Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình
Lê Văn Luyện chưa đầy 18 tuổi khi gây ra vụ thảm án giết người cướp vàng ở Phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang
Nhất là ngày nay, những phương tiện truyền thông dẫn sớm những tin này, gợi ý cho thấy cuộc sống có nhiều kẽ hở, nhiều chỗ vẫn có thể kiếm chác được mà không phải vất vả lao động,…Cộng thêm bối cảnh thuận lợi nào đó, họ sẽ sẵn sàng liều mạng, chà đạp lên đạo lý, đạo đức để thực hiện hành vi tội ác, phục vụ lợi ích của riêng mình.
Hung thủ giết người cướp vàng ở Thường Tín
Về chuyện vì sao người trẻ cướp vàng ngày càng nhiều trong khi hành vi của Lê Văn Luyện bị cả xã hội tẩy chay, ông Bình cho rằng, vì người trẻ là những người có thể chấp nhận mạo hiểm. Một bộ phận nghĩ rằng, dù bị bắt chắc gì đã bị kết mức án cao nhất, mà gây án chắc gì đã bị phát hiện, bị phát hiện chắc gì bắt được, bắt được chắc gì đã điều tra được mất bao nhiêu vàng,…hoặc họ làm theo một biểu tượng mẫu quái dị nào đó.Hiện trường vụ cướp vàng ở Hưng Yên mới đây
Vệc giáo dục đạo đức, truyền thống cho người trẻ là điều kiện tiên quyết. Bà con chòm xóm, tổ dân phố, người thân nên hướng con em mình tới chuyện lập nghiệp bằng 2 bàn tay.
Những người lớn cũng cần phải là tấm gương tốt cho con cháu trong nhà. Họ nên là những người làm ăn lương thiện.
Ông Bình cho rằng, đối với vấn đề này, truyền thông tham gia một chút vai trò. Bởi vì hầu hết những phương tiện truyền thông hiện nay thông tin rất nhanh có tác dụng cảnh tỉnh xã hội, nhưng lại đưa ra một tác động không mong muốn là cung cấp những kịch bản, kiến thức để tội phạm thực hiện hành vi và tìm ra sở hở, con đường tẩu thoát,…
Theo GDVN