Trên nhóm Facebook Nhận dạng và Sơ cứu rắn cắn tại Việt Nam (IFASV), một thành viên trong nhóm đã chia sẻ bài viết về một loài rắn có chiếc đuôi với hoa văn sặc sỡ và rất lạ. Đây là loài rắn gì?
Con rắn có kích thước khá nhỏ.
Đuôi của con rắn có màu trắng và các đốm đen. Ảnh: Thảo Phí
Con rắn trên đã bị một công nhân nữ lấy mủ cao su phát hiện trong rừng cao su, sau đó đăng tải trên nhóm Hội khai thác mủ 93 Bình Phước. Đây là một con rắn nhỏ và có màu sắc đuôi đặc biệt nhưng cũng rất hiếm gặp.
Tên của nó chính là rắn lá khô đốm (danh pháp hai phần:Calliophis maculiceps) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Giống như các loài rắn hổ khác, rắn khô đốm là loài rắn có nọc độc nguy hiểm ở Việt Nam.
Rắn lá khô đốm. Ảnh: Gihay
Chúng có khả năng biến đổi màu để ngụy trang hòa vào những lá cây khô. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở: Gia Lai (Chư Sê), Sông Bé (Lai Khê, Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà), TP HCM, Kiên Giang (Hà Tiên), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo).
Kích thước chỉ khoảng 35 - 45 cm nhưng rắn khô đốm có nọc độc thần kinh có thể gây nguy hiểm cho con người, tuy vậy chúng ít khi cắn người (giống như rắn hoa học trò) vì miệng nhỏ. Chúng chỉ có thể cắn vào các kẽ tay của con người.
Cũng vì kích thước nhỏ nên có thể bị nhầm với một loại sâu vô hại. Nhiều người còn nuôi chúng làm thú cưng. Khi gặp nguy hiểm, chúng có xu hướng cuộn tròn tự vệ khi bị đe dọa, và không hay tấn công.
https://soha.vn/nguoi-phu-nu-phat-hien-sinh-vat-nho-nhu-con-sau-trong-rung-cao-su-nguy-hiem-chet-nguoi-20220307142007949.htm