Trí tuệ cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Nó là nền móng cho việc hình thành các mối quan hệ bền chặt và thành công trong cuộc sống của con sau này. Khi trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp, nó có thể tác động tiêu tới các mối quan hệ xã hội của trẻ.
Câu chuyện về cậu bé Tiểu Thanh ở Trung Quốc là một minh họa. Cha của Tiểu Thanh là giáo viên, và trong suốt tuổi thơ của mình, điều mà cha mong mỏi nhất ở Tiểu Thanh chính học tập thật tốt, chỉ vậy thôi. Thế nhưng, chính điều này lại dẫn đến những điều hệ lụy không đáng có với cậu.
Học lực của Tiểu Thanh rất giỏi, luôn đạt điểm cao trong mọi môn. Tiểu Thanh có khả năng giải đáp mọi câu hỏi khó từ giáo viên và mặc nhiên cậu trở thành "con cưng" của họ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, bạn bè cùng lớp lại không muốn kết giao với Tiểu Thanh. Chưa hết, trong mắt chúng, Tiểu Thanh còn là đứa trẻ thích cáu gắt, lúc nào cũng sẵn sàng nổi đoá với mọi người.
Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi Tiểu Thanh tự tiện lấy đi chiếc bút của bạn cùng bàn mà không hề được bạn cho phép. Khi cô giáo hỏi Tiểu Thanh lý do tại sao lại làm như vậy thì cậu không những không chịu nhận sai,mà còn đổ lỗi rằng bạn cùng bàn keo kiệt.
Qua quá trình lớn lên của Tiểu Thanh, nhiều người tin rằng hành vi của cậu bé là do cách giáo dục của cha mẹ, những người đã nuông chiều cậu quá mức mà không hướng dẫn đúng đắn, dẫn đến trí tuệ cảm xúc thấp. Sức ảnh hưởng của EQ lên con người là vô cùng lớn. Nếu trẻ thường nói 3 câu này, nguy cơ cao là trẻ sau khi lớn lên sẽ có EQ thấp, cha mẹ nên chú ý.
3 câu trẻ có EQ thấp thường nói
1. "Không phải lỗi của con"
Một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ có EQ thấp là luôn trốn tránh lỗi lầm. Trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường quá được bao bọc thường thường thiếu đi sự quan tâm đến người khác, có xu hướng ích kỷ, xem mình là trung tâm và không chịu trách nhiệm cho hành động của mình, hay đổ lỗi và thiếu đi sự đồng cảm. Chính vì lẽ đó, phản ứng đầu tiên của trẻ em khi đối diện với sai lầm thường là né tránh và không bao giờ thừa nhận rằng vấn đề có thể xuất phát từ chính mình.
2. "Con muốn có nó cơ"
Trẻ em có EQ thấp thường khá cứng đầu và thích làm theo ý mình, không chấp nhận sự hướng dẫn hoặc luôn chối bỏ ý kiến của mọi người. Trước một mâu thuẫn, chúng sẽ khăng khăng bảo vệ những gì mình mà chúng cho là đúng nhằm thỏa mãn cảm xúc của mình. Những đứa trẻ này thường dễ bị chi phối bởi cảm xúc và nếu không có sự giáo dục đúng đắn có thể mắc phải những sai lầm lớn sau này.
3. "Con không thể"
Một biểu hiện khác của EQ thấp là sự tự ti quá mức. Bất kể trẻ làm gì, trong tiềm thức chúng luôn nghi ngờ chính mình, nghĩ rằng bản thân kém cỏi và chẳng thể làm được trò trống gì. Khi gặp khó khăn, phản ứng đó thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc thậm chí bỏ cuộc trước khi bắt đầu.
Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ có EQ cao?
1. Hướng dẫn trẻ xử lý cảm xúc
Theo tiến sĩ John Gottman - nhà tâm lý học người Mỹ, có ba thái độ không hữu ích trong việc phát triển EQ của trẻ: phớt lờ cảm xúc tiêu cực của trẻ, không hài lòng và chỉ trích hoặc trừng phạt vì cảm xúc đó, và chấp nhận cảm xúc nhưng lại không hướng dẫn trẻ cách đối mặt với nó.
Khi trẻ trải qua cảm xúc tiêu cực, cha mẹ cần thừa nhận và giúp đỡ trẻ trong việc quản lý cảm xúc đó. Ví dụ, khi trẻ buồn và khóc, hãy thể hiện sự đồng cảm: "Con buồn à, bố mẹ có thể làm gì để giúp con?" Khi trẻ tức giận, hãy cố gắng hiểu nguyên nhân và nói chuyện để trẻ biết bố mẹ cảm nhận được cảm xúc của con.
2. Nuôi dưỡng tinh thần lạc quan cho trẻ
Lạc quan là yếu tố quan trọng giúp trẻ có EQ cao. Chỉ khi lạc quan, trẻ mới chủ động đối diện với vấn đề, có khả năng chống chịu với thất bại và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, đồng thời có động lực tự thúc đẩy bản thân. Một số lời khuyên từ chuyên gia để phát triển tinh thần lạc quan ở trẻ là nuôi dưỡng óc hài hước và khả năng tưởng tượng.
3. Khuyến khích trẻ tương tác xã hội
Nỗi lo sợ con cái bị tổn thương có thể khiến nhiều cha mẹ ngần ngại không cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, từ đó hạn chế cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Cách tốt nhất để một đứa trẻ học cách hòa đồng với mọi người là có được nhiều cơ hội học tập. Cha mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ chơi với những đứa trẻ khác.
Tổng hợp