Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Trả lời:
Điều 230 BLHS quy định, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 1-7 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Có tổ chức; Vật phạm pháp có số lượng lớn; Vận chuyển, mua bán qua biên giới; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 5-12 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10-15 năm…
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.
Mặt khác, theo quy định tại điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
Công cụ hỗ trợ gồm các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laser, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này…
Theo thông tin bạn cung cấp, do mâu thuẫn giữa việc thanh toán nợ, nhân viên đòi nợ đã có hành vi sử dụng súng để đe dọa, uy hiếp gia đình bạn trong khi anh ta không thuộc đối tượng được giao cấp phép sử dụng vũ khí quân trang, quân dụng nên việc sử dụng súng của đối tượng này là trái phép.
Do đó, trong trường hợp này, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội sử dụng vũ khí, quân dụng phương tiện quân sự trái pháp luật với khung hình phạt từ 1-7 năm tù.
Bài viết được lấy tại địa chỉ: http://anninhthudo.vn/phap-luat/nguy-co-bi-phat-tu-do-su-dung-sung-trai-phep/737141.antd