Việt Nam có một đặc điểm giống với các nước lân cận trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là quá trình già hoá nhanh chóng đã bắt đầu khi mức GDP/người còn khá thấp, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Ngay cả khi duy trì được mức tăng trưởng mạnh và bền vững, thì tốc độ già hoá tại Việt Nam cũng làm cho người dân già trước khi giàu.
Biểu đồ đều có dạng chữ U theo lứa tuổi tại khu vực nông thôn, theo đó tỷ lệ nghèo cao nhất trong nhóm trẻ em và dưới 40 tuổi, sau đó giảm và lại tăng trở lại khi về già, nhất là sau 80 tuổi.
Kết quả Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VAS) 2011 cho thấy khoảng 18% người cao tuổi tại khu vực đô thị và 30% tại nông thôn cho rằng thu nhập của họ không, hoặc hiếm khi, đáp ứng đủ nhu cầu.
90% người cao tuổi không có tiền tiết kiệm, và nhiều người trong số họ bị nợ nần chủ yếu liên quan đến việc đầu tư kinh doanh, mua nhà ở, chi y tế và chi dùng hàng ngày.
Người cao tuổi tại Việt Nam, nhất là tại vùng nông thôn, thường làm việc tới khi tuổi rất cao.
Phần lớn người cao tuổi Việt Nam vẫn làm việc sau khi đã vượt tuổi được coi là “tuổi lao động” trên thế giới (15-64).
Hệ quả của hiện tượng này là lực lượng lao động tay nghề cao lại thoái lui sớm hơn và đây chính là một mối quan ngại khi Việt Nam đang phấn đấu tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên người cao tuổi tại Việt Nam không có nhiều lựa chọn vì khoảng 2/3 số người từ 60 tuổi trở lên cho biết lao động là nguồn thu nhập chính của họ.
Trái lại, chỉ có 10-12% người cao tuổi tại Việt Nam coi các khoản trợ cấp là nguồn thu nhập chính. Qua đó có thể thấy mức độ hạn chế của chế độ hưu trí và các loại trợ cấp xã hội khác.
Trong một khảo sát gần đây, khi trả lời câu hỏi “ông/bà mong chờ ai sẽ là nguồn hỗ trợ chủ yếu khi về già”, trên 60% câu trả lời từ người cao tuổi là “chính phủ”. Sự mong chờ hỗ trợ từ con cái và bạn bè ít hơn. Giữa kỳ vọng và hiện trạng về nguồn hỗ trợ đang tồn tại khoảng cách lớn.
Tuy nhiên trên thực tế thì hệ thống hưu trí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Thứ nhất, tỷ lệ tham gia hiện còn thấp, chỉ đạt khoảng 22% lực lượng lao động, trong khi đa số chỉ được huởng một khoản hưu trí xã hội nhỏ nếu sống đến tuổi 80.
Thứ hai, hệ thống hưu trí khu vực chính thức không bền vững về tài chính mặc dù đã trải qua một lần cải cách vào năm 2014.
Thứ ba, cho dù không bền vững về tài chính nhưng mức hưu trí chính thức lại rất thấp, Ngân hàng Thế giới kết luận.