'Sát thủ' Nguyễn Đức Nghĩa |
Có thể nói Nguyễn Đức Nghĩa là tên sát thủ đầu tiên "nổi tiếng" nhất trong lịch sự tội ác ở Việt Nam.
Ngoài cái lần trước tòa nhận tội ra thì người ta chưa bao giờ thấy Nghĩa khóc.
Bài viết gần đây nhất nói về Nghĩa đăng trên 1 tờ báo lại gây khá nhiều bất ngờ khi tiết lộ Nghĩa vẫn sân si như ngày nào.
Tuy cùng thân phận tử tù - sống chết lúc nào không hay nhưng Nghĩa lại không có sự đồng cảm và thân thiện, hiền hòa như những trường hợp khác.
Hắn hay gây chuyện với bạn tù và làm họ "tức ói máu" vì những câu nói khinh thường, dè bỉu họ... đến mức đa số đều xin chuyển phòng giam.
Được biết, Nghĩa vẫn luôn nhận được sự chăm sóc tốt như gia đình.
Hắn là một trong những phạm nhân đầy đủ nhất của khu này.
Cô gái ương ngạnh và ánh mắt buồn của nữ quản giáo |
Bỏ
học từ năm lớp 6, Liên vùi đầu ở các quán nét với những trò chơi trực
tuyến đầy cám dỗ...
Một ngày tháng 6/2007, em bỏ nhà đi xuống Quảng Ninh lừa xe của
một người bạn chát đem đặt lấy 5 triệu đồng, bao bạn bè ăn chơi.
Bố mẹ Liên đã tìm thấy nó, nhốt được vài ngày, Liên lại bỏ đi...
Trong khi đang tại ngoại, Liên tiếp tục thực hiện một vụ cướp tài sản khác thì bị bắt.
Vào trại được thời gian ngắn, Liên quậy phá.
Nhưng câu nói nhẹ nhàng của người quản giáo đã khiến một cô bé cứng đầu như Liên phải suy nghĩ: "Đã vào đây chịu sự quản lý, giáo dục, tại sao không thương yêu nhau."
Sau đêm đó, Liên đã đến nhận lỗi với cán bộ quản giáo, rồi thích nghi dần với cuộc sống nề nếp, theo kẻng của trại.
Liên phấn đấu cải tạo thật tốt, để sớm có cơ hội trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Bố mắc nghiện, buồn… đi cướp tài sản |
Ký ức
tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Ánh là hình ảnh người mẹ xơ xác, cam chịu...
một người cha tù tội vật vờ trong những cơn vật vì thiếu thuốc, một căn
nhà nằm giữa Thủ đô Hà Nội nhưng nhếch nhác, xác xơ.
Trong một vụ cướp tài sản cùng đám bạn nét, Ánh đã bị bắt vào Trại giam số 6…
Cô bé vốn quen với lối sống buông thả dần dà cũng thích nghi được với cuộc sống nề nếp, quy củ của trại.
Vào trại Ánh mới thấy được giá trị của sức lao động. Khi được các cán bộ quản giáo giảng dạy, em càng thương mẹ hơn.
Ánh bảo: "Lần nào vào thăm em mẹ cũng khóc. Mẹ bảo đã biết khổ chưa con, em thương mẹ lắm. Sau khi ra trại, em sẽ học nghề cắt tóc để đi làm."
Vy Trần