Chandra, 22 tuổi mất việc từ năm ngoái khi đại dịch bùng phát. Mỗi buổi chiều Chandra ra bờ sông Ciliwung chảy qua trung tâm thủ đô Jakarta để hóa trang, chuẩn bị cho buổi kiếm tiền
“Đồ nghề” của anh rất đơn giản, chỉ gồm một lọ sơn màu bạc đã pha với dầu ăn để làm bóng và bôi trơn
Chỉ mất khoảng 20.000 Rupiah (khoảng 34.000 VND) để mua các nguyên vật liệu
Sau khi cởi bỏ trang phục, chỉ còn chiếc áo sát nách và quần đùi, chàng trai trẻ từ từ bôi sơn lên kín toàn bộ cơ thể
Cả bộ tóc và đôi mắt cũng bôi sơn bạc cẩn thận. Những lớp sơn được tô đi tô lại cho đến khi đều màu, sáng bóng.
Sau khi đã hóa trang hoàn chỉnh, các "Silver man" mang theo chiếc thùng đi ra ngã tư đèn đỏ, bắt đầu tạo những dáng đặc biệt, thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông
Chandra cùng vài người bạn khác chiều nào cũng có mặt ở ngã tư này để kiếm tiền cho tới khi tối mịt, khi đường phố đã vắng bóng xe cộ
Mỗi ngày như vậy, họ kiếm được khoảng 40.000-100.000 Rupiah/ngày (bằng khoảng 90.000-170.000 VND) tùy địa điểm và sự kiện.
Nóng nực, ngứa và dị ứng là những điều không tránh khỏi của những người chọn nghề hóa trang “silver man” để kiếm sống dưới cái nắng, cái gió của đất vạn đảo
Trong đại dịch, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng luôn thường trực khi phải ở rất lâu ngoài đường.
Ngày tàn, các “silver man” lại ra sức xóa bỏ lớp sơn, dùng giẻ nhựa, xà phòng rửa bát chà sát vào cơ thể, thậm chí đôi khi phải dùng thuốc tẩy mới có thể làm sạch
Bất chấp nhiều hiểm nguy rình rập, “Silver man” giờ đã trở thành 1 nghề phổ biến ở Indonesia, không chỉ có thanh niên, cả phụ nữ và trẻ em cũng tham gia hóa trang để kiếm tiền trên đường phố.