Những vấn đề nhức nhối của quân nhân, cựu chiến binh Mỹ

Thái An |

Sau khi đăng câu hỏi “Đời quân ngũ ảnh hưởng bạn thế nào” ngày 25/5 trên Twitter, Quân đội Mỹ nhận được nhiều câu trả lời ám ảnh về chấn thương tâm lý, trầm cảm và tấn công tình dục, Đài phát thanh Mỹ NPR đưa tin ngày 27/5.

Bên cạnh những câu trả lời về tác động tích cực của việc phục vụ trong quân đội, nhiều binh sĩ, cựu binh Mỹ kể các câu chuyện về rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), bệnh tật, tự tử vì phải trải qua những sự kiện ám ảnh như nhìn thấy đồng đội tử nạn, bị tấn công tình dục khi tại ngũ…

Không bao giờ quên được mùi của máu

Một người đàn ông viết trên Twitter: “Đời quân ngũ ảnh hưởng tôi thế nào ư? Hỏi gia đình tôi ấy. Một ly cocktail chiến đấu gồm PTSD, trầm cảm trầm trọng, lo lắng. Cô lập. Định tử tự. Giận dữ không ngừng”.

Một người khác viết: “Sau 15 phục vụ, tôi bị cho giải ngũ sau khi có dấu hiệu rõ ràng bị PTSD và trầm cảm. Giờ đây tôi không thể hòa nhập xã hội vì bị rối loạn trầm cảm nặng. Giờ thì sao nào?”.

Tính đến hết ngày 27/5, câu hỏi của quân đội Mỹ nhận được hơn 11.000 câu trả lời.

Việc nhiều hồi đáp liên quan PTSD không khiến bà Marsha Four, phó giám đốc tổ chức phi lợi nhuận VVA (chuyên giúp đỡ cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam và gia đình họ), ngạc nhiên.

“Khi bạn ở trong một cuộc chiến thì đó là điều sẽ xảy ra. Tôi từng là y tá. Tôi tiếp xúc với người chết, người hấp hối mỗi ngày. Tôi tiếp xúc với sự sợ hãi, giận dữ và cô độc của họ”, bà Four kể.

Các cuộc chiến khác nhau bùng phát vì những nguyên nhân khác nhau, với các loại vũ khí khác nhau nhưng đều có những điểm chung. “Đó là cái chết, sự sợ hãi và một thứ tôi không bao giờ quên là mùi của máu”, bà nói.

Những vấn đề nhức nhối của quân nhân, cựu chiến binh Mỹ - Ảnh 1.

Một binh sĩ Mỹ cùng người thân dự lễ kỷ niệm ở Mỹ sau khi trở về từ chiến trường Iraq. Ảnh: AP.

“Tôi không bằng một cái laptop”

Ngoài PTSD, một chủ đề chung cho các câu trả lời trên Twitter là tai họa bị tấn công tình dục khi đang tại ngũ. Một phụ nữ kể về nỗi thống khổ kéo dài vì bị trầm cảm, lo lắng sau khi bị cấp trên cưỡng bức.

“Tôi vẫn không thể quen với tiếng động lớn. Hôm đó tôi bị cấp trên tấn công tình dục. Tôi tố cáo ông ta, có một số người chứng thực câu chuyện của tôi, nhưng ông ta chả bị làm sao cả. Không hề bị gì.

Một năm sau, ông ta ăn cắp một chiếc máy tính xách tay và sau đó bị giáng chức. Tôi không bằng một cái laptop”, nạn nhân kể.

Cô ấy bị tấn công tình dục rồi bị đá ra khỏi quân đội vì phải điều trị và bị cho là không phù hợp với quân ngũ. Tôi cũng ra khỏi quân ngũ vì những kẻ tấn công cô ấy không bị trừng phạt”.

Trong khi đó, nhiều người khác viết về thân nhân, bạn bè tự tử khi tại ngũ hoặc sau khi giải ngũ. Một người viết: “Chủ đề trao đổi này là cần thiết để chúng ta nhớ về những hy sinh của các quân nhân và gia đình họ và để chúng ta với tư cách là một đất nước cần hiểu được phí tổn thực sự của đời quân ngũ”.

Theo trang tin PDHealth của Mỹ, có 6.676 báo cáo về tấn công tình dục liên quan các nạn nhân là nam, nữ quân nhân trong năm tài khóa 2018.

Những vấn đề nhức nhối của quân nhân, cựu chiến binh Mỹ - Ảnh 3.

Một nhà hoạt động xã hội giơ tấm biển viết "Cứ 30 phút lại có một vụ hiếp dâm xảy ra trong quân đội Mỹ. Ảnh: London Post.

Tỷ lệ cựu binh tự sát tăng

Quân đội Mỹ hồi đáp chung cho hơn 11 câu trả lời: “Cảm ơn các bạn đã chia sẻ câu chuyện của mình. Các câu chuyện của bạn là thật và có thể giúp những người khác trong tình trạng tương tự. Quân đội cam kết bảo đảm sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của binh sĩ chúng ta”.

Trong một đoạn tweet khác, quân đội Mỹ viết: “Chúng tôi cũng nhớ một thực tế rằng chúng tôi phải chăm sóc cho những người trở về nhà cùng với các vết thương mà chúng tôi không thể nhìn thấy được”.

Theo Bộ Cựu chiến binh Mỹ, có xấp xỉ 20 triệu cựu chiến binh Mỹ và chưa đến một nửa được nhận trợ cấp cựu chiến binh. Bộ này nói rằng, tỷ lệ tự sát trong các cựu chiến binh đang tăng lên. Năm 2016, tỷ lệ này cao gấp 1,5 lần so với nhóm người lớn không phải là cựu chiến binh.

Một báo cáo về cựu chiến binh Mỹ năm ngoái cho thấy, trong giai đoạn 2008-2016, mỗi năm có hơn 6.000 cựu chiến binh chết vì tự tử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại