Những câu chẳng đứa trẻ nào muốn nghe mà các mẹ vẫn "ra rả" nói với con hàng ngày

Kim Vi |

Có những điều bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ sử dụng để dạy dỗ con, nói với con nhưng sau cùng bạn vẫn sử dụng nó.

Trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn, có những khoảnh khắc các mẹ “buột miệng” nói ra những lời lẽ không không phù hợp.

Đối với một số bà mẹ, điều này chỉ xảy ra một vài lần ngẫu nhiên, nhưng một số người khác lại nói với con rất nhiều lần.

Khi còn nhỏ, chúng ta thường nghe những lời nói đó từ mẹ của mình và nó được gọi là “Châm ngôn của mẹ”, chúng ta tự nhủ rằng sau này sẽ không bao giờ dùng những câu nói đó với con mình, tuy nhiên khi làm mẹ, nhiều người lại vô tình sử dụng những câu nói đó với con.

Dưới đây là một vài câu "châm ngôn của mẹ" điển hình:

1. “Vì mẹ đã nói như vậy”

Đây là câu nói mang tính chung chung, nó có thể đáp ứng hầu hết toàn bộ các câu hỏi của trẻ.

Bọn trẻ luôn có những thắc mắc về mọi thứ xảy ra xung quanh và thường đưa ra các câu hỏi như: "Tại sao?" Tại sao con lại phải đi ngủ sớm? Tại sao con cần phải rửa chén? Tại sao con không được ngoáy mũi của mình?"...

Những câu chẳng đứa trẻ nào muốn nghe mà các mẹ vẫn ra rả nói với con hàng ngày - Ảnh 1.

Trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn, có những khoảnh khắc các mẹ "buột miệng" nói ra những lời lẽ không không phù hợp (Ảnh minh họa).

Một số bà mẹ cố gắng trả lời các câu hỏi này một cách thành thực, tuy nhiên khi đứa trẻ hỏi quá nhiều thì đến những người mẹ kiên nhẫn nhất cũng có lúc đưa ra câu trả lời: "Vì mẹ đã nói như vậy"...

Câu nói này gây ra sự khó chịu cho cả mẹ và con. Về lâu dài, nó sẽ có tác dụng không tốt bởi đứa trẻ nghĩ mẹ mình là một người độc đoán, thích áp đặt.

2. “Những đứa trẻ ở Châu Phi thậm chí còn đang bị đói, nên con hãy cảm thấy hạnh phúc khi được ăn”

Lúc bình thường, chúng ta tự nhủ rằng sẽ không nên so sánh những điều như trên đối với một đứa trẻ.

Nhưng khi thấy con mình lơ là với bữa ăn, lười ăn, ăn uống không tập trung, làm mất thời gian của cả gia đình... cảm giác tội lỗi với những người đang đói khát lại trỗi dậy và chính từ miệng của chúng ta lại nói ra câu nói đó để khiển trách con mình.

Chẳng hạn như tình huống con bạn ngồi vào bàn ăn với những món ăn mà bạn đã mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị nhưng con nhăn nhó nói rằng “Con no rồi”.

Điều này làm chúng ta nghĩ phải cho con hiểu rằng có hàng ngàn trẻ em Châu Phi đang phải chịu cảnh đói khát.

Nhưng cha mẹ nên nhớ rằng đa số trẻ em không nghĩ đến việc lãng phí thức ăn.

Nếu một ngày nào đó bạn muốn sử dụng câu này để dạy con, hãy chắc chắn rằng con bạn đã biết phản ứng bằng cách nói "Sau này con sẽ không để những người như họ phải chịu đói khát nữa".

3. “Bạn ấy nói như vậy chỉ vì đang ghen tị với con”

Không có một người mẹ nào thích việc con mình bị những đứa trẻ khác đối xử tồi tệ.

Và khi chúng ta thấy con mình với đôi mắt ngấn nước nói rằng có ai đó lơ nó đi, lấy nó ra làm trò cười thì “cái tôi” của người làm mẹ trỗi dậy và bạn buột miệng nói: "Bạn ấy làm như vậy chỉ vì ghen tị với con thôi”.

Cách nói này sẽ làm con bạn hiểu sai sự thật và cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Bố mẹ nên hỏi han con tình huống cụ thể để hiểu mối quan hệ của con đang gặp phải vấn đề gì.

Những câu chẳng đứa trẻ nào muốn nghe mà các mẹ vẫn ra rả nói với con hàng ngày - Ảnh 2.

Nếu bạn nói với trẻ tất cả những sự thật về cuộc sống không công bằng đó, sẽ rất khó khăn để dạy cho trẻ về sự tiến bộ như những gì người ta làm được trong thể thao và học tập (Ảnh minh họa).

4. “Nếu bạn của con nhảy xuống vách núi, con cũng sẽ làm như vậy chứ?”

Tất cả chúng ta đều muốn con cái làm chủ cuộc sống, bước đi trên những con đường bằng phẳng và không phải chịu bất kì áp lực nào.

Và bạn đã cho con mình hưởng một vài đặc quyền thoải mái, nhưng khi bạn nghe con mình hào hứng tuyên bố với các bạn rằng nó được phép chơi các trò chơi bạo lực hay thậm chí ở lại qua đêm ở nhà ai đó, bạn không thể kìm chế được và nói với con: "Nếu bạn của con nhảy xuống vách núi, con cũng sẽ làm như vậy chứ?".

Đôi khi câu nói này có tác dụng, tuy nhiên có những lúc nó không giúp ích được gì. Ví dụ như khi con bạn trả lời rằng bé sẵn sàng nhảy xuống một cách tự nguyện, bạn sẽ phải thử một cái gì đó khác đi.

5. “Cuộc sống không bao giờ công bằng”

Chúng ta nói với con điều này bởi vì cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Đó là một thực tế khắc nghiệt nhưng một khi chúng ta thừa nhận nó, nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm.

Không công bằng là khi một đứa trẻ không học nhiều vẫn có thể có được bài kiểm tra có điểm cao. Không công bằng là khi có những trẻ em đầy cố găng nỗ lực nhưng không có được những người huấn luyện tin tưởng vào nó.

Không công bằng là khi một số trẻ không có gì cả và phải nỗ lực rất nhiều. Nếu bạn nói với trẻ tất cả những sự thật về cuộc sống không công bằng đó, sẽ rất khó khăn để dạy cho trẻ về sự tiến bộ như những gì người ta làm được trong thể thao và học tập.

6. “Ăn rau đi con. Không quan trọng là việc con có thích hay không, mà là thực sự nó tốt cho con”

Một số bà mẹ có thể làm bất cứ biện pháp gì để con mình ăn nhiều rau như giấu rau trong nước sốt của mì ống, cuộn rau trong các loại thức ăn, cho rau vào xay cùng với các loại hoa quả để cho trẻ uống...

Và khi trẻ tỏ ra khó chịu, phàn nàn về việc phải ăn rau, các mẹ lại nói rằng “Không quan trọng là việc con có thích hay không, mà là thực sự nó tốt cho con”. Kiểu nói này cũng thường được lặp lại khi bé cần đi tiêm phòng hay đến nha sĩ.

Cách nói trên cũng khiến con bạn nghĩ rằng đang bị áp đặt và không có quyền lựa chọn trong việc ăn uống cũng như các việc khác.

Những câu chẳng đứa trẻ nào muốn nghe mà các mẹ vẫn ra rả nói với con hàng ngày - Ảnh 3.

Có những câu nói khiến trẻ bị áp đặt và không có quyền lựa chọn trong việc ăn uống cũng như các việc khác (Ảnh minh họa).

7. “Nhớ hãy cẩn thận và đừng làm mình đau”

Lời cảnh báo này ăn sâu vào tư tưởng của hầu hết các bà mẹ. Chúng ta liên tục nhắc nhở những đứa trẻ rằng phải cẩn thận và không được để bản thân bị thương.

Nhưng trẻ con luôn ý thức được các giới hạn an toàn, thế nên lời cảnh báo của các bà mẹ vừa thừa thãi lại khiến trẻ thêm lo lắng.

8. “Chúng ta cần phải nói chuyện”

Khi nghe mẹ nói câu nói này, chắc chắn trẻ nghĩ rằng đó không phải là một cuộc trò chuyện thông thường mà là một lời khiển trách hoặc cảnh cáo.

Vì vậy, câu nói này đặt áp lực nặng nề và khiến trẻ vô cùng lo lắng. Nếu bạn muốn nói chuyện gì đó với trẻ, hãy bắt đầu luôn thay vì đưa ra một "tuyên ngôn" như thế.

9. “Một ngày nào đó, con sẽ phải cảm ơn mẹ”

Đây là một hình thức đảm bảo cho hành động của các bà mẹ. Chắc chắn là các bà mẹ cũng không vui vẻ gì khi phải nhắc nhở con về việc ăn uống lành mạnh, chăm chỉ chơi thể thao, tạo thói quen học tốt hay thường xuyên dọn dẹp phòng…

Việc nhắc nhở con có thể khiến bạn mệt mỏi nhưng chúng ta vẫn luôn hy vọng rằng, một ngày nào đó, khi lớn lên, nó sẽ biết ơn cha mẹ về điều đó.

Nguồn: mom

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại