Tại sao Nga, Trung Quốc sợ tàu ngầm cổ lỗ của Mỹ?

Chí Huy |

Tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Los Angeles của Mỹ được đánh giá là chạy êm bậc nhất thế giới.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt vũ khí cũng như các thiết kế mới đã xuất hiện và đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã thúc đẩy các nhà thiết kế của các quốc gia cải thiện và tăng cường kho vũ khí của mình.

Trong thời gian này rất nhiều thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí mới đã được tạo ra và thử nghiệm thành công cũng như việc nâng cấp các loại vũ khí khác để tiếp tục phục vụ cho tới ngày nay.

 Tại sao Nga, Trung Quốc sợ tàu ngầm cổ lỗ của Mỹ?  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ ( www.mport.ua)

Một ví dụ điển hình đó là chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng của lớp Los Angeles của Mỹ. Chúng được tạo ra để thay thế tàu ngầm lớp Sturgeon.

Năm 1976, Los Angeles là tàu ngầm khá tiên tiến, có khả năng chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, thăm dò khai thác khoáng sản và vận chuyển các lực lượng bí mật của Mỹ.

Từ năm 1982, các tàu ngầm mới của loại này đã được trang bị thêm 12 bệ phóng thẳng đứng của tên lửa hành trình Tomahawk.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, hai chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đã lợi dụng cơ hội này và bắn thử tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu thực tế.

Cho đến nay, những chiếc tàu ngầm này đang dần dần được thay thế bởi vì những vấn đề liên quan đến lò phản ứng cũ và những loại tàu ngầm mới lớp Seawolf, và sau đó Virginia.

Vậy tại sao những chiếc tàu còn lại khiến Nga và Trung Quốc sợ hãi? Câu trả lời đã được nhà phân tích Kyle Mizokami đăng trên tờ báo National Interest.

Tác giả đã ca ngợi cấu tạo của con tàu cũng như khả năng trinh sát và chiến đấu của nó. Không chỉ trong những năm 90 đã làm Nga và Trung Quốc sợ hãi mà cho tới tận bây giờ.

Tàu được thiết kế theo phương pháp một vỏ, bao gồm một thân ống hình trụ (dài hơn 50% vỏ tàu) phần mũi tàu và đuôi tàu được thiết kế dạng cầu parabol.

Lượng giãn nước trên mặt nước : 6.082 - 6.330 tấn. Lượng giãn nước khi lặn: 6.927 - 7.177 tấn. Chiều dài thân tàu: 109,7 m. Chiều rộng thân tàu : 10,1 m. Mức ngấn nước khi nổi: 9,4 m.

Các tàu ngầm vẫn duy trì khả năng phóng tên lửa qua ống phóng ngư lôi. Các tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu trên bờ có tầm bắn lên đến 2.500 km.

Hệ thống TAINS (phiên bản bán tự động dẫn đường quán tính của hệ thống TERCOM) điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu với vận tốc cận âm và độ cao so với mặt đất từ 20 đến 100 m.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị tên lửa chống tàu “Harpoon”. Các tên lửa chống tàu Harpoon nâng cấp dành cho tàu ngầm được lắp đặt đầu đạn tự dẫn bằng radar chủ động và khối nổ mạnh 225 kg. Tầm bắn của tên lửa chống tàu Harpoon với tốc độ bay của tên lửa ở cận âm là 70 km.

Tàu ngầm được trang bị hệ thống tìm kiếm BRD-7, hệ thống phát hiện, định danh và phân loại mục tiêu trên sóng radio dưới nước WLR-1H và WLR-8(v)2, hệ thống phát hiện và định danh, chủng loại mục tiêu đài phát radar WLR-10.

Hiện nay hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hệ thống phát hiện đài sonar và tác chiến điện tử, gây nhiễu, tín hiệu giả AN/WLY-1 để thay thế cho thiết bị WLR-9A/12.

Nhờ hiện đại hóa và trang bị thêm nhiều tính năng hiện đại, tàu ngầm hạt nhân Los Angeles của Mỹ được đánh giá là chạy êm nhất thế giới. Đã có 62 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles được đóng và hoạt động trên các đại dương.

Hiện nay một số chiếc đang được bảo dưỡng và nạp lại nhiên liệu và có thể tăng thời hạn phục vụ của các tàu ngầm loại nên lên hơn 40 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại