Tuyến đường thương mại nói trên dự kiến sẽ đi qua Nga từ châu Âu đến Trung Quốc, qua khu vực Transcaucasus và Kazakhstan, đòi hỏi đầu tư đáng kể để cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng và đường cao tốc.
Liên minh châu Âu ủng hộ Hành lang giữa khi nhận thấy tầm quan trọng của nó trong việc tạo thuận lợi thương mại với khu vực Biển Caspian và Trung Á, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu các tuyến đường tiếp cận do những lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga và Iran.
Bản thân Trung Quốc cũng chú ý đến tuyến đường này do những hạn chế của phương Tây đối với các tuyến đường phía Bắc.
Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể sự tham gia của mình vào Hành lang giữa bằng cách ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Georgia trong lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng và chính sách hải quan.
Đại sứ Trung Quốc tại Georgia được cho là đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đường cao tốc, nhấn mạnh sự cần thiết của một tuyến đường thương mại đi qua Liên bang Nga, điều này đánh dấu một sự thay đổi cơ bản trong quan điểm của Bắc Kinh.
Đồng thời, mối quan hệ đối tác của EU với Georgia có thể bị đặt dấu hỏi nếu cuối cùng nước này thích đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng hơn tiền của châu Âu. Bắc Kinh và phương Tây có quan điểm khác nhau về đường cao tốc, do vậy câu hỏi chính là bên nào sẽ kiểm soát cơ sở hạ tầng của mình.
Hành lang giữa còn có những khó khăn khá rõ ràng khác. Trong đó có việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cực kỳ chậm chạp, đặc biệt là các cảng bên bờ biển Caspian. Mạng lưới đường bộ và đường sắt của Transcaucasia và Trung Á hiện không thể cung cấp yêu cầu như mong muốn.
Ngoài ra mối đe dọa quân sự từ phía Bắc cũng được đề cập. Theo các nhà nghiên cứu, nếu Nga giành được chiến thắng trước Ukraine, thì “Moskva sẽ có thể sử dụng lực lượng của mình phá hủy hành lang”.
Giới phân tích nhắc lại rằng “các căn cứ quân sự của Nga ở Abkhazia và Nam Ossetia nằm gần đường cao tốc Đông - Tây, mắt xích quan trọng nhất trên hành lang giao thông tạo ra mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng”.
Hành lang giữa đang là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia hiện nay.