Nhìn vào biểu đồ này sẽ hiểu vì sao giới đầu tư đang “đếm từng ngày” chờ Habeco, Sabeco lên sàn

Trong những ngày gần đây, hiệu ứng lên sàn Upcom của Habeco cũng giúp cổ phiếu Habeco Trading (HAT), một công ty con của Habeco đang niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) liên tiếp tăng trần.

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, câu chuyện thoái vốn Nhà nước kết hợp niêm yết cổ phiếu Sabeco, Habeco trên TTCK đã dần đi đến hồi kết.

Theo đó, ngày 28/10 tới đây, cổ phiếu BHN của Habeco sẽ chính thức giao dịch trên Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 39.000 đồng/cổ phiếu. Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn khỏi Habeco sau khi cổ phiếu này lên sàn Upcom.

Còn với Sabeco, lộ trình thoái vốn dự kiến sẽ được chia làm 2 đợt. Trong đó, đợt 1 sẽ chào bán 53,59% vốn trong năm 2016 và 36% vốn còn lại sẽ được thoái trong năm 2017 sau khi hoàn tất việc niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (Hose).

Ngay lập tức, nhà đầu tư trên thị trường đã phản ứng khá tích cực trước những thông tin này. Trên thị trường OTC, cổ phiếu Sabeco đã được giới đầu tư chào mua với mức giá lên tới 125.000 đồng/cp, cao gấp rưỡi thời điểm cách đây 2 tháng.

Trên thị trường tập trung, các cổ phiếu “họ” Sabeco như WSB (Bia Sài Gòn- miền Tây), SMB (Bia Sài Gòn- miền Trung), BSP (Bia Sài Gòn- Phú Thọ), SCD (NGK Chương Dương) cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư và có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng trong tháng 9.

Tương tự, trong những ngày gần đây, hiệu ứng lên sàn Upcom của Habeco cũng giúp cổ phiếu Habeco Trading (HAT), một công ty con của Habeco đang niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) liên tiếp tăng trần.

Nhìn vào biểu đồ này sẽ hiểu vì sao giới đầu tư đang “đếm từng ngày” chờ Habeco, Sabeco lên sàn - Ảnh 1.

Cổ phiếu Habeco Trading (HAT) liên tiếp tăng trần sau thông tin Habeco lên sàn Upcom

Không chỉ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, hàng loạt đại gia bia trên Thế giới cũng rất quan tâm tới quá trình thoái vốn Nhà nước tại 2 doanh nghiệp bia lớn tại Việt Nam.

Như trường hợp Habeco, cổ đông lớn Carlsberg hiện đang nắm giữ trên 17% cổ phần và trong suốt những năm qua, Carlsberg liên tục “đánh tiếng” muốn gia tăng sở hữu tại Habeco. Rõ ràng, Carlsberg sẽ là ứng viên tiềm năng trong đợt thoái vốn tới đây tại Habeco.

Còn với Sabeco, doanh nghiệp này đang được hàng loạt “đại gia” ngành bia như Heineken, Ab-Inbev, SABMiller, Singha, Thai Beverage…“xếp hàng” chờ mua cổ phần khi Nhà nước thoái vốn.

Mới đây nhất, hãng tin Nikkei Nhật Bản tiếp tục đưa tin 2 hãng bia là Asahi Group và Kirin Holdings đang cân nhắc việc tham giá đấu giá mua cổ phần Sabeco đã cho thấy sức hấp dẫn lớn của các doanh nghiệp bia Việt Nam.

Điều gì làm nên sự hấp dẫn của Sabeco, Habeco?

Theo nghiên cứu của Nielsen được công bố mới đây, tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống nói chung tại Việt Nam đang có sự chững lại đáng kể. Tuy vậy, nếu xét riêng về bia thì đây vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Nhìn vào biểu đồ này sẽ hiểu vì sao giới đầu tư đang “đếm từng ngày” chờ Habeco, Sabeco lên sàn - Ảnh 2.

Tốc độ tăng trưởng bia Việt Nam. Nguồn: Nielsen

Kể từ quý 3/2015, tốc độ tăng trưởng ngành bia Việt Nam thường đạt mức trên 13%. Trong quý 3/2016, mặc dù tăng trưởng ngành bia đã có phần chậm lại nhưng vẫn ở mức khá cao với 9,2%.

Trong những năm qua, tốc độ tiêu thụ bia tại Việt Nam đã tăng “phi mã”. Riêng trong năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 3,4 lít bia và là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á và nằm trong top 25 thế giới.

Với những con số thống kê trên, có thể thấy Việt Nam thực sự là mảnh đất màu mỡ với các doanh nghiệp bia.

Do đó, nếu nắm quyền chi phối Sabeco, Habeco cũng đồng nghĩa với việc chi phối thêm 60% thị phần bia Việt Nam và điều này đã giải thích lý do vì sao Sabeco, Habeco luôn là món hàng “hot” được giới đầu tư mong đợi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại