Ông Tofazzal Hossain đến từ Meherpur, Bangladesh đã dành nhiều năm trời để chăm sóc và chữa trị cho 2 người con và 1 cậu cháu trai bị mắc chứng bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
Cuối cùng, khi quá tuyệt vọng, ông đành viết đơn xin chính quyền xem xét giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn của gia đình hoặc cho phép ông được quyền ban "cái chết nhân đạo" cho 3 người thân của mình.
Chẳng dễ dàng gì để Tofazzal đưa ra quyết định ngang trái này nhưng ông đã không còn đủ khả năng chạy chữa cho con cháu mình nữa và chúng cũng chẳng còn hy vọng phục hồi.
Ông Tofazzal Hossain cùng 2 người con và 1 cậu cháu trai mắc bệnh nan y.
Trong nhiều năm qua, ông và người thân đã nỗ lực hết sức để có thể đem lại phép nhiệm màu cho 2 người con 24 và 13 tuổi cùng với cháu trai 8 tuổi.
Ông đưa chúng đến nhiều bệnh viện ở Bangladesh và Ấn Độ để chạy chữa, song bệnh tình của 3 người vẫn không khá hơn.
Căn bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne quái ác làm các phần cơ trong cơ thể ngày một yếu đi, người mắc bệnh thường không thể sống quá 30 tuổi.
Ông rất mong các nhà chức trách đồng ý với lời thỉnh cầu của mình để có thể giải thoát cho các con cháu khỏi căn bệnh quái ác đang dày vò họ từng ngày.
Hai người con trai của ông đều nhận thức được bệnh tình của mình. Họ không thể di chuyển và hầu như chỉ nằm trên giường. Người cháu trai 8 tuổi vẫn có thể đi vệ sinh, nhưng tình hình cũng ngày một xấu đi.
Mahbubul Alam, bác sĩ điều trị cho 3 người con trai, cho hay không có cách nào chữa trị cho tình trạng nghiêm trọng này và hiện tại họ đang sống trong sự đau đớn cùng cực.
Ông đưa họ đến nhiều bệnh viện ở Bangladesh và Ấn Độ để chạy chữa, song bệnh tình của 3 người vẫn không khá hơn.
Tofazzal chia sẻ rằng khi viết thư để xin cho các con cháu được quyền hưởng cái chết nhân đạo, các nhà chức trách không hề xem xét một cách nghiêm túc. Có lẽ họ chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng và tình hình khó khăn của gia đình ông.
Lời thỉnh cầu tuyệt vọng của ông dẫn đến 1 cuộc tranh luận về "cái chết nhân đạo" ở quốc gia này bởi trong đạo Hồi điều này hoàn toàn bất hợp pháp.
Bangladesh là 1 trong số những đất nước nghèo nhất châu Á. Nơi đây thiếu thốn những dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cũng như việc chữa trị bệnh tật vượt ra ngoài tầm với của hàng chục triệu dân sống dưới mức nghèo đói.
Câu chuyện đau xót của gia đình ông Tofazzal nhận được nhiều sự đồng cảm của dư luận. Họ hy vọng chính phủ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc giải quyết những nhu cầu thiết yếu của công dân, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe.