Phát hiện ‘cao lương mỹ vị’ trong mộ cổ, chuyên gia hét lên: Không ai được tiến vào!

Thuy Anh |

Rốt cuộc vì sao các chuyên gia lại ra quyết định kỳ quặc như vậy?

Số thịt được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. Ảnh: Kknews

Số thịt được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. Ảnh: Kknews

Ngày nay, chúng ta đều sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm. Nhưng thời xa xưa khi chưa có những thiết bị này, vậy người xưa đã bảo quản thực phẩm như thế nào?

Năm 2010, một ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc được phát hiện ở làng Vạn Lịch, Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo đánh giá sơ bộ, ngôi mộ khá lộn xộn, có thể thấy rằng nó đã bị đánh cắp. Nhưng may mắn thay, đoàn khảo cổ vẫn tìm thấy rất nhiều thứ có giá trị ở bên trong. Bên cạnh các di vật văn hóa, người ta còn tìm thấy một món 'cao lương mĩ vị' từ 2000 năm trước. Bên trong người ta tìm thấy những miếng thịt bò.

Thịt bò được đựng trong một chiếc vạc đồng, chiếc vạc cao khoảng 20 phân, có hình dáng thanh thoát, phóng khoáng. Có lẽ do kẻ trộm mộ không biết giá trị thực của nó nên chiếc kiềng đồng may mắn không bị lấy đi.

Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra số thịt này. Phần lớn số thịt đã bị cacbon hóa, tuy nhiên vẫn có một số chỗ phơi khô được bảo quản nguyên vẹn. Qua các ghi chép, đây là món ăn lâu đời nhất được tìm thấy trong lịch sử.

Phát hiện ‘cao lương mỹ vị’ trong mộ cổ, chuyên gia hét lên: Không ai được tiến vào! - Ảnh 1.

Ngôi mộ ở Thiểm Tây. Ảnh: Kknews

Sau khi phát hiện ra 'món ăn' này, đội khảo cổ trở nên cực kỳ nghiêm túc. Các chuyên gia lập tức không cho người ra vào để tránh việc người ngoài tiến vào phá hoại các di tích văn hóa.

Từ miếng thịt bò trong vạc đồng, người ta có thể nhìn thấy những thớ thịt còn sót lại. Có người miêu tả rằng khi bẻ nó ra còn cảm nhận được vân của miếng thịt. Chính vì vậy, các chuyên gia vô cùng tò mò về việc tại sao thịt bò lại được bảo quản lâu và tốt đến vậy?

Lý giải về điều này, các chuyên gia đưa ra 3 giả thuyết:

Trước hết, có thể là thịt bò có thể đã được làm khô hoàn toàn trước khi được đưa vào trong.

Khả năng thứ hai là là do mộ được bịt kín. Do được niêm phong cẩn thận nên hầu như không có luồng khí lọt vào bên trong. Nhờ đó, quá trình oxy hóa có thể được ngăn bớt.

Phát hiện ‘cao lương mỹ vị’ trong mộ cổ, chuyên gia hét lên: Không ai được tiến vào! - Ảnh 2.

Thịt bò còn sót lại khá nguyên vẹn. Ảnh: Kknews

Cuối cùng, có thể là nhờ chiếc vạc đồng. bổ sung thêm một lớp bảo hiểm nữa cho việc bảo quản thịt bò. Do đó, thịt bò đã không được cacbon hóa hoàn toàn trong hơn 2.000 năm.

Không chỉ có thịt bò, mà còn có cừu, gà và các vật chôn theo vật nuôi khác được tìm thấy trong ngôi mộ hầm đất này. Cũng giống như thịt bò, việc bảo quản những thực phẩm này tương đối tốt.

Điều này phản ánh công nghệ vượt bậc vào thời Chiến Quốc, đồng thời nó cũng cho thấy chủ nhân của lăng mộ cũng là một người giàu có trước đời. Phát hiện này đánh dấu rằng kỹ thuật của người xưa đã vượt xa thế giới, khó có ở đâu có thể sánh kịp trên thế giới lúc bấy giờ.

Việc phát hiện ra loại thịt bò này đã mở ra rất nhiều góc nhìn của các học giả về thời Chiến Quốc. Tuy nhiên tiếc là xương cốt của chủ nhân ngôi mộ không còn nên không thể tìm hiểu sâu hơn về lai lịch của người này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại