Độc tố chết người vừa được tìm thấy trong 3 cuốn sách cổ ở châu Âu: Nó nguy hiểm mức nào?

Cẩm Mai |

Bạn đã từng nghe nói đến sách chứa chất độc chưa?

Trong tiểu thuyết "Tên của hoa hồng" năm 1980, có nói đến một thầy tu dòng Benedictine trong tu viện Italia thế kỷ 14, đã đầu độc chết hết những người đã liếm ngón tay dính thuốc độc khi cầm sách đọc.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bìa 3 cuốn sách quý từ thế kỷ 16 và 17 về lịch sử trong thư viện ĐH Nam Đan Mạch, có chứa lượng lớn chất arsen.

Những cuốn sách nhiễm độc được mang đi phân tích x-quang (micro-XRF) – là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học, được dùng trong lĩnh vực khảo cổ và phân tích nghệ thuật gốm sứ - hội họa.

Ba cuốn sách quý được mang đi phân tích x-quang vì trước đó thư viện đã phát hiện ra các mảnh bản thảo thời trung cổ, như các bản sao luật pháp La Mã và luật giáo hội, được sử dụng làm bìa sách.

Nó ghi chép rõ ràng rằng những người đóng sách châu Âu thế kỷ 16 và 17 đã sử dụng giấy da cũ tái chế. Các văn bản tiếng Latinh trong bìa của 3 cuốn sách này rất khó đọc vì phủ một lớp sơn màu xanh lá cây che khuất chữ cái viết tay cũ.

Lớp sơn được phân tích bằng micro-XRF và tập trung vào các thành phần hóa học, như sắt và canxi, với hy vọng làm cho các nhà nghiên cứu dễ đọc được chữ cái hơn.

Nhưng phân tích micro-XRF cho thấy lớp sắc màu xanh lá cây là chất arsen - một trong những chất độc mạnh trên thế giới.

Độc tố chết người vừa được tìm thấy trong 3 cuốn sách cổ ở châu Âu: Nó nguy hiểm mức nào? - Ảnh 1.

Biểu hiện ở người bị nhiễm độc arsen.

Nhiễm độc Arsen nguy hiểm thế nào?

Nếu con người nhiễm độc arsen có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc khác nhau, phát triển thành bệnh ung thư và thậm chí gây tử vong.

Arsen bắt đầu được các họa sĩ châu Âu dùng nhiều vào thế kỷ 19 để vẽ những bức tranh sống động và tạo màu cho vải dệt, vải da. Nên chất này có ở bìa sách, quần áo thời đó. Do vậy, các hiện vật trong bảo tàng ngày nay cũng chứa chất độc này.

Đến nửa cuối thế kỷ 19, chất arsen không được dùng tạo màu sắc nữa, nhưng được dùng làm thuốc trừ sâu.

Đến thế kỷ 20, chất arsen bị loại bỏ khỏi ngành nông nghiệp.

Hiện nay, thư viện ĐH Nam Đan Mạch phải lưu giữ 3 cuốn sách chứa độc tố trong 1 chiếc hộp dán mác an toàn để riêng rẽ trong tủ thông gió. Họ dự định số hóa 3 cuốn sách để người đọc tiếp cận mà không bị nhiễm độc nhưng không ai dám làm việc đó.

Arsen là gì?

Arsen (As) là một kim loại tự nhiên phổ biến. Trong tự nhiên, arsen thường kết hợp với các nguyên tố khác như carbon và hydro, gọi là arsen hữu cơ.

Arsen vô cơ ở dạng kim loại tinh khiết. Trong các hợp chất, arsen là biến thể có độc hại hơn. Độc tính của arsen không giảm theo thời gian.

Tùy vào loại arsen và thời gian phơi nhiễm mà các triệu chứng ngộ độc khác nhau, bao gồm dạ dày, phổi và ruột bị kích thích, buồn nôn, tiêu chảy, da thay đổi.

Chất này còn được gọi là "ngọc xanh lục bảo", bởi màu xanh lá cây bắt mắt của nó, giống như màu đá quý phổ biến. Sắc tố arsen - một loại bột kết tinh dễ sản xuất và thường được sử dụng cho nhiều mục đích, nhất là trong thế kỷ 19.

Kích thước của hạt bột ảnh hưởng đến màu sắc, như đã thấy trong sơn dầu và sơn mài. Các hạt lớn tạo ra màu xanh lá cây đậm hơn các hạt nhỏ. Sắc tố này được dùng phổ biến vì cường độ màu và không phai màu.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại