịch như chống giặc". Để thực hiện điều này, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực và thực hiện chính sách cách ly quyết liệt, theo đó thực hiện tìm kiếm tất cả những người đã tiếp xúc với người nhiễm virus.

    Tác giả bài báo cũng cho biết đa số người dân Việt Nam đều đồng tình và tin tưởng những biện pháp chống dịch mà Chính phủ đưa ra./

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ khách hàng bí ẩn ho vào nhiều mặt hàng, siêu thị phải hủy bỏ số thực phẩm trị giá 35.000 USD

    Chủ siêu thị Joe Fasula cho biết một nữ khách hàng đã bước vào lúc 2h20 chiều và "bắt đầu cố ý ho" vào tất cả các sản phẩm hàng tươi sống, sau đó tiếp tục ho sang quầy bánh, thịt và các kệ hàng thực phẩm khác.

    "Đây là một trò chơi khăm kinh khủng. Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ không liều lĩnh với sức khỏe và sự an toàn của khách hàng. Chúng tôi ước tính số hàng hóa phải hủy bỏ có giá trị trên 35.000 USD," ông Fasula.

    Ông Fasula cho biết người phụ nữ bí ẩn chưa được xác nhận nhiễm COVID-19 và "thường gặp rắc rối với cảnh sát". Theo ông, trước đây người phụ nữ này cũng chưa bao giờ vào siêu thị của ông, nhân viên đã yêu cầu người này rời đi ngay lập tức và báo cảnh sát ngay sau khi phát hiện sự việc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh viện quá tải vì Covid-19, bác sĩ Tây Ban Nha buộc phải chọn cho bệnh nhân nào chết

    Trong phòng cấp cứu tại một trong những bệnh viện lớn nhất Madrid - La Paz, bác sĩ Daniel Bernabeu đã ký giấy chứng tử cho một bệnh nhân và ngay lập tức quay sang giúp đỡ một bệnh nhân khác đang khó thở.

    Theo Bloomberg dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Tây Ban Nha khiến đội ngũ y tế nước này gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị bệnh nhân. Họ đã từng chứng kiến nhiều người tử vong khi chờ nhập viện.

    Thậm chí, một số dịch vụ tang lễ đã tạm dừng ở thủ đô Tây Ban Nha trong khi nhiều nhà xác không còn chỗ trống khiến một sân băng được trưng dụng làm nơi đặt thi thể bệnh nhân.

    Chia sẻ với Bloomberg, bác sĩ Bernabeu cho biết, do các phòng chăm sóc tích cực đều quá tải nên họ nhận được yêu cầu điều trị cho các bệnh nhân trẻ tuổi hơn bởi bệnh nhân Covid-19 cao tuổi có khả năng sống sót ít hơn.

    "Trong các tình huống khác, ông cụ đó sẽ có cơ hội. Nhưng có rất nhiều người như vậy và tất cả hầu như đều ra đi cùng một lúc", bác sĩ Bernabeu nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế Anh mắc Covid-19

    Ông Matt Hancock, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới. Thông tin này được ông xác nhận trong một video được đăng lên Twitter vào hôm nay.

    "Theo lời khuyên của cơ quan y tế, tôi đã làm xét nghiệm virus corona mới", ông nói.

    "Tôi đã có kết quả xét nghiệm dương tính. Rất may tôi chỉ mới có các triệu chứng nhẹ và tôi đang tự cách ly, làm việc tại nhà", ông nói thêm.

    Trước đó vài giờ, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng xác nhận đã mắc Covid-19.

    Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế Anh dương tính với SarCoV-2, điện Kremlin cũng xác nhận có nhân viên đầu tiên mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Matt Hancock rời khỏi văn phòng số 10 đường Downing ở London vào ngày 25/3. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gói cứu trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ chỉ là bước khởi đầu

    Gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, với giá trị kỷ lục 2.200 tỷ USD, bao trùm một loạt lĩnh vực rộng lớn của xã hội Mỹ. Dự luật này bao gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không.

    Theo gói cứu trợ, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm 600 USD/tuần và những người trước đó không đủ điều kiện được hỗ trợ như những người tự làm chủ cũng sẽ được nhận trợ cấp. Trong khuôn khổ gói cứu trợ này, mỗi người Mỹ trung lưu và thu nhập thấp sẽ được nhận một tấm séc trị giá 1.200 USD, người có con nhỏ sẽ được nhận thêm 500 USD cho mỗi con.

    Các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện đã làm việc suốt đêm để thông qua gói cứu trợ này, và đã đưa lên Hạ viện để phê chuẩn lần cuối trước khi Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

    Phát biểu trên kênh CNBC ngày 26/3, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin kêu gọi các nhà lập pháp nhanh chóng và đồng lòng thông qua dự luật nói trên. Ông nói gói cứu trợ sẽ bảo vệ tất cả các lao động Mỹ. Các lao động và doanh nghiệp Mỹ cần tiền ngay lúc này. 

    Tuy nhiên, nhà phân tích Diane Swonk thuộc Grant Thornton cho rằng gói chi tiêu trên là không đủ và sẽ cần thêm.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca nhiễm Covid-19, BV Bạch Mai có thêm 3 ca

    Tới 18h chiều nay, Việt Nam ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 163 ca. 4 trong số 10 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21/3 tới 23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    3 ca người nước ngoài đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 tại quán bar Buddha ở TP Hồ Chí Minh. 3 ca còn lại có liên quan tới bệnh nhân 133 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhân viên đầu tiên điện Kremlin mắc Covid-19

    Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã xác nhận một nhân viên trong điện Kremlin nhiễm Covid-19 trong cuộc họp trực tuyến với các phóng viên vào hôm nay 27/3.

    Tôi biết một trường hợp và tôi có thể xác nhận điều này... Tất cả các biện pháp y tế cần thiết đang được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus.

     Theo ông Peskov, Tổng thống Vladimir Putin không tiếp xúc với nhân viên nhiễm Covid-19 này.

    "Tổng thống tiếp tục làm việc, ông không thể dừng lại", ông Peskov nói. "Điều này một lần nữa chứng minh các biện pháp phòng ngừa, bao gồm yêu cầu tất cả những người tham dự các sự kiện có sự tham gia của Tổng thống phải được kiểm tra y tế là hợp lý".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh dương tính với SARS-CoV-2

    Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ông sẽ tự cách ly trong văn phòng Thủ tướng ở phố Downing nhưng sẽ vẫn chịu trách nhiệm điều hành chính phủ.

    "Trong 24 giờ qua, tôi đã phát triển các triệu chứng nhẹ và xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2", ông Johnson nói. "Bây giờ tôi đang tự cách ly nhưng sẽ tiếp tục điều hành công tác phòng chống dịch bệnh của chính phủ thông qua hội nghị video".

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thân vương Monaco phủ nhận lây virus cho Thái tử Charles

    Thân vương Monaco Albert II - thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới mắc Covid-19 đã lên tiếng phủ nhận việc lây bệnh cho Thái tử Anh Charles. Ông giải thích rằng ông đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa trong các hội nghị quốc tế gần đây trước khi được cách ly.

    "Chúng tôi chào nhau từ xa và ngồi đối diện nhau", Thân vương Monaco Albert II bác bỏ của truyền thông rằng có thể ông đã lây bệnh cho Thái tử Anh khi hai người cùng dự sự kiện WaterAid ở London hôm 10/3.

    Trước đó, ngày 19/3, hoàng gia Monaco thông báo Thân vương Albert II có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không có mối lo ngại nào về tình hình sức khỏe của ông.

    Ông đã được cách ly và vẫn tiếp tục làm việc tại tư dinh.

    Số ca COVID-19 tại Nga vượt mốc 1.000; Ông Trump nức nở khen kinh nghiệm chống dịch của TQ - Ảnh 1.

    Thái tử Anh Charles. Ảnh: CNN

    Trong khi đó, hoàng gia Anh thông báo Thái tử Charles nhiễm Covid-19 vào ngày 25/3.

    "Ông xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt và làm việc bình thường ở nhà trong vài ngày qua", thông báo nêu rõ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha tăng thêm 7.871 ca/ngày

    Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm .,871 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 64.059 ca; với 769 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 4.858 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam

    Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, theo thống kê trên thế giới, thời gian trung bình để số ca nhiễm Covid-19 từ 100 lên 1.000 là 7 ngày (riêng Nhật Bản là 28 ngày), nên tính chung là khoảng trên 9 ngày.

    Đối với Việt Nam, nếu suy luận theo logic đó, ngày 22/3 Việt Nam đã ghi nhận 100 ca nhiễm mới (không tính 16 ca trong giai đoạn 1) và hết ngày 31/3 chúng ta có khả năng có 1.000 ca nhiễm. Nhưng Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ không có 1.000 ca nhiễm vào thời điểm ngày 31/3, bởi vì đã có các giải pháp chống dịch và đến nay các giải pháp đó rất hiệu quả.

    "Chúng ta đã và đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay. Tôi tin nếu chúng ta thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và khuyến cáo của cơ quan y tế thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ thành công như giai đoạn 1 và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam"

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nỗi sợ hãi của các y bác sĩ New York

    Theo hãng tin AP (Pháp), mới đây, một y tá làm việc tại bệnh viện ở New York đã qua đời vì mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID) sau khi làm việc không ngừng nghỉ trong nhiều tuần. Tình trạng thiếu đồ dùng bảo hộ đã buộc các nhân viên y tế phải tái chế túi rác thành áo bảo hộ. Một y tác khác lại đang lo lắng chiếc khẩu trang duy nhất mà cô đang sử dụng mỗi ngày không thể bảo vệ cô khỏi virus SARS-CoV-2.

    Số ca COVID-19 tại Nga vượt mốc 1.000; Ông Trump nức nở khen kinh nghiệm chống dịch của TQ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế bên ngoài địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm Bệnh viện Elmhurst. Ảnh: AP

    "Phòng cấp cứu của chúng tôi giống như một chiếc đĩa thí nghiệm. Tôi rất tức giận khi nhiều tháng trước chúng tôi vẫn có thể đảm bảo đủ thiết bị bảo hộ cá nhân. Tình trạng này đã xảy ra ở Trung Quốc hồi tháng 12, nhưng tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra tại đây", ông Benny Mathew, một y tá vừa xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hôm 26/3, nói và cho biết ông rất lo mình có thể lây bệnh cho vợ và hai con gái.

    Tại New York, một số bệnh viện đang phải đối mặt với tình trạng quá tải thi thể bệnh nhân qua đời vì COVID-19. Họ đã phải biến những chiếc xe tải đông lạnh thành nhà xác tạm thời để xử lý thi thể. Tại bệnh viện Elmhurst thuộc quận Queens, 13 người đã thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 chỉ trong 1 ngày. Xe cứu thương của thành phố cũng đối mặt với nhu cầu sử dụng tăng đột biến. Chỉ riêng hôm 26/3, họ đã đáp ứng gần 5.800 cuộc vận chuyển người bệnh.


    Bài viết được tham khảo từ baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc – từ 'điểm nóng' trở thành hình mẫu kiểm soát dịch COVID-19

    Theo hãng tin AFP, gần hai tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, mức độ lo lắng của xã hội Hàn Quốc nói chung đã giảm bớt vì số ca mắc COVID-19 mới trong những ngày gần đây chỉ nằm trong khoảng 80 - 90, thấp hơn nhiều so với hàng trăm ca nhiễm mới được báo cáo mỗi ngày trong hầu hết tháng 2. Tại thời điểm đáng sợ nhất của trận dịch, Hàn Quốc đã ghi nhận 909 ca lây nhiễm mới vào ngày 29/2. Lúc này cảnh giác vẫn là rất cần thiết, nhưng không cần phải hoảng sợ.

    Tại Seoul, thủ đô vốn luôn sầm uất, một cảm giác bình thường một cách thận trọng đã trở lại. Tiếng trẻ em chơi đùa vang lên trong công viên sau những ngày im ắng. Trên các kệ xà phòng rửa tay ở siêu thị, hàng hóa không chỉ đầy đủ, mà xà phòng diệt khuẩn thậm chí còn được giảm giá đặc biệt.

    Nhiều cửa hàng cà phê trong khu vực thương mại của Seoul đã có lượng khách hàng ổn định, thậm chí có một số người không đeo khẩu trang khi ra ngoài đi bộ.

    Những cảnh báo điện thoại di động chói tai từ chính quyền địa phương, nhắc công chúng thông tin chi tiết các ca nhiễm bệnh mới trong khu vực, đã thưa thớt hơn nhiều.

    Số ca COVID-19 tại Nga vượt mốc 1.000; Ông Trump nức nở khen kinh nghiệm chống dịch của TQ - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Daegu, Hàn Quốc ngày 22/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

    Như nhiều nhà quan sát quốc tế nhận định, Hàn Quốc đã rất quyết liệt trong tổ chức xét nghiệm đại trà virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19. Quốc gia 51 triệu dân này đã tiến hành gần 20.000 xét nghiệm mỗi ngày, với 3.692 xét nghiệm/1 triệu dân, cho đến nay là tỉ lệ cao nhất trên thế giới.

    Công chúng Hàn Quốc cơ bản đã phản ứng với dịch COVID-19 một cách kỷ luật và kiềm chế, tuân thủ các hướng dẫn về giữ gìn vệ sinh và tránh tụ tập đông người. Gần như toàn bộ các sự kiện công cộng ở Hàn Quốc bị hoãn, hủy, mọi người làm việc ở nhà nếu có thể.


    Bài viết được tham khảo từ baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/phan-tich...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sai lầm khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19

    Theo thống kê trên Worldometers tính đến sáng 27/3, Tây Ban Nha đã ghi nhận 57.787 ca mắc Covid-19, trong đó 4.365 người đã tử vong. Tây Ban Nha giờ trở thành một "điểm nóng" của dịch Covid-19 trên toàn cầu.

    Hiện tại Tây Ban Nha là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới, lớn thứ 2 ở châu Âu. Số người chết vì Covid-19 ở Tây Ban Nha cũng đã vượt Trung Quốc và hiện đang đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Italy.

    Vậy vấn đề ở Tây Ban Nha là gì? Tây Ban Nha ở gần Italy, cách 640km qua Địa Trung Hải và là một ví dụ về việc virus lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ bên trong châu Âu.

    Dù vậy, người Tây Ban Nha không thể vin vào lý do ở gần Italy về mặt địa lý. Tây Ban Nha không có biên giới trên bộ với Italy, trong khi Pháp, Thụy Sỹ, Áo và Slovenia – những nước có chung đường biên giới với Italy - lại làm tốt hơn Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống Covid-19.

    Thực tế, đây cũng có thể là 1 trong những lý do khiến Tây Ban Nha phản ứng chậm trễ. Tây Ban Nha nghĩ rằng họ ở đủ xa.

    "Tây Ban Nha sẽ chỉ có số lượng ít các ca mắc bệnh", Fernando Simón người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp ở Madrid đã nói như vậy ngày 9/2.

    Tuy nhiên, chỉ 6 tuần sau đó, chính ông là người công bố số ca tử vong do Covid-19 lên tới hàng trăm người mỗi ngày.

    Tỷ lệ tử vong (tính theo đầu người) do Covid-19 ở Tây Ban Nha cao gấp 3 lần Iran và 40 lần so với Trung Quốc.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty Trung Quốc lên tiếng sau khi bị Tây Ban Nha tố bán kit “dởm“

    Ngay sau khi có thông tin bộ kit xét nghiệm Covid-19 của công ty Bioeasy mà Tây Ban Nha mua của Trung Quốc chỉ xác định chính xác được 30% các trường hợp nhiễm bệnh, còn Trung tâm Cảnh báo và Cấp cứu sức khỏe Tây Ban Nha cho biết sẽ trả lại toàn bộ số sản phẩm, Cục quản lý giám sát thị trường thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nơi công ty Bioeasy có trụ sở đã ngay lập tức tuyên bố tiến hành nhanh chóng việc thẩm tra đối chiếu công ty này và sớm thông báo tình hình.

    Sau đó không lâu, Bioeasy cũng đã ra tuyên bố chính thức, cho biết hết sức quan tâm những phản ánh trên báo chí và đã liên hệ ngay với Bộ Y tế Tây Ban Nha. Công ty này cho rằng, nguyên nhân gây nên sự sai số trong quá trình xét nghiệm có thể do thao tác lấy mẫu phết họng mũi chưa thực hiện đúng hướng dẫn.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Nga đã vượt mốc 1.000

    Nhà chức trách Liên bang Nga ngày 27/3 (giờ địa phương) thông báo xác nhận thêm 196 ca nhiễm COVID-19 tại nước này, nâng tổng số người mắc dịch bệnh do virus corona lên con số 1.036.

    Theo báo cáo của Nga, có 58 trông số 85 vùng của nước này cho biết đang điều trị các bệnh nhân COVID-19. Thủ đô Moskva là nơi có số ca nhiễm lớn nhất với 703 trường hợp, ngoài ra có 49 ca bệnh khác thuộc vùng Moskva.

    Vào tuần trước, tổng thống Vladimir Putin nói rằng tình trạng lây lan virus SARS-Cov-2 ở Nga là "trong tầm kiểm soát", tuy nhiên đến nay Nga đang điều chỉnh chiến thuật ứng phó dịch bệnh của mình và chính quyền các địa phương đang tăng cường công tác chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản bùng phát dịch.

    Phát biểu trên truyền hình trước toàn quốc ngày 25/3, ông Putin đánh giá "một cách khách quan là không thể ngăn chặn [virus corona] lây lan" vào một đất nước có diện tích lớn như Nga. Ông thúc giục người dân "hiểu rõ tính chất phức tạp của tình hình" và ở trong nhà, đồng thời thông báo công dân Nga sẽ được nghỉ 1 tuần hưởng nguyên lương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore: Có thể bị phạt tiền lẫn đi tù nếu đứng cách người khác dưới 1m

    Singapore có lẽ là một trong những nước thực hiện điều này nghiêm khắc nhất.

    Các quy định mới về điều này đã được Singapore thực thi vào hôm nay (27/3).

    Theo đó những ai không duy trì được cự ly 1m tính từ bản thân đến những người khác ở nơi công cộng thì có thể bị phạt tới 10.000 đô la Singapore (tương đương khoảng 7.004 USD) hoặc nhận mức án 6 tháng tù giam hoặc bị cả hai, theo một thông báo của Bộ Y tế Singapore.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức tăng vọt hơn 5.700 ca/ngày, tổng số ca nhiễm COVID-19 vượt 40.000

    Viện Robert Koch, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của chính phủ liên bang Đức, ngày 27/3 công bố thống kê cho thấy trong vòng 24 giờ, nước này đã xác nhận thêm 5.780 bệnh nhân mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 42.288 trường hợp.

    Đến nay, Đức đã có 253 người tử vong do dịch COVID-19.

    Tỷ lệ tử vong đối với người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Đức hiện là khoảng 0.5%, con số thấp hơn rất nhiều khi so sánh với các quốc gia khác chịu ảnh hưởng của dịch tại châu Âu như Italy và Tây Ban Nha.

    Theo Bộ trưởng Y tế Jens Spahn, Đức dẫn đầu thế giới về số lượng xét nghiệm COVID-19, với hơn 360 nghìn xét nghiệm được thực hiện hàng tuần.

    Chủ tịch Viện Robert Koch (RKI) Lothar Wieler đánh giá hiện nay chưa có cơ sở xác định liệu diễn biến dịch COVID-19 ở Đức có đang giảm nhẹ hay không, bởi có vùng sẽ chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh nhưng những nơi khác lại giảm đi, và nhà chức trách cần có biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng địa phương.

    Trước đó, Bộ ngoại giao Đức ngày 26/3 thông báo các bệnh viện của họ sẽ tiếp nhận ít nhất 47 bệnh nhân COVID-19 từ Italy, nhằm hỗ trợ quốc gia láng giềng vốn đang lâm vào tình trạng quá tải trong hệ thống y tế do số ca nhiễm có triệu chứng nặng gia tăng mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nơi duy nhất trên Trái Đất COVID-19 chưa 'bén mảng' đến: Không có virus corona thì cũng chẳng thể ra khỏi nhà!

    Đến nay, trong khi các châu lục khác đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19 thì có một lục địa vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh nào. Đó là Nam Cực lạnh giá cằn cỗi, nơi mà cái lạnh và bóng tối của mùa đông đang đến rất nhanh.

    Nhiều người nói rằng Nam Cực từ chỗ là nơi "nguy hiểm" bậc nhất với mức nhiệt có thể giảm xuống gần -90 độ C và vận tốc gió lên tới 322 km/giờ, nay đã trở thành nơi "an toàn" nhất trước dịch Covid-19 tính đến thời điểm này. Trong vài tháng qua, khoảng 4.000 người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đã theo dõi diễn biến dịch Covid-19 từ Nam Cực.

    Ông Trump khen nức nở kinh nghiệm chống COVID-19 của Trung Quốc, nói hai nước hợp tác chặt chẽ - Ảnh 1.

    Khí hậu ở Nam Cực rất khắc nghiệt.

    Alberto Della Rovere (35 tuổi), người đứng đầu đoàn thám hiểm của Ý đến Nam Cực cho biết bạn bè đồng nghiệp của anh tại quê nhà nhắn tin qua ứng dụng WhatsApp: "Tốt hơn hết cậu nên ở lại, Nam Cực rất an toàn đấy".

    Hiện tại, ngay cả trong thời gian bình thường, chỉ có một số người hạn chế được phép rời và đến Nam Cực. Nhân viên y tế cũng bắt đầu kiểm tra các dấu hiệu của Covid-19 và các bệnh khác. Alberto tự tin nói: "Bây giờ, Nam Cực là nơi an toàn nhất thế giới vì không có liên hệ với bên ngoài và cách rất xa mọi khu dân cư". Một nhân viên của trạm nghiên cứu của Mỹ đã đăng bức ảnh chụp nhiều thùng giấy vệ sinh với chú thích "Đừng lo lắng cho chúng tôi".

    Những người đóng quân ở Nam Cực có thể chưa nhiễm Covid-19 nhưng họ sẽ gặp rủi ro lớn nếu bị như vậy. Hầu hết các cơ sở chỉ có khả năng xử lý một trường hợp đơn lẻ và họ sẽ phải vật lộn để ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thanh minh sau khi bị Tây Ban Nha trả lô kit xét nghiệm COVID-19 không chính xác

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid ngày 26/3 đã lên tiếng trên Twitter, nói rằng lô sản phẩm bộ kit xét nghiệm virus SARS-Cov-2 mà Tây Ban Nha mua của công ty Bioeasy (Trung Quốc) chưa được Cục quản lý dược phẩm nhà nước Trung Quốc phê chuẩn. Lô hàng này cũng không thuốc số thiết bị y tế do chính phủ Trung Quốc gửi tới Tây Ban Nha.

    Phản hồi của ĐSQ Trung Quốc được cho là nỗ lực nhằm trấn an giới chức Tây Ban Nha, sau khi chính phủ nước này thông báo hôm 25/3 về việc đặt hàng 468 triệu USD mua thiết bị y tế từ Trung Quốc - gồm 950 máy thở, 5.5 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 và 550 triệu khẩu trang.

    Theo ĐSQ Trung Quốc, đơn hàng mới chưa được xuất ra khỏi Trung Quốc, và không có sản phẩm nào của Bioeasy trong lô hàng cung ứng cho Tây Ban Nha.

    Trước Tây Ban Nha, CH Czech cũng gặp vấn đề khi sử dụng bộ kit xét nghiệm do nhà sản xuất Trung Quốc cung cấp, khi một quan chức vùng Moravia-Silesia thông báo có 80% kết quả xét nghiệm từ các bộ kit này là không chính xác.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan yêu cầu người dân ở trong nhà trong 7 ngày

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York thiếu hụt thiết bị y tế trầm trọng, 2 người chung 1 máy thở

    Tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế bao gồm máy thở đang diễn ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là New York-bang có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất ở Mỹ.

    Bang này đã cho phép các bệnh viện sử dụng một máy thở để điều trị cho hai bệnh nhân trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

    Thống đốc bang Andrew Cuomo ngày 26/3 (giờ Mỹ) thông báo các bệnh viện ở New York được phép điều trị cho hai bệnh nhân với chỉ một máy thở nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế trong khi các ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng nhanh. Bệnh viện New York-Presbyterian đã xây dựng kế hoạch chia máy thở và phương án này đã sớm được Sở y tế bang phê duyệt.

    Cho rằng kỹ thuật này không phải toàn diện nhưng có thể hiệu quả, Thống đốc Cuomo cho biết việc chia sẻ máy thở có thể cần thiết trong bối cảnh bang này có thể cần tới 30.000 thiết bị này trong những tuần tới.

    Biện pháp này khá gây tranh cãi và đã bị nhiều hiệp hội y tế chỉ trích trong một tuyên bố chung và cho rằng không nên thử vì kỹ thuật này sẽ không thể được thực hiện an toàn với các thiết bị hiện nay.

    New York hiện có khoảng 5.000-6.000 máy thở - được sử dụng để giúp những bệnh nhân Covid-19 yếu nhất khi họ không tự thở được. New York mới đây đã mua thêm 7.000 máy thở đồng thời cũng vừa được nhận 400 máy thở từ kho dự trữ của chính quyền liên bang.

     

    Tại sao lại có nhu cầu như vậy? Đây là một bệnh hô hấp đối với rất nhiều người. Do đó tất cả họ đều cần máy thở... Các bệnh nhân không nhiễm Covid-19 thường sử dụng máy thở trong vòng 3-4 ngày. Các bệnh nhân Covid-19 sử dụng máy thở từ 11 tới 21 ngày. Bạn không thể quay vòng máy như nhau được.

    Thống đốc bang New York Andrew Cuomo

     

    Bấm link để đọc bài viết đầy đủ tại đây 

    Thiếu hụt thiết bị y tế trầm trọng, 2 người chung 1 máy thở ở New Yorksoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điện đàm với ông Tập Cận Bình, ông Trump lại khen Trung Quốc hết lời

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày hôm nay đã có cuộc điện đàm nhằm hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước, chống lại dịch bệnh COVID-19.

    Trump sau đó thông báo trên Twitter rằng ông đã trao đổi "rất chi tiết" với ông Tập về đại dịch COVID-19.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     

    Trung Quốc đã trải qua nhiều chuyện và phát triển được kinh nghiệm phong phú về virus. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Hết sức tôn trọng!

     Cuộc điện đàm Trump-Tập diễn ra sau hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo các thành viên nhóm G-20, trong đó chủ tịch Trung Quốc có bài phát biểu kêu gọi hợp tác quốc tế sâu rộng hơn nữa.

    Trong điện đàm, ông Tập nói rằng quan hệ Mỹ-Trung đang ở vào thời khắc quan trọng và bày tỏ mong muốn phía Mỹ có hành động thực chất để cải thiện quan hệ song phương.

    "Phía Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục cung cấp thông tin và kinh nghiệm với Mỹ," ông Tập nêu.

    Báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, ông Trump nói rằng kinh nghiệm của Trung Quốc đã mang tới cho ông "cảm hứng to lớn".

    Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh giữa Mỹ và Trung Quốc những ngày qua phát sinh nhiều bất đồng liên quan đến nguồn gốc của virus corona, cũng như giới chức chính phủ Mỹ cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin trong giai đoạn đầu dịch bệnh. Ông Trump nhiều lần sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" để nói về SARS-Cov-2 và tuyên bố cách gọi này là thuật ngữ chính xác thể hiện nguồn gốc của virus.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin: Nga hy vọng có thể chỉ cần chưa đến 2-3 tháng để "đánh bại" dịch COVID-19

    Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ 5 (26/3) vừa qua tuyên bố trong cuộc họp trực tuyến của nhóm G20 rằng ông hy vọng nước Nga có thể "đánh bại" virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 trong vòng từ 2 đến 3 tháng, nếu nước này áp dụng triệt để các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt với sự chấp hành của toàn dân, hãng thông tấn Reuters đưa tin.

    Trước đó, theo lệnh của Tổng thống Putin, giới chức Nga đã ban bố lệnh đình chỉ các chuyến bay quốc tế, yêu cầu hầu hết các cửa hàng, quán ăn, cafe... và các dịch vụ không cần thiết, cùng một số nhà thờ tại thủ đô Moskva đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

    Trong ngày hôm qua (26/3), Nga đã ghi nhận thêm 182 ca nhiễm COVID-19 mới. Đây cũng là số ca nhiễm bệnh trong ngày lớn nhất từng được ghi nhận tại quốc gia này, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn nước Nga lên 840 người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha dừng sử dụng bộ test nhanh Covid-19 của Trung Quốc

    Thủ đô của Tây Ban Nha đã dừng sử dụng bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 do một công ty Trung Quốc sản xuất, sau khi nghiên cứu xác định độ chính xác của chúng chỉ ở mức 30%.

    Nghi ngờ về độ chính xác của những bộ kit này nổi lên khi số ca nhiễm ở Tây Ban Nha hôm qua tăng vọt lên 56.188 và 4.089 người tử vong. Trên khắp thế giới, dịch bệnh này đã khiến 468.000 người nhiễm bệnh và hơn 21.000 người chết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Thêm bang Illinois đại thảm họa, TP New Orleans bên bờ vực

    Một bác sĩ cảnh báo TP New Orleans thuộc bang Louisiana - Mỹ cần sự giúp đỡ nếu không, trong tuần tới nơi này sẽ chứng kiến thảm họa vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).

    Hôm 26-3, cơ quan y tế bang Louisiana ghi nhận hơn 2.300 trường hợp nhiễm. Trên toàn bang này, 83 người đã chết vì Covid-19, một trong những nơi có số ca tử vong vì dịch bệnh cao nhất tại Mỹ.

    TP New Orleans vốn nổi tiếng với các sự kiện xã hội quy mô lớn cùng với tỉ lệ béo phì và bệnh mạn tính cao hơn mức trung bình, khiến người dân ở đây có nhiều nguy cơ nhiễm Covid-19. Hiện thành phố này đã ghi nhận hơn 997 ca nhiễm và 46 ca tử vong, chiếm hơn gấp đôi số ca nhiễm toàn bang.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ đô Tokyo, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm cao nhất trong 1 ngày

    Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã ghi nhận số ca lây nhiễm virus Corona chủng mới trong 1 ngày tăng vọt hôm 26/3, với 47 ca nhiễm mới.

    Mỹ vượt TQ, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới; Italy đón nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

    Thị trưởng Tokyo Yuroki Koike đã thúc giục công dân nên ở nhà trong dịp cuối tuần. Bà cũng yêu cầu chuyển sang hình thức làm việc tại nhà và tránh tham gia các hoạt động tập trung đông người cho đến 12/4.

    Hôm thứ Năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra lệnh thành lập một lực lượng đặc nhiệm của chính phủ để đối phó với đại dịch Covid-19, vì số ca nhiễm ở nước này tăng đột biến. Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato nói rằng chính phủ sợ số ca mắc virus Corona chủng mới đang gia tăng ở các thành phố lớn.

    Việc thành lập đội đặc nhiệm là một yêu cầu để tuyên bố tình trạng khẩn cấp - mặc dù Bộ trưởng Nội các Yoshi Suga cho biết, vẫn chưa đến lúc tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với G20 về các biện pháp đối phó COVID-19

    Chia sẻ với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị trượng đỉnh trực tuyến G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đoàn kết, hợp tác và phối hợp toàn cầu và khu vực là rất quan trọng; khẳng định quyết tâm, cam kết của Việt Nam trong chống dịch COVID-19; nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

    Thủ tướng khẳng định Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã và đang cùng các nước ASEAN đề cao tinh thần Cộng đồng "gắn kết và chủ động thích ứng" thực hiện mạnh mẽ các biện pháp, phối hợp hành động chống COVID-19, đồng thời hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với nhiều nước G20 và các đối tác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Mỹ: Bí ẩn đằng sau khả năng miễn dịch với COVID-19 và phương án đưa bác sĩ khỏi bệnh lên "tiền tuyến"

    Khi số lượng người nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt qua ngưỡng 450.000 ca trên toàn cầu và hơn 1 tỉ người buộc phải thực hiện lệnh phong tỏa, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tìm đáp án chính xác cho câu hỏi hóc búa: Những người đã khỏi bệnh có thể trở nên miễn dịch trước virus corona hay không?

    Theo New York Times, câu trả lời gần như chắc chắn là có, với một số trường hợp ngoại lệ. Thông tin này rất quan trọng và có thể có ích trong nhiều trường hợp. Ví dụ, những người được xác nhận đã có miễn dịch với COVID-19 có thể đi ra khỏi nhà và giúp đỡ chăm sóc những người khác cho tới khi vaccine được hoàn thành. Đặc biệt, những nhân viên y tế có kháng thể với COVID-19 sẽ điều trị cho những bệnh nhân ốm nặng một cách hiệu quả hơn.

    Một xã hội với nhiều người có kháng thể cũng sẽ giúp kết thúc dịch bệnh: khi ngày càng có ít người để lây nhiễm, virus corona sẽ mất đi lợi thế và thậm chí những người dễ bị lây bệnh nhất cũng tránh được nguy cơ từ virus.

    Sự miễn dịch cũng có ích cho quá trình chữa trị sớm. Kháng thể thu được từ những người đã khỏi bệnh có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh.

    Mới đây, thống đốc Andrew M. Cuomo thông báo New York sẽ là bang đầu tiên ở Mỹ thử nghiệm sử dụng kháng thể từ người khỏi bệnh để chữa cho những ca mắc COVID-19 có triệu chứng nặng.

    "Sở Y tế New York đã làm việc với các cơ quan y tế tốt nhất thành phố, và chúng tôi nghĩ sẽ có tiến triển tích cực," ông Cuomo nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh sát Ấn Độ truy lùng người chống lệnh, quất roi, bắt chống đẩy giữa phố trong ngày đầu phong tỏa

    Mỹ vượt TQ, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới; Italy đón nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

    Ấn Độ ở thời điểm hiện tại đã ghi nhận 606 ca nhiễm virus, cùng 10 trường hợp tử vong, thấp hơn rất nhiều so với đa số các nước hiện tại.

    Nhưng với việc mật độ dân số quá cao - 1,3 tỉ dân cùng hệ thống y tế không đủ mạnh, chỉ vậy thôi cũng đủ để thủ tướng chính phủ - ông Narendra Modi ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 21 ngày, bắt đầu vào hôm 25/3 vừa qua.

    Lệnh phong tỏa được Ấn Độ thi hành một cách cực kỳ khắc nghiệt. Sẽ không có ai được phép ra ngoài - trừ trường hợp khẩn cấp, nhằm tránh để quốc gia rơi vào tình cảnh tương tự với những gì đã xảy ra với Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nhà và Mỹ.

    "Để cứu lấy Ấn Độ, cứu lấy toàn thể người dân, cứu lấy bạn và gia đình... thì mọi con đường, mọi khu vực sẽ bị phong tỏa," - ông Modi thông báo trên sóng truyền hình quốc gia.

    Ngay trong ngày đầu tiên, đường phố tại Mumbai - một trong những trung tâm kinh tế vốn cực kỳ đông đúc của Ấn Độ - đã trở nên vắng lặng.

    Cửa hiệu đóng cửa, tàu điện không ai đi, sân bay bị phong tỏa và các nhà máy thì ngưng hoạt động.

    Để thực thi mệnh lệnh một cách thật quyết liệt, các sĩ quan cảnh sát đã thực hiện các đợt truy quét ngoài đường phố và đường cao tốc. Họ chặn người đi đường, yêu cầu trình bày lý do di chuyển.

    Và hình phạt dành cho các lý do không chính đáng thì chẳng phải tiền!

    Theo Reuters đưa tin, cảnh sát Ấn Độ sẽ có nhiều biện pháp khác để trừng phạt người bất tuân, như... lấy roi quất, bắt chống đẩy, tập thể dục giữa phố, hoặc phải đeo lên mình tấm bảng "Tôi là bạn của virus corona."

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau đây http://toquoc.vn/ngay-dau-tien...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận 55 ca nhiễm mới, chỉ có 1 trường hợp là ca nhiễm nội địa

    Tính đến cuối ngày thứ 5 (26/3) vừa qua, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 55 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh chưa được chữa khỏi tại nước này lên 3.292 người - bao gồm 2.896 trường hợp ở tâm dịch Hồ Bắc.

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, có 54/55 ca nhiễm mới được ghi nhận là các trường hợp "nhập khẩu".

    Ngoài ra, nước này cũng xác nhận thêm 5 ca tử vong mới tại tỉnh Hồ Bắc, và 4 ca trong số đó là ở thủ phủ Vũ Hán, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 3.292 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy đón nhận tín hiệu cực kỳ tích cực

    Số ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) mới tại Ý đã giảm trong ngày thứ 4 liên tiếp hôm 25-3.

    Với 5.210 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm tại nước này đã tăng lên ít nhất 74.386, so với mức 69.176 một ngày trước đó. Tỉ lệ tăng 7,5% này được xem là thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Ý.

    Số người thiệt mạng vì virus gây Covid-19 vẫn ở mức cao (thêm 683 người hôm 25-3) nhưng tỉ lệ tử vong đã giảm xuống mức 10%, thấp hơn nhiều so với mức 57% của thời điểm 8-3. Phó Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Ranieri Guerra nhận định đây là một tín hiệu "cực kỳ tích cực" và các biện pháp đang được Ý thực hiện là "hoàn toàn đúng đắn".

    Theo Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Ý, Covid-19 đã đạt đỉnh ở 57 trong tổng số 107 tỉnh của quốc gia này và "các biện pháp khống chế dịch bệnh đang cho kết quả mong muốn".

    Những số liệu nêu trên là bằng chứng mới cho thấy các biện pháp phong tỏa "kéo dài và đau đớn" nhằm làm chậm sự lây lan của virus sẽ phát huy hiệu quả. Trong suốt 2 tuần qua, nước Ý gần như bị đóng cửa hoàn toàn, hoạt động tụ tập nơi công cộng bị cấm trong khi phần lớn nền kinh tế rơi vào trạng thái đình trệ vô thời hạn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi làm làm ngay 5 việc để chiến thắng dịch Covid -19

    Mỹ vượt TQ, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới; Venezuela có ca tử vong đầu tiên - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các hướng dẫn của ngành y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi: Mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

    Phó Thủ tướng đề nghị người dân cần thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, thậm chí những hướng dẫn đòi hỏi mỗi người phải thay đổi một số thói quen và gây bất tiện. Trong đó đặc biệt lưu ý phải làm tốt một số điểm:

    1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

    2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

    3.  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

    4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

    5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau đây https://baophapluat.vn/trong-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Anh Boris Johnson lên tiếng kêu gọi các nước trên thế giới khẩn cấp phối hợp để nhanh chóng tìm ra vaccine ngừa bệnh.

    Nước Anh ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này khi có đến 115 bệnh nhân thiệt mạng trong một ngày, nâng tổn thất nhân mạng từ đầu dịch tại Anh lên con số 578 người. Số ca nhiễm mới virus SARS CoV-2 cũng đồng thời tăng thêm trên 2.000 người và hiện ở mức 11.658 ca nhiễm.

    Mặc dù số ca nhiễm và tử vong tăng cao do giới chức y tế Anh thay đổi cách tính, bằng cách thống kê trong vòng 24h thay vì trong 8h trước đây nhưng Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock thừa nhận, diễn biến dịch Covid-19 tại Anh đi sau các nước Italy, Tây Ban Nha hay Pháp từ 2-3 tuần và các con số thiệt hại tại Anh sẽ tăng cao rất nhanh trong những tuần tới, khi cơn bão bệnh nhân ập vào các bệnh viện.

    Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn cao điểm, chính quyền Anh đang gấp rút tung ra các biện pháp đối phó. Trong cuộc họp trực tuyến với nguyên thủ các nước G20, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi toàn bộ các nước khẩn cấp phối hợp hành động để nhanh chóng tìm ra vaccine chống Covid-19.

    Ông Johnson cho biết, Chính phủ Anh sẽ đóng góp 210 triệu bảng Anh cho nỗ lực này. Ngoài ra, chính phủ Anh sắp tới cũng sẽ tham gia cùng với các nước EU trong hợp đồng mua chung thiết bị y tế, sau khi bị dư luận nước này chỉ trích vì để lỡ cơ hội hồi đầu tháng này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bắt đầu hoạt động bình thường trở lại "trong thận trọng"

    Mỹ vượt TQ, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới; Venezuela có ca tử vong đầu tiên - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc đại lục từ tháng 12 năm ngoái, nhưng hiện tại, khi tình hình tại nhiều quốc gia khác trên thế giới trở nên tồi tệ hơn, thì Trung Quốc gần như không có thêm ca nhiễm nội địa.

    Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa chặt chẽ được áp dụng trong gần 3 tháng qua, tuy nhiên người dân vẫn được yêu cầu thận trọng do lo ngại về làn sóng bùng phát dịch thứ 2 do các nguồn lây nhiễm "nhập khẩu".

    Để giảm thiểu tối đa các ca bệnh "nhập khẩu", Trung Quốc đã quyết định tạm thời cấm nhập cảnh đối với nước ngoài - kể cả những người có giấy phép cư trú ở nước này - bắt đầu từ ngày 28/3. Một số trường hợp ngoại lệ bao gồm hộ chiếu ngoại giao, thủy thủ, phi hành đoàn... Hiện chưa rõ lệnh cấm nhập cảnh này sẽ kéo dài đến khi nào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dư luận TQ nổi bão đòi "làm cho ra lẽ" tin sĩ quan Mỹ là bệnh nhân COVID-19 số 0 ở Vũ Hán

    Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), mục đích của dư luận Trung Quốc là nhằm làm rõ sự việc và chấm dứt những đồn đoán về khả năng quân nhân Mỹ đã đưa virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) gây dịch COVID-19 vào Trung Quốc.

    Hoàn Cầu trích dẫn giả thuyết của George Webb, nhà báo điều tra tại Washington, DC, đăng tải trên Twitter mới đây, nói ông tin rằng nữ thượng sĩ lục quân Maatje Benassi - tài xế và vận động viên xe đạp thuộc quân đội Mỹ - có thể là "bệnh nhân số 0" của dịch COVID-19 tại Vũ Hán.

    Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ ngày 25/10/2019, bà Benassi đã tham gia phần thi đua xe đạp cự ly 50 dặm, trong khuôn khổ Đại hội Thể thao quân sự thế giới (Military World Games) tổ chức ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

    Bất chấp không cung cấp được bằng chứng xác thực nào, thuyết âm mưu của Webb đã châm ngòi tranh luận nảy lửa trên các phương tiện truyền thông, giới chuyên gia, cũng như mạng xã hội Trung Quốc.

    Hoàn Cầu cho hay, nhiều cư dân mạng Trung Quốc thúc giục Mỹ thực hiện xét nghiệm COVID-19 với sĩ quan Benassi và công bố thông tin về đoàn đại biểu Mỹ dự MWG 2019.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong trong ngày nhiều hơn Italy

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Tính đến cuối ngày 26/3, số ca tử vong được ghi nhận tại Tây Ban Nha đã vượt mốc 4.300 người, tăng 718 trường hợp so với một ngày trước đó, theo số liệu của worldometers.info. 

    Đáng chú ý, số ca tử vong được Tây Ban Nha ghi nhận trong 24h qua nhiều hơn cả Italy - quốc gia hiện có số người chết vì COVID-19 nhiều nhất trên thế giới.

    Trước tình trạng hệ thống y tế, dịch vụ tang lễ quá tải do dịch bệnh, các nhà chức trách Tây Ban Nha đã phải biến một sân trượt băng thành nhà xác dã chiến. Các trường hợp tử vong do COVID-19 sẽ được chuyển tới địa điểm này để giảm gánh nặng cho các bệnh viện và dịch vụ tang lễ của nhà nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân Italy hát quốc ca cảm ơn QĐ Nga giúp đỡ chống đại dịch COVID-19

    Các nhóm công tác đặc biệt của Nga được giao nhiệm vụ hỗ trợ Italy trong cuộc chiến chống lại COVID-19, đại dịch đã ghi nhận ít nhất 74.386 ca mắc và hơn 7.500 trường hợp tử vong tại quốc gia châu Âu này.

    "Đoàn xe đặc chủng chở theo các chuyên gia từ Bộ Quốc phòng Nga đã tới phi trường Orio al Serio ở Bergamo. Tại đây, một trung tâm điều hành chung giữa Nga và Italy sẽ được triển khai để đối phó với đại dịch COVID-19", hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga hôm 25/3 chi biết.

    Theo Bộ Quốc phòng Nga, các chuyên gia của quân đội Nga sẽ tiến hành diệt khuẩn và ngăn chặn dịch Covid-19 sau khi điều phối hoạt động với giới chức Italy.

    Quyết định đưa các lực lượng Quân đội Nga tới Italy giúp làm chậm lại quá trình lây lan của COVID-19 được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm 21/3 trước đó.

    Để tuyên truyền cho sự kiện này, Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng tải những hình ảnh chụp các xe cơ giới dán hình trái tim với quốc kỳ Nga và Italy, kèm theo dòng chữ "Tình yêu từ Nga" viết bằng tiếng Nga, Italy và Anh.

    Người dân Italy hát quốc ca, cảm ơn Quân đội Nga

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các tuyến phố kinh doanh buôn bán tại Hà Nội ngừng hoạt động để chung tay chống dịch Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cập nhật diễn biến dịch COVID-19 sáng 27/3 trên thế giới

    Tính đến 6h50 sáng ngày hôm nay (27/3 - theo giờ Việt Nam), đã có tổng cộng 529.614 ca nhiễm và 23.976 ca tử vong do COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới, theo trang thống kê worldometers.info. Trong đó, đã có 123.380 người hồi phục.

    Mỹ đã chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đứng ở vị trí thứ 3 là Italy, với số người nhiễm không chênh lệch nhiều so với Trung Quốc và con số này tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua. 

    Ngoài ra, bên cạnh Iran, nhiều quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Đức, Pháp hay Anh tiếp tục là những "điểm nóng" đáng lo ngại khi ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới trong vòng 24h qua. 

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

    Nguồn: worldometers.info

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Venezuela xác nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19

    Thông tin trên đã được Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez xác nhận trên sóng truyền hình trực tiếp hôm thứ 5 (26/3) vừa qua.

    Nạn nhân là một người đàn ông 47 tuổi từng di chuyển qua tiểu bang Aragua ở miền Bắc nước này.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Venezuela đã xác nhận 107 ca nhiễm COVID-19, trong khi nước láng giềng Colombia có tổng cộng 491 ca nhiễm. Brazil hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Mỹ-Latinh, với 2.985 trường hợp nhiễm bệnh và 77 trường hợp tử vong do COVID-19.

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

    Số liệu được cập nhật đến 6h50 sáng ngày hôm nay (27/3 - theo giờ Việt Nam) trên trang thống kê worldometers.info. Xử lý ảnh: Hồng Anh

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh tăng cường các biện pháp xử phạt đối với những người cố tình vi phạm lệnh giới nghiêm

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh: Peter Summers/Getty Images

    CNN trích dẫn thông cáo được Bộ Nội vụ Anh đưa ra hôm thứ 5 (26/3) vừa qua cho biết, cảnh sát nước này đã được trao thêm quyền hạn để đảm bảo người dân thực thi lệnh giới nghiêm. Một trong những biện pháp này là bắt giữ những người vi phạm.

    Theo quy trình này, trước tiên cảnh sát sẽ hướng dẫn người dân rời khỏi một khu vực hoặc giải tán đám đông, sau đó yêu cầu người dân về nhà. Tuy nhiên nếu người dân cố tình vi phạm thì họ sẽ phải nộp phạt, nặng hơn nữa là bị bắt giữ và phải hầu tòa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 của Mỹ chính thức vượt Trung Quốc

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

    Tính đến 6h50 sáng ngày hôm nay (27/3 - theo giờ Việt Nam), nước Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 83.672 ca nhiễm và 1.209 ca tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19), tăng 15.461 ca nhiễm chỉ trong vòng 24h.

    Như vậy, Mỹ đã chính thức vượt qua Trung Quốc (hiện có 81.285 ca nhiễm), trở thành quốc gia đứng đầu về số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.

    Đứng thứ 3 trong bảng thống kê về số ca nhiễm bệnh hiện nay là Italy, với 80.589 trường hợp được xác nhận. Tuy nhiên, với 8.215 ca tử vong, gấp hơn 2 lần so với nơi dịch COVID-19 khởi phát, quốc gia châu Âu này hiện đứng đầu danh sách về số ca tử vong do virus corona chủng mới trên toàn thế giới.

    Mỹ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại