Bốn năm trước, Zhong Fangrong đạt điểm 676 trong kỳ thi tuyển sinh Đại học và đứng thứ tư về nghệ thuật tự do ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Với số điểm này, Zhong Fangrong có thể trúng tuyển vào bất kỳ chuyên ngành phổ thông nào tại Đại học Bắc Kinh. Thế nhưng cuối cùng cô chọn đi theo ngành Khảo cổ học.
Người thân, bạn bè đều phản đối ngành học cô theo đuổi. Họ cho rằng ngành Khảo cổ học không có tương lai, khó kiếm ra tiền sau khi đi làm. Mọi người đều khuyên cô nên học những ngành nghề thời thượng, thực tế, là xu hướng thị trường.
Thế nhưng cô vẫn quyết định đi theo đam mê. Zhong Fangrong chỉ giải thích với bố mẹ, còn lại cô lịch sự từ chối chia sẻ với báo chí truyền thông. Cô đã chuyển đến Thẩm Quyến một thời gian với mẹ để tránh sự soi xét của dư luận.
Khởi đầu nhiều thách thức nhưng cô cũng nhận được sự ủng hộ từ nhiều người thân, bạn bè. Giới Khảo cổ học cũng gửi thư động viên tới cô, mong cô sẽ chăm chỉ học tập, nỗ lực vươn lên, trở thành ngôi sao sáng của ngành. Ông Fan Jinshi, một cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh, thậm chí còn gửi cho cô một cuốn tự truyện và viết thư động viên cô: "Đừng quên ý định ban đầu của bạn, hãy kiên định với lý tưởng, bình tĩnh và học tập chăm chỉ".
Sau kỳ nghỉ hè, Zhong Fangrong đứng trước cổng Đại học Bắc Kinh như cô mong muốn.
Tuổi thơ thiếu vắng cha mẹ
Ngoại trừ dịp Tết đoàn viên, bố mẹ Zhong Fangrong đều xa nhà hàng ngàn dặm để mưu sinh. Bố mẹ không biết chuyện học tập của con gái nên chỉ biết tôn trọng sự lựa chọn của cô. Khi Zhong Fangrong được 1 tuổi, bố mẹ để cô đến sống với bà ngoại.
Nếu làm việc ở thành phố, bố mẹ cô chỉ có thể kiếm được hơn 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) một tháng, nhưng làm việc ở Thâm Quyến sẽ kiếm được hơn 4.000 NDT (khoảng 14 triệu đồng).
Sau khi Zhong Fangrong tốt nghiệp Tiểu học, vì thành tích học tập tốt nên bố mẹ cô quyết định gửi Zhong Fangrong đến một trường tư thục nội trú trong thành phố theo lời khuyên của giáo viên. Ngôi trường này có môi trường học tập tốt nhưng học phí cao và phải đóng một năm một lần. Hồi đó, tiền học phí lên đến vài chục triệu đồng/năm nên bố mẹ cô phải tằn tiện tiết kiệm.
Người dân trong làng không hiểu Zhong Yuanwei và cho rằng việc bỏ ra nhiều tiền để cho con gái đi học là lãng phí nhưng với bố mẹ cô không có sự phân biệt trọng nam khinh nữ. Bố mẹ cô tập trung kiếm tiền bên ngoài, ít dành thời gian cho con gái.
Năm thứ nhất Trung học, sau Tết, bố mẹ cô lại xa quê, ra thành phố làm việc. Sau khi đến Thâm Quyến, mẹ cô mở vali và tìm thấy hai trang giấy viết thư được giấu trong quần áo của cô. Bức thư do Zhong Fangrong viết, từng nét chữ đầy khao khát: "Mẹ, con muốn mẹ quay về. Mẹ ở nhà tốt hơn. Lúc mẹ ở nhà, mẹ đưa chúng con về nhà bà nội, chúng con đều vui vẻ. Bây giờ mẹ không có ở nhà, chúng con đều rất nhớ mẹ".
Nhưng càng khôn lớn, Zhong Fangrong, cô càng hiểu và thông cảm cho bố mẹ dù họ vắng mặt trong qúa trình trưởng thành của cô. Năm 2020, do nhiều vấn đề phát sinh nên bố mẹ cô không thể quay lại thành phố làm việc. Đây là lần đầu tiên Zhong Fangrong được bố mẹ tổ chức sinh nhật cho.
Hành trình học Đại học
Tại Đại học Bắc Kinh, Zhong Fangrong thực sự rất bận rộn. Khi không học ở thư viện, cô sẽ đi học thêm, gặp Giáo sư để trao đổi về chuyên ngành Khảo cổ học.
Vào mùa thu năm 2020, Zhong Fangrong được mời đến tham gia lớp "Nhận thức về Khảo cổ học" ở Thiểm Tây. Nhiệm vụ của cô sẽ đi sâu vào khai quật khảo cổ và trải nghiệm cuộc sống mới lạ.
Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2021, dưới sự lãnh đạo của trường Đại học, cô đã cùng nhóm đến địa điểm Nihewan ở huyện Yangyuan, tỉnh Hà Bắc và địa điểm Sanxingdui ở Quảng Hàn, Tứ Xuyên để thực hành. Cô vô cùng thích thú khi được khám phá bao kiến thức mới lạ.
Tuy nhiên, con đường học tập khảo cổ học không hề bằng phẳng, Zhong Fangrong cũng gặp phải những khó khăn và thăng trầm. Vào mùa thu năm 2022, trong đợt khai quật, cô thấy các đồ vật còn mơ hồ, chưa hiểu hết về bản chất của di tích. Nếu không hoàn thành, cô sẽ không thể ra trường.
Gặp nhiều thách thức nhưng Zhong Fangrong quyết không bỏ cuộc. Sau khi hỏi tất cả các giáo viên trong đội khảo cổ và suy nghĩ, phân tích ngày đêm, cuối cùng cô cũng xác định được hình dạng của di tích. Công việc thực tập khảo cổ này đã khiến cô xúc động: "Khảo cổ học là ngành nhiều thách thức, đòi hỏi bạn phải đọc nhiều, tích luỹ kiến thức cũng như thực hành thực tế. Nó có tính hàn lâm cao". Càng khó khăn chúng ta càng phải tiến về phía trước.
Vào năm cuối cấp, Zhong Fangrong bắt đầu nghiên cứu khảo cổ học Phật giáo. Trong kỳ nghỉ hè năm đó, cô đến Hang động Long Môn để tham gia "Khóa đào tạo đặc biệt về Khảo cổ học Phật giáo và Nghiên cứu về Chùa Hang". Kết thúc kỳ nghỉ, cô đã biết mô tả chi tiết phong cách được điêu khắc trên bề mặt đá, ý nghĩa hoa văn được trang trí,...
Zhong Fangrong quyết định lấy Khảo cổ học Phật giáo làm hướng đi riêng cho mình. Tuy nhiên, là hình ảnh thu nhỏ của các hang động Trung Quốc. Việc được làm việc chính thức tại Học viện Đôn Hoàng trở thành ngọn hải đăng để cô kiên trì tiến về phía trước.
"Tôi lo lắng không biết, với tư cách là sinh viên, tôi có thực sự làm được công việc đó tốt hay không, và tôi cảm thấy kiến thức của mình chưa đủ. Nhưng nghĩ đến việc có được cơ hội như này, tôi vẫn rất vinh dự và mong chờ", cô bày tỏ.
Điều hạnh phúc nhất của một người có lẽ là được sống trong tình yêu của mình. Ngay cả khi quá trình tiến tới mục tiêu gặp nhiều khó khăn, cô vẫn kiên trì, duy trì sự lạc quan, làm việc chăm chỉ để sớm thạo nghề.
Zhong Fangrong rất thích một câu thoại trong phim "Miền Tây Kỳ Diệu": "Khi lớn lên, bạn sẽ hạnh phúc khi những mầm xanh mọc lên từ mặt đất, bạn sẽ vui mừng khi mặt trời mọc và con cũng sẽ trao đi lòng tốt và sự ấm áp cho người khác. Mong bạn vững tin vào sự quý giá của mình và yêu những gì bạn yêu ngay cả khi đang gặp khó khăn. Hãy làm những gì bạn muốn, làm theo trái tim mách bảo mà đừng hỏi về phía Đông hay phía Tây".
Hãy chọn điều gì đó, theo đuổi suốt đời và không bao giờ hối tiếc. Giờ đây, Zhong Fangrong đã thực hiện được tâm nguyện ấp ủ từ lâu của mình và sắp làm việc tại Học viện Đôn Hoàng. Ở đó, cô được sống hết mình với ước mơ của mình. Với cô, nhiều thứ không thể được đo lường được bằng tiền.
Theo Toutiao