Tuy nhiên, phần lớn những nhà sư trên là giả danh người của các chùa, lợi dụng lòng tốt của người dân nhằm mục đích vụ lợi. Những “nhà sư” này thường khất thực trên những tuyến đường đông người, chợ Đà Lạt, chợ Bùi Thị Xuân… không chỉ nhận phẩm vật mà còn nhận cả tiền và các vật dụng có giá trị khác.
Theo tìm hiểu, chỉ riêng chung quanh khu vực chợ Đà Lạt hàng ngày luôn có khoảng 5 người mặc sắc phục màu vàng của nhà Phật ôm bát đi lại xin phẩm vật, tiền của người dân và các tiểu thương.
Những vị sư giả này thường xuyên tới chợ Đà Lạt nhận tiền
Tỳ kheo Thích Giác Cảnh, chủ trì Tịnh xá Ngọc Đức, đường Phạm Hồng Thái, TP Đà Lạt, cho biết thời gian qua nghe phản ánh có một số người đời giả danh sư ở các chùa đi khất thực nhằm mục đích vụ lợi, đây là hành động không tốt, trái với đạo lý.
Tỳ kheo Thích Giác Cảnh lưu ý, nhà sư của các chùa đi khất thực không bao giờ được phép nhận tiền bạc, chỉ nhận phẩm vật như xôi, bánh, nước uống, hoa quả. Nếu ai đó cố tình bỏ tiền vào bát, nhà sư sẽ không nhận bằng cách nhờ người khác lấy tiền ra. Thời gian khất thực của các sư bắt đầu từ 7h và kết thúc muộn nhất vào 11h cùng ngày. Trong thời gian khất thực, nhà sư không đội mũ, không đi giày, dép. Nhà sư khất thực không được phép tới chợ hoặc những nơi xô bồ, đông người.
Khi đi khất thực, nhà sư sẽ không được đội mũ, nón. Ngoài bát, vị sư giả này còn đeo thêm túi để cho phẩm vật vào khi bát đã đầy
Tỳ kheo Thích Giác Cảnh cho biết, sắp tới trong buổi gặp gỡ với chính quyền địa phương, Hội Phật giáo Lâm Đồng sẽ chính thức nhờ chính quyền canh thiệp, ngăn chặn tình trạng một số người giả danh người nhà chùa để vụ lợi.
Theo Khắc Lịch
Bee