Mỗi tấm của bức bình phong có kích thước Dài x Cao lần lượt là 101 x 66,5cm. Ảnh: interencheres
Cách đây ít tháng, một bức bình phong 3 tấm của một trong những "cây đa cây đề" của sơn mài Việt Nam là cố họa sĩ Hoàng Tích Chù (1912 - 2003), đã được tìm thấy trong tình trạng phủ bụi tại một căn nhà ngoại ô Lyon, Pháp. Tuyệt tác chỉ được tìm thấy khi chủ nhân ngôi nhà yêu cầu bên đấu giá kiểm kê và định giá đồ đạc của ngôi nhà.
Bút tích của cố họa sĩ Hoàng Tích Chù. Ảnh: drouot.es
Bức bình phong này 3 tấm với chữ ký của họa sĩ phía dưới. Chuyên gia kiểm định François Péron chia sẻ: Đây quả là một phát hiện tuyệt vời! Chủ nhân thừa kế ngôi nhà từ ông bà và nghi ngờ rằng đây là một món đồ quan trọng với độ tinh xảo và bền đẹp, nhưng không biết giá trị của nó.
Sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan, chúng tôi xác định bức bình phong được đặt hàng trực tiếp từ nghệ nhân Hoàng Tích Trù nhân dịp sinh nhật người con của 1 cặp vợ chồng buôn vải vóc. Đôi vợ chồng này đã chuyển từ Nam Định đến Lyon (Pháp) và định cư tại đây vào đầu những năm 50, khi kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang diễn ra tại Việt Nam.
Hoàng Tích Chù - họa sĩ bậc thầy Việt Nam
Cố họa sĩ Hoàng Tích Chù sinh năm 1912 trong một gia đình nho giáo tại Hà Bắc, quê ở làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh, thuộc lớp họa sĩ đầu tiên của Việt Nam và đã đặt dấu ấn rất đặc biệt cho nghệ thuật sơn mài.
Bức bình phong vẫn còn trong tình trạng tốt dù được vẽ từ 1941 và không được bảo quản cẩn thận. Ảnh cận: drouit.es
Ông thực hiện bức bình phong này khi vừa tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông Pierre Ansas là chuyên gia nghệ thuật châu Á đã chia sẻ: Năm 1941, Hoàng Tích Chù mở xưởng sơn mài trên phố Hàng Khoai, Hà Nội. Trong những năm đầu theo nghề, ông đã tạo dựng một phong cách trữ tình cổ điển rất riêng, tập trung vào phong cảnh và chùa chiền, bao gồm cả bức "Cảnh chùa Thầy" trên.
Bức bình phong sơn mài nhắc tới trong bài bao chứa những điểm mới mẻ trong phong cách của Hoàng Tích Chù. Bức bình phong 3 tấm được vẽ trên nền gỗ với màu nâu, đỏ, cam chủ đạo và được tô điểm các mảng dát vàng và bạc; với độ bóng cao, màu sắc rực rỡ và sắc nét, đây là một bước tiến so với cách sử dụng màu trước đó, thường chỉ được giới hạn ở các màu nâu, đen và đỏ.
Mặt sau của bức bình phong. Ảnh: drouot.es
Chuyên gia nghệ thuật châu Á Pierre Ansas chia sẻ thêm: Ông đã áp dụng những màu sắc mới, đồng thời xử lý những màu sắc này tốt hơn với kỹ thuật sơn mài ở trình độ cao. Một nét riêng trong tài năng của ông là sử dụng thuần thục các nguyên liệu thô như vỏ trứng (được nghiền nát hoặc được khắc nạm) để tạo ra những màu trắng ngả xanh, vảy vàng, bột bạc hay hồng ngọc.
PHONG CÁCH RẤT VIỆT NAM
Phong cảnh chùa chiền gợi phong cách rất Việt Nam, được chấm phá những vách đá và cây cối, đi cùng với đó là những mảng màu vàng và bạc. Ta có thể thấy hình ảnh ngọn núi Sài Sơn (còn gọi là núi Thầy, ở Quốc Oai, Hà Nội) nổi bật, được khắc họa bằng sơn mài màu nâu.
Ở tấm trung tâm, chùa Thầy hiện ra bên dòng nước hồ ánh cam. Được xây dựng vào thế kỷ 11 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Nội, ngôi chùa này là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lâu đời nhất ở Việt Nam, một địa điểm hành hương lớn vào dịp Tết.
Chuyên gia Pierre Ansas cho biết thêm rằng trong thời kỳ kháng chiến của Việt Nam, phong cách nghệ thuật của Hoàng Tích Chù cũng thay đổi, trở nên thực tế hơn; phong cách này được cho là như nhiều nghệ sĩ khác, phần lớn các tác phẩm của ông đều dành cho vị cha già của dân tộc.
Vị chuyên gia cho biết thêm: Vào cuối năm đầu Chiến tranh Đông Dương, Hoàng Tích Chù giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội. Ông cũng là người đã tạo ra những tác phẩm được coi là nền móng của nghệ thuật sơn mài với bảng màu phong phú.
PHÁ VỠ KỶ LỤC
Cảnh Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam (ảnh trên) và Cảnh Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù mới tìm thấy tại Pháp (ảnh dưới).
Trong suốt cuộc đời nghệ thuật, ông đã được tặng nhiều huân chương, huy hiệu và huy chương cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật được truy tặng vào năm 2000. Bức bình phong Cảnh chùa Thầy tìm thấy ở Pháp được cho là đã thu hút "tam giới", gồm họa sĩ, người sưu tầm và người yêu tranh. Lý do có thể đưa ra đơn giản vì kỹ nghệ tuyệt hảo và chất lượng sơn mài của bức bình phong ấy.
Hầu hết các tác phẩm của cố họa sĩ Hoàng Tích Chù hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông ở Mátxcơva hoặc trong các bộ sưu tập tư nhân. Cũng từ đây, những tác phẩm của ông xuất hiện một cách hiếm hoi trong các buổi đấu giá quốc tế. Theo một số ghi chép, hiện chỉ có khoảng mười tác phẩm của ông được đưa ra bán đấu giá trong hai mươi năm qua.
Do đó, việc phát hiện và mang ra đấu giá bức Cảnh chùa Thầy tại Pháp là một sự kiện quan trọng đối với tất cả những người yêu nghệ thuật Việt Nam. Tất cả các yếu tố cho thấy rằng mức giá bán sẽ dễ dàng vượt qua kỷ lục 98.023 euro (tương đương hơn 2,5 tỷ đồng) đã được ghi nhận vào năm 2018 tại Hồng Kông với bức Phong cảnh Bắc kỳ năm 1959.
#TUYỆT TÁC
https://soha.vn/phat-hien-tuyet-tac-son-mai-hoang-tich-chu-tai-phap-chuyen-gia-vua-ngam-vua-xuyt-xoa-202110311223254.htm